[ Giải đáp] Bị mẩn ngứa nổi mề đay uống thuốc gì mau khỏi?

Mẩn ngứa mề đay ngày càng gia tăng và trở thành căn bệnh da liễu có số lượng người mắc rất lớn. Trong số đó có không ít bệnh nhân cùng gia đình xem nhẹ căn bệnh này. Tuy nhiên, người mắc bệnh hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp bị sốc phản vệ và tử vong nhanh nếu không được cứu chữa kịp thời. Do vậy, tìm hiểu nổi mề đay uống thuốc gì càng sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn sẽ càng cao hơn.

Nổi mề đay uống thuốc gì mau khỏi?

Nổi mề đay là hiện tượng cơ thể xuất hiện các nốt sưng sẩn, gây ngứa rát khó chịu. Những nốt sẩn này thường chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn rồi lặn. Nếu không được chữa trị, tình trạng này sẽ xuất hiện lặp lại nhiều lần, và trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi trở thành mề đay mãn tính (trên 6 tuần) sẽ rất khó chữa khỏi hoàn toàn.

Mề đay thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, bạn có thể tham khảo các loại thuốc dưới đây để chữa khỏi bệnh hoàn toàn ngay trong giai đoạn đầu.

Khi bị nổi mề đay, bệnh nhân nên dùng thuốc gì?
Khi bị nổi mề đay, bệnh nhân nên dùng thuốc gì?

Dùng thuốc Tây

1. Fexofenadine

Fexofenadine có nhiều tên gọi khác như Fegra 120mg, Fexophar 180mg, Fexofenadin, Telfor 60, Telfor 120 và Allerphast 60mg. Đây là loại thuốc chuyên dùng để chữa một số bệnh dị ứng, và mẩn ngứa mề đay. Đồng thời cũng là thuốc kháng thể histamin, có thể giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng phù ở người bệnh mề đay.

Fexofenadine khác với đa số thuốc chữa mề đay hiện nay, nó không gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, có thể dùng cho cả trẻ em trên 12 tuổi. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh.

2. Loratadine

Cũng giống như Fexofenadine, Loratadine thuộc dòng thuốc kháng thể Histamin thế hệ mới, chuyên điều trị dị ứng, mề đay mẩn ngứa. Loratadine có thể dùng làm thuốc chữa mề đay ở trẻ em trên 12 tuổi. Với những người bị suy gan nặng cần thận trọng khi dùng.

3. Cetirizin

Cetirizin có một số tên gọi khác như Parlazin, Zibreno 5, Alzyltex, hay Rinitrin. Thuốc chuyên dùng để điều trị một số bệnh da liễu như: mề đay mạn tính, viêm kết mạc dị ứng, mẩn ngứa ngoài da và viêm mũi dị ứng. Cetirizin có thể dùng được cho trẻ em trên 6 tuổi.

Những trường hợp sau không nên sử dụng Cetirizin: người bị suy thận, trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Ngoài ra, khi dùng Cetirizin cũng sẽ có một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, thèm ăn hoặc chán ăn bất thường, khô miệng, khó tiểu,…

Thuốc trị ngứa do mề đay Cetirizin.
Thuốc trị ngứa do mề đay Cetirizin.

4. Hydroxyzine

Hydroxyzine có một số tên biệt dược như Atarax, Apo-Hydroxyzine hay Philhydarax tab. Thuốc có hiệu quả trong việc điều trị dị ứng mề đay, mẩn ngứa, đồng thời cũng là thuốc giúp an thần, giúp người bệnh dễ ngủ hơn.

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải khi sử dụng như: táo bón, buồn ngủ, bí tiểu, với người lớn tuổi sẽ gây lú lẫn. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng Hydroxyzine, với trẻ em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt, người bị mề đay cần uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh uống quá nhiều sẽ gây ngộ độc hoặc sốc thuốc.

Cái bài thuốc Đông y

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, bạn cũng có thể kết hợp với một số phương pháp chữa mề đay bằng mẹo để điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên chọn một mẹo và kiên trì thực hiện hằng ngày, tránh sử dụng nhiều cách cùng lúc sẽ gây phản tác dụng.

1. Sử dụng lá bạc hà nấu nước tắm

Dùng lá bạc hà nấu nước tắm sẽ giúp giảm viêm ở vùng da bị sưng, ngăn chặn tình trạng bội nhiễm, làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Phương pháp này đặc biệt thích hợp với những người bị mề đay do nhiệt độ và mề đay Cholinergic.

Dùng lá bạc hà nấu nước tắm trị mề đay.
Dùng lá bạc hà nấu nước tắm trị mề đay.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá bạc hà với nước muối
  • Đun sôi nước, thả lá bạc hà vào nồi và đun tiếp khoảng 10 phút
  • Hòa thêm nước lạnh và muối để tắm, sử dụng hằng ngày. Trong khi tắm, bạn có thể dùng lá bạc hà chà nhẹ vào vùng da bị mề đay giúp giảm ngứa, tiêu viêm.

2. Dùng rau má nấu canh và làm thuốc bôi

Rau má có tính hàn, giúp tiêu viêm, giải độc, giảm sưng ngứa, mề đay rất tốt. Cách chữa này đặc biệt thích hợp với người bị mẩn ngứa nổi mề đay khi ăn hải sản, nhiệt, và uống rượu bia.

Bạn có thể nấu canh với rau má như các loại canh thông thường hoặc điều chế làm thành thuốc bôi theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 50g mỗi loại lá gấc và rau má
  • Rửa sạch với nước muối và để ráo
  • Giã nát hỗn hợp lá trên và cho thêm một ít muối
  • Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da đang bị mề đay, 2 lần/ ngày.

Kết hợp thuốc bôi

Nổi mề đay không chỉ cần uống thuốc Tây, cùng các mẹo Đông y mà còn cần kết hợp với thuốc bôi ngoài da. Khi bạn kết hợp điều trị cả trong và ngoài, tình trạng mề đay sẽ được giảm thiểu nhanh chóng. Hai loại thuốc đang được sử dụng nhiều nhất để bôi trị mề đay là Phenergan và Eumovate.

  • Phenergan có tác dụng chính là giảm ngứa, giúp tình trạng mề đay bị hạn chế và khiến người bệnh dễ chịu hơn. Người bệnh nên sử dụng Phenergan 3 – 4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt hơn và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Eumovate là kem bôi trị ngứa, được sử dụng như các loại thuốc bôi khác. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cũng như liều dùng trong ngày. Thông thường, không nên dùng Eumovate trong thời gian quá 2 tuần liên tục.
Thuốc trị mề đay dạng bôi.
Thuốc trị mề đay dạng bôi.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của người dùng. Do vậy, trong quá trình điều trị mẩn ngứa mề đay bằng những phương pháp trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi sử dụng các phương pháp chữa bệnh trên, đặc biệt là thuốc Tây. Đặc điểm của thuốc Tây là nhanh có tác dụng, hiệu quả rõ rệt nhưng cũng dễ gây phản ứng sốc, ngộ độc.
  • Các bài thuốc Đông y từ tự nhiên chỉ có tác dụng kết hợp cùng thuốc Tây để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, không thể thay thế thuốc Tây. Do đó, người bệnh không được bỏ hẳn thuốc Tây, chuyển sang bài thuốc chữa mẹo.
  • Cần đặc biệt thận trọng khi chữa bệnh bằng thuốc Tây hay thuốc Đông y, kể cả thuốc bôi với những đối tượng sau: trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người cao tuổi, người mắc các loại bệnh như suy gan, suy thận, dạ dày.
  • Trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc bôi, thuốc Tây cùng thuốc Đông y trên, nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy dừng ngay và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.
Cần chú ý một số vấn đề trong quá trình điều trị bằng thuốc.
Cần chú ý một số vấn đề trong quá trình điều trị bằng thuốc.

Chú ý trong sinh hoạt để giảm tình trạng mề đay

Bị mề đay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh và ngược lại, nếu thói quen sinh hoạt không đúng cũng làm tình trạng bệnh nặng hơn. Do vậy, bên cạnh sử dụng thuốc, bạn cũng nên chú ý đến những vấn đề sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe như: trái cây, ngũ cốc, rau củ, thịt nạc, các loại đậu,..
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất đạm, đồ cay nóng, chiên rán
  • Tắm gội hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi. Nên dùng nước ấm và tránh tắm quá lâu
  • Không nên tiếp xúc với gió, nắng gắt hay không khí lạnh vì sẽ làm tình trạng mề đay nặng hơn
  • Tránh chà sát, gãi mạnh vào vùng da đang bị mề đay. Đặc biệt không được gãi trầy xước hay chảy máu da, sẽ rất dễ bị nhiễm trùng hay viêm da.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh thức khuya.
  • Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về phương pháp chữa trị hoặc loại thuốc sử dụng, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước.
  • Nếu thấy nổi mề đay uống thuốc không khỏi, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để kịp thời xử lý.

Qua thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết nổi mề đay nên uống thuốc gì mau khỏi. Hãy làm theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình chữa trị hiệu quả nhất và không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.