Mề đay Cholinergic có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Mề đay Cholinergic là một trong những bệnh da liễu thường gặp nhất khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Mày đay Cholinergic gây những ảnh hưởng nhất định đến ngoại hình người bệnh hay sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bệnh vẫn có phương pháp điều trị hiệu quả và những giải pháp làm giảm nguy cơ tái phát. Do vậy, bạn có thể yên tâm tham khảo cách chữa bệnh này qua bài viết dưới đây.

Mề đay Cholinergic là gì?

Mề đay Cholinergic là tình trạng dị ứng mẩn ngứa xảy ra khi nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Khi tập thể thao hay làm việc nặng dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, nóng trong người, tình trạng mẩn ngứa sẽ phát trên da và tình trạng mề đay này thường tự biến mất sau khoảng thời gian ngắn.

Triệu chứng của bệnh

Thời điểm xuất hiện của những nốt mề đay đầu tiên là sau 6 đến 8 phút, tùy cơ địa mỗi người khi bắt đầu vận động thể chất. Tình trạng này có thể đáng lo ngại hơn trong 15-20 phút sau và bao gồm một số triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ. Khu vực đầu tiên mà những nốt mề đay xuất hiện thường là ngực, cổ và có thể kéo dài sau khi vận động tối đa là 4 tiếng, tối thiểu từ vài phút tùy thể trạng mỗi người.

Biểu hiện của bệnh trên da
Biểu hiện của bệnh trên da

Bệnh có thực sự nguy hiểm không?

Bên cạnh những triệu chứng được biểu hiện trực tiếp trên da, những dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, tuy không thường gặp nhưng cũng đã xuất hiện ở một số trường hợp. Dù chỉ là bệnh da liễu thông thường và có thể dễ dàng biến mất nhưng Mề đay Cholinergic cũng khá nguy hiểm khi người bệnh chủ quan.

Khi đó, trường hợp bị sốc phản vệ sẽ xảy ra và có thể ảnh hưởng xấu đến tính mạng nếu người bệnh không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của phản ứng và được chăm sóc y tế kịp thời. Do đó, bạn cần lưu ý đi thăm khám và có sự chuẩn bị sớm nếu gặp các triệu chứng như khó thở, đau đầu, thở khò khè, đau bụng…

Nguyên nhân gây mề đay Cholinergic

Như đã được trình bày ở trên, mề đay Cholinergic xuất hiện do sự tăng cao của nhiệt độ cơ thể. Không chỉ tập thể dục hay vận động thể chất, làm việc nặng, những hoạt động hay cảm xúc khiến bên trong cơ thể nóng lên đều kích thích giải phóng histamin. Histamin là nguyên nhân chứng gây ra chứng bệnh này và nó chịu sự ảnh hưởng của tế bào mast (dưỡng bào).

Một số hoạt động có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây ra tình trạng sản sinh histamin mà bạn nên biết như tập thể dục, vận động thể chất, xông hơi, tắm nước nóng, bị sốt, hồi hộp, lo lắng. Ngoài ra, việc thu nạp các thực phẩm cay, nóng hoặc tâm lý buồn bã, tức giận và tác dụng phụ của các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay.

Tập thể dục quá đà hoặc vận động mạnh khiến cơ thể dễ bị nóng và nổi mề đay
Tập thể dục quá đà hoặc vận động mạnh khiến cơ thể dễ bị nóng và nổi mề đay

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, mề đay Cholinergic còn xuất hiện khi cơ thể người bệnh nhiễm ký sinh trùng. Triệu chứng nổi mề đay được cho là sự phản ứng của cơ thể khi các kháng thể được sản sinh ra để chống kháng nguyên trong thời điểm sinh vật xâm nhập cơ thể. Theo thống kê, đàn ông là đối tượng dễ mắc bệnh này hơn là phụ nữ. Độ tuổi thường gặp nhất là giai đoạn thanh thiếu niên đến trưởng thành, từ 16 đến 30 tuổi.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Đối tượng dễ bị mề đay Cholinergic

Trước khi đi vào tìm hiểu các cách chẩn đoán bệnh, bạn nên biết những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao dưới đây.

  • Người có tiểu sử gia đình mắc bệnh
  • Công nhân làm việc ở nơi nóng bức, nhiệt độ cao
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Người hay dùng thuốc kháng sinh, chống viêm
  • Người có tuyến mồ hôi bị suy giảm nên không thể điều tiết tốt
  • Những người bị viêm da cơ địa, hen suyễn
Những người bị viêm da cơ địa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
Những người bị viêm da cơ địa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu của mề đay Cholinergic hoặc gặp các dấu hiệu như đã trình bày ở phần 1, bạn nên đặt lịch đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dựa vào các triệu chứng của bạn, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán nhanh và chỉ định thêm một số xét nghiệm nếu cần thiết để chắc chắn về bệnh tình của bạn.

Cách kiểm tra phát hiện bệnh

Dưới đây là một số xét nghiệm có thể cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ về mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn có thể tìm hiểu trước khi đi khám.

  • Kiểm tra bằng methacholine: Đây là phương pháp kiểm tra trực tiếp qua việc quan sát phản ứng trên da của người bệnh sau khi tiêm dung dịch methacholine
  • Kiểm tra bằng cách làm ấm cơ thể thụ động: Qua việc tăng nhiệt độ cơ thể bằng các tác động xung quanh như nước ấm, tăng nhiệt độ phòng, bác sĩ sẽ có thêm thông tin về bệnh tình của bạn sau khi quan sát phản ứng.
  • Kiểm tra bằng cách để người bệnh vận động: Người bệnh sẽ được yêu cầu tập thể dục và bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng của mề đay Cholinergic có xuất hiện hay không.

Phương pháp điều trị bệnh mề đay Cholinergic hiệu quả

Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh, các bác sĩ cũng đã nghiên cứu và xây dựng những phương pháp điều trị hiệu quả bằng sự kết hợp từ thuốc và thay đổi lối sống. Để hiểu rõ hơn về những việc cần làm giúp điều trị bệnh nhanh khỏi, bạn nên thực hiện đủ các chỉ định dưới đây.

Sử dụng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là histamin nên các bác sĩ thường ưu tiên điều trị bằng cách kháng lại histamin trước. Bên cạnh việc kiểm soát histamin bằng nhóm thuốc có các chất đối kháng thụ thể H1 hoặc H2, người bệnh cũng có thể được kê đơn các loại thuốc như methantheline bromide hoặc montelukast để kiểm soát lượng mồ hôi.

Ngoài hai loại thuốc điều trị mề đay trên, một số bác sĩ thậm chí còn chỉ định người bệnh mắc chứng bệnh này dùng tia UV để điều trị những nốt mề đay do bệnh gây nên. Trong một số trường hợp hiếm gặp có nghi ngờ nguy cơ sốc phản vệ, bác sĩ sẽ chỉ định Epipen cho người bệnh. Tuy nhiên, dù là loại thuốc nào, bạn cũng phải nghe theo sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ trong quá trình sử dụng.

Các loại thuốc có các chất đối kháng thụ thể H1 hoặc H2 được nhiều bác sĩ chỉ định
Các loại thuốc có các chất đối kháng thụ thể H1 hoặc H2 được nhiều bác sĩ chỉ định

Hạn chế tối đa tác nhân gây bệnh

Rõ ràng, không khó để trả lời mề đay Cholinergic có chữa được không. Tuy nhiên, để hạn chế sự phát bệnh, bạn nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và tránh để cơ thể rơi vào tình trạng quá nóng bằng việc thực hiện những thói quen sau.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng, cường độ thấp và đều đặn trong thời gian dài
  • Tắm nước ấm hoặc nước lạnh khi không cần thiết
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng
  • Ở trong môi trường có nhiệt độ vừa phải, khu vực râm mát khi phải làm việc ngoài trời
  • Tâm lý luôn thoải mái, ít tức giận, không nên để căng thẳng quá lâu
  • Các đối tượng phải vận động mạnh, tập thể dục nhiều như vận động viên nên tham khảo những khuyến nghị từ các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tình trạng cơ thể bị nóng.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Bên cạnh việc sinh hoạt điều độ, xây dựng một chế độ ăn uống là biện pháp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Histamin là tác nhân chính gây ra bệnh và có thể dẫn đến mề đay Cholinergic mãn tính nên một chế độ ăn uống hợp lý cần hạn chế tác nhân này. Người bị mề đay nên kiêng những thực phẩm như rượu, giấm, thức ăn quá mặn, bơ, sữa và đặc biệt là những thức ăn nhiều chất bảo quản và phụ gia như đồ đóng hộp.

Tránh tuyệt đối thức ăn cay nóng để không bị nổi mề đay
Tránh tuyệt đối thức ăn cay nóng để không bị nổi mề đay

Ngoài ra, những người bệnh từng có tiền sử bị bệnh do tiêu thụ thức ăn cay, nóng nên có sự cẩn trọng khi ăn uống để bệnh không chuyển biến thành mãn tính. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và lựa chọn cho mình những thực phẩm lành mạnh, làm mát và thanh lọc cơ thể.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có thêm những hiểu biết nhất định về bệnh mề đay Cholinergic. Dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng không vì thế mà người bệnh được phép chủ quan. Khi gặp triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để xem xét mức độ nghiêm trọng và tìm ra phương án điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *