Nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ em là gì? Triệu chứng và cách chữa trị

Mề đay ở trẻ em là tình trạng bệnh lý về da gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa nắng nóng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ biến chứng thành mãn tính. Cụ thể, mề đay ở trẻ em là gì, dấu hiệu ra sao và cách chữa trị như nào hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu.

Mề đay ở trẻ em là gì? Triệu chứng như nào?

Nổi mề đay là một loại bệnh ngoài da, rất phổ biến ở trẻ em Việt Nam, với các triệu chứng: xuất hiện các vểt sưng đỏ hoặc trắng trên da, gây cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh mề đay làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và để lại các hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ.

Các dấu hiệu của bệnh mề đay ở trẻ nhỏ xuất hiện khi cơ thể giải phóng histamine do phản ứng dị ứng, nhiễm trùng, hoặc thay đổi nhiệt độ. Khi trẻ bị nổi mề đay, cha mẹ tham khảo phương pháp trị mề đay ở trẻ sau đây để đạt hiệu quả tối ưu khi điều trị tại nhà.

Dấu hiệu mề đay ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu mề đay ở trẻ nhỏ

Một số dấu hiệu đặc trưng khi trẻ bị mề đay mẩn ngứa:

  • Ngứa trên da, trẻ gãi liên tục đây là dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết nhất, nếu không can thiệp kịp thời sẽ bị tổn thương da và trẻ dễ bị nhiễm trùng
  • Cơ thể bé bị nổi các vết sần khắp người, không cố định ở vị trí nào cả, hình dạng vết sần có thể tròn hoặc không đều, kích thước khác nhau từ vài mm đến vài cm. Màu sắc vết sần cũng khác ở vùng rìa và vùng trung tâm vết sần.
  • Thông thường các vết sần có khả năng phát triển thành mảng lớn nhưng sẽ lặn đi trong khoảng thời gian ngắn, không để lại sẹo nếu không gãi.

Cách chữa mề đay dị ứng ở trẻ em

Xác định nguyên nhân gây bệnh mề đay ở trẻ nhỏ

Muốn trị bệnh tận gốc, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây mề đay ở trẻ nhỏ. Khi trẻ xuất hiện các vết sần mề đay một cách bất thường mẹ cần xem xét trước đó 24 tiếng, trẻ có ăn uống thức ăn lạ và tác nhân lạ hay không.

Các tác nhân lạ có thể gây bệnh mề đay ở trẻ nhỏ như sau:

  • Thực phẩm bé ăn vào cơ thể
  • Sữa mẹ
  • Đồ vật xung quanh
  • Uống thuốc
  • Thời tiết thay đổi
  • Côn trùng cắn
Xác định nguyên nhân gây mề đay dị ứng ở trẻ để chữa trị kịp thời
Xác định nguyên nhân gây mề đay dị ứng ở trẻ để chữa trị kịp thời

Nếu cha mẹ không tự tìm ra nguyên nhân cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây mề đay ở trẻ, cha mẹ cần cách ly con khỏi các tác nhân gây dị ứng, và áp dụng các phương pháp làm giảm triệu ngứa, sưng tấy da.

Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong hoạt động hằng ngày như sữa tắm, phấn rôm, dầu gội đầu,.. vì nó làm bệnh nặng hơn. Nếu trẻ bị dị ứng với côn trùng, moi trường xung quanh thì cần làm sạch sẽ mọi thứ trong nhà, giặt giũ chăn ga gối đệm, vệ sinh đồ chơi bằng nước rửa chuyên dụng. Không cho trẻ gãi lên chỗ ngứa, đeo bao tay cho trẻ để tránh nhiễm trùng.

Chữa mề đay cho trẻ bằng phương pháp thiên nhiên

Sử dụng cây ba chạc để trị mẩn ngứa nổi mề đay ở trẻ em

Cây ba chạc có tác dụng trị ngứa, giảm đau giải độc, trừ thấp, trị ngứa. Trong dân gian, cây ba chạc dùng để trị bệnh nổi mề đay bằng cách nấu nước tắm và massage nhẹ nhàng vùng da bị nổi mề đay.

Lá cây ba chạc có tác dụng chữa mề đay dị ứng ở trẻ
Lá cây ba chạc có tác dụng chữa mề đay dị ứng ở trẻ

Lá mướp đắng và quả mướp đắng

Lá mướp đắng được coi như kẻ thù của bệnh nổi mề đay, ghẻ mẩn ngứa và rôm sẩy. Các dưỡng chất có trong lá có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ngay lập tức.

Cách dùng mướp đắng chữa trị bệnh mề đay ở trẻ em

Mẹ chọn mướp đắng quả già màu xanh đậm nhưng chưa bị chuyển màu chín đỏ. Ngâm mướp đắng trong nước muối sinh lý 30 phút để loại bỏ hoàn toàn các chất bảo quản. Sau đó cắt lát thành miếng 0,5 cm rồi đun sôi cùng nước. Mẹ có thể xay nhuyễn mướp đắng, lọc lấy nước và đun sôi.

Mẹ đặt bé vào chậu tắm và chà xát nhẹ nhàng vùng da bị mẩn ngứa.

Mướp đắng chữa mề đay dị ứng ở trẻ
Mướp đắng chữa mề đay dị ứng ở trẻ

Cây phèn đen

Loại cây này mọc dại ở ven đường rất nhiều, có tác dụng đẩy các loại độc tố ra khỏi cơ thể nên chữa được mụn nhọt và nổi mề đay rất tốt, chúng còn có tác dụng chữa thủy đậu và tay chân miệng. Cây phèn đen cũng đông y sử dụng rất nhiều nên các mẹ yên tâm về chất lượng.

Loại cây này có quả mầu đèn khi chín, mọc quanh năm và rất dễ kiếm

Cách sử dụng cây phèn đen chữa mề đay ở trẻ em

Mẹ chuẩn bị một nắm cây phèn đen (gồm cả lá, rễ và gốc), rửa thật sạch với nước muối, đun sôi cùng nước cho đến khi thu được nước cô đặc, mẹ chấm nước này lên vùng da bị ngứa của trẻ.

Cây phèn đen có một lượng độc tính nhất đinh nên khi sử dụng cho trẻ nhẹ mẹ cần dùng đúng liều lượng, không lạm dụng quá nhiều. Chỉ sử dụng cây phèn đen chữa bệnh mề đay, không sử dụng cây phèn trắng.

Cây phèn đen chữa mề đay dị ứng ở trẻ
Cây phèn đen chữa mề đay dị ứng ở trẻ

Lá cây khế chua

Lá cây khế chua có tác dụng thần kỳ trong việc chữa dị ứng mẩn ngứa, mề đay, tán nhiệt giải độc nên hiệu quả trong việc trị ung huyết nhiệt. Cây khế chua rất dễ tìm kiếm.

Cách sử dụng

Mẹ rửa sạch lá khế, đun sôi cùng nước và tắm cho trẻ. Lá khế chua rất lành tính nên mẹ có thể tắm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi mà không lo dị ứng.

Lá cây khế chua hỗ trợ giảm triệu chứng ngứa do mề đay
Lá cây khế chua hỗ trợ giảm triệu chứng ngứa do mề đay

Lá tía tô chữa mề đay

Trong căn bếp của mọi gia đình, lá tía tô là cây gia vị không hề xa lạ nó được dùng nhiều trong các món ăn như bún, cháo canh. Ngoài ra tía tô còn được biết đến trong việc điều trị các bệnh về da như mề đay trẻ nhỏ. Trong y học cổ truyền lá tía tô có tính ấm, nó còn được gọi với tên “xích tô, xích tía, tử tô,..” được dùng để trị phong hàn, giải cảm, đau bụng.

Y học hiện đại cũng chứng minh, lá tía tô chứa vitamin A, C, có hiệu quả sát khuẩn chống viêm cao.

Cách 1: Uống nước tía tô và bôi lá tía tô trực tiếp vào vết mề đay.

Chuẩn bị: 60 gram lá tía tô tươi. Rửa sạch lá tía tô, thái nhỏ, nghiền nát.

Cho phần lá tía tô đã xay nhuyễn vào nồi đun cùng 200ml nước. Khi nước sôi chờ thêm 3-5 phút rồi tắt bếp. Mẹ chờ nguội bớt rồi cho trẻ uống.

Phần bã lá tía tô, mẹ đắp trực tiếp lên vùng bị mề đay của trẻ, để trong 5 phút, sau đó gỡ ra và rửa sạch da bằng nước ấm. Hằng ngày nên thực hiện cách chữa mề đay bằng lá tía tô đều đặn vào sáng và tối để giảm triệu chứng nhanh chóng.

Cách 2: Bôi nước lá tía tô lên vùng bị mẩn ngứa mề đay

Mẹ xay lá tía tô cùng nước, rồi bôi nước lá tía tô lên da cho trẻ, làm nhiều lần trong ngày để giảm triệu chứng ngứa và sưng đỏ.

Lá tía tô chữa mề đay
Lá tía tô chữa mề đay

Chữa mề đay cho trẻ bằng cách cân bằng dinh dưỡng

Để bệnh nổi mề đay ở trẻ em nhanh khỏi, ngoài việc áp dụng các phương pháp thiên nhiên, cha mẹ cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Cần kiêng cho trẻ ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như: hải sản, tôm cua cá, lạc thịt bò, đồ uống có cồn, có gas, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ

Trong thực đơn hằng ngày của trẻ, cha mẹ tăng cường các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giàu chất xơ, vitamin, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước và sữa, rất tốt cho trẻ bị mề đay.

Trẻ bị mề đay cần kiêng thực phẩm giàu đạm
Trẻ bị mề đay cần kiêng thực phẩm giàu đạm

Nếu cha mẹ đã áp dụng các phương pháp tắm lá thiên nhiên, điều chỉnh thực đơn ăn uống hằng ngày mà bệnh không thuyên giảm hãy cân nhắc đến việc sử dụng thuốc.

Điều trị mề đay cho trẻ nhỏ bằng thuốc

Cha mẹ có thể thử cho trẻ nhỏ bị mề đay uống thuốc kháng histamine. Loại thuốc kháng histamine này có thể ngăn chặn histamine gây dị ứng, đồng thời giúp giảm triệu chứng ngứa trên da.

Chú ý: Sử dụng thuốc cần tuân theo liều lượng khuyến cáo dựa vào độ tuổi và cân nặng của trẻ, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Một vài mẫu thuốc kháng histamine hiệu quả như: cetirizine, chlorpheniramine và diphenhydramine.

Dùng thuốc kháng histamine H-2 điều trị mề đay cho trẻ nhỏ. Loại thuốc này công dụng giảm nhẹ triệu chứng nổi mề đay. Một số loại thuốc kháng histamine H-2: cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid), và famotidine (Pepcid). Tuy nhiên, chúng có thể gây tình trạng tiêu chảy, đau đầu.

Tiêm thuốc trị hen suyễn để chữa mề đay ở trẻ em. Nghe có vẻ vô lý vì hen suyễn không liên quan đến mề đay. Thế nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy thuốc tiêm trị hen suyễn như omalizumab có thể giúp thuyên giảm mề đay. Loại thuốc này có ưu điểm hơn những loại thuốc trên là không gây các tác dụng phụ.

Có nên tắm cho trẻ bị mề đay hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều các bậc phụ huynh bận tâm. Bởi nhiều người quan niệm rằng khi trẻ nổi mề đay thì nên kiêng nước. Liệu quan niệm này có hợp lý?

Có nên tắm cho trẻ bị mề đay hay không?

Trẻ nổi mề đay vẫn có thể tắm. Theo quan niệm dân gian, trẻ nổi mề đay cần kiêng gió và nước vì mề đay là bệnh thuộc tính phong hàn nên nếu gặp gió và nước sẽ bị dị ứng nặng hơn. Xong thực tế cho thấy đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong điều trị mề đay cho rằng: Trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay mà không được tắm rửa vệ sinh sạch sẽ thì không khác gì rước thêm bệnh vào người và khiến tình trạng trở nặng, khó chữa hơn. Thời tiết mùa hè năng nóng, trẻ dễ ra nhiều mồ hôi và tích tụ các tế bào chết trên da. Việc trẻ không được vệ sinh tắm rửa sẽ làm tuyến bã nhờn tích tụ với vi khuẩn gây nhiễm trùng da, đi vào máu gây nhiễm trùng máu. Đó là lý do các chuyên gia khuyến cáo, trẻ bị nổi mề đay vẫn nên thay quần áo, vệ sinh da thường xuyên.

Trẻ bị mề đay có nên tắm hay không
Trẻ bị mề đay có nên tắm hay không

Những lưu ý khi tắm cho trẻ nổi mề đay:

Trẻ nổi mề đay da nhạy cảm nên khi tắm cho trẻ mẹ cần lưu ý:

  • Chỉ tắm những loại lá tắm có nguồn gốc xuất xứ tự nhiên như trà xanh, tía tô, lá trầu không,.. tuyệt đối không sử dụng các loại sữa tắm có hóa chất
  • Chỉ tắm cho trẻ bị mề đay bằng nước ấm, tắm bằng nước ấm sẽ làm giảm hiện tượng nổi mề đay ở trẻ
  • Tránh chà xát quá mạnh, chà xát quá manh lên người trẻ có thể giúp trẻ đỡ ngứa nhưng vô hình chung lại khiến da trẻ bị chầy xước, tổn thương thậm chí là chảy máu.
  • Tắm nhanh chóng, thời gian tắm cho trẻ bị mề đay chỉ nên diễn ra từ 5 đến 10 phút. VIệc tắm lâu dễ gây mất độ ẩm của da, trẻ bị dị ứng lạnh. Chỉ tắm cho trẻ 1 lần trong ngày.

Tình trạng mề đay ở trẻ em diễn ra khá phổ biến. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng dễ để lại biến chứng thành mãn tính và để lại vết sẹo trên da. Các phương pháp nêu trên chỉ có tác dụng tạm thời, không thể chữa trị dứt điểm mề đay ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng bệnh trở nặng, cha mẹ hãy cho con đến các cơ sở Y tế để được sự tư vấn của bác sĩ. Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp cha mẹ và bé có thể vượt qua chứng bệnh mề đay dễ dàng.

Xem thêm: