Nổi mề đay có kiêng gió không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đều thắc mắc. Theo quan niệm xa xưa khi bị nổi mề đay, người bệnh tuyệt đối không được phép ra gió. Vậy điều này có đúng không, thực hư ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!
Quan niệm về việc kiêng gió khi nổi mề đay
Nổi mề đay theo dân gian thì đây là một căn bệnh do nhiễm phong hàn gây nên. Nếu tiếp xúc trực tiếp với nước và gió sẽ khiến tình trạng bênh trở nên tệ hơn. Chưa kể, thời xa xưa bị nhiễm phong hàn là một căn bệnh rất nặng và khó chữa. Nó rất dễ lây lan và người bệnh cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng trong một khoảng thời gian dài. Việc ăn uống, sinh hoạt cũng đều có một số điều kiêng kỵ nhất định phải tuân thủ. Do đó, quan niệm bị nổi mề đay tuyệt đối không nên ra gió cũng từ quan niệm trên mà ra.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số người hiểu lầm về quan niệm này. Mặc dù nếu áp dụng 100% cũng không gây ra vấn đề gì, tuy nhiên cũng sẽ khiến người bệnh cảm thấy bí bách. Nếu vậy, bị nổi mề đay có phải kiêng gió không? Trên thực tế, theo quan niệm của ông bà ta thì nó chỉ ám chỉ đến đối tượng mắc bệnh do cơ địa. Những người bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết, sức để kháng yếu. Do đó, những yếu tố đến từ thiên nhiên như gió, nước cũng sẽ khiến những vết mẩn ngứa xuất hiện nhiều hơn.

Hầu như, những lời khuyên mà các cụ truyền lại từ xa xưa đều rất đáng quý. Nhiều người vẫn thực hiện và áp dụng vào trong cuộc sống, thành công chính là thứ mà họ xứng đáng nhận được. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tìm hiểu sâu thêm về ý nghĩa của từng câu nói nhé! Tránh trường hợp áp dụng sai công thức và gây ra những hệ quả không mong muốn.
Vậy nổi mề đay có thực sự cần kiêng gió không?
Không chỉ kiêng gió, tránh nằm quạt mà với căn bệnh này nhiều trường hợp còn kiêng nước, không tắm và không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hiện nay, với nền văn hóa hiện đại cũng như ngành y khoa phát triển mạnh. Mọi căn bệnh đều có thể được chữa trị triệt để, yếu tố quan trọng dựa vào sự hợp tác của bệnh nhân khi điều trị.
Bị nổi mề đay có kiêng gió không?
Việc kiêng gió hay nước đều không hề sai, nhưng chỉ đúng với một vài trường hợp. Để đảm bảo cho việc bệnh không tái phát, người bệnh có thể tránh tiếp xúc với những yếu tố trên. Tuy nhiên, không nên quá gò bó bản thân vì đây không phải là một căn bệnh lây nhiễm. Bệnh nhân không cần phải sử dụng đến biện pháp cách ly như vậy.
Bệnh nổi mề đay không thực sự quá nguy hiểm, người bệnh có thể tự khỏi hoặc tự chữa tại nhà. Tuy nhiên, có những người mang tâm lý sợ sệt, cũng như không dám đi khám. Từ đó, gây ra tình trạng bệnh kéo dài và lây lan rộng hơn. Nếu áp dụng những phương pháp tự điểu trị không phù hợp, hệ lụy để lại sẽ rất nghiêm trọng.
Bị nổi mề đay nằm quạt được không?
Kiêng gió ở đây có nghĩa là tránh gió độc từ thiên nhiên. Vậy nổi mề đay có nằm quạt được không? Câu trả lời là có. Bị nổi mề đay, bệnh nhân vẫn có thể thoải mái sử dụng quạt. Vận động nhẹ tạo sự thoải mái cho tâm lý sẽ giúp sức khỏe được cải thiện. Từ đó mà tình trạng nổi mề đay cũng sẽ nhanh chóng được loại bỏ. Nếu tự cách ly, sẽ cảm thấy bí bách sức khỏe càng giảm sút hơn.

Tuy nhiên, theo thời khuyên của các chuyên gia về da liễu. Khi bị nổi mề đay đối với bất kì trường hợp bị nổi mẩn nhẹ hay nặng, việc để vùng da bị tổn thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là không nên. Với nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, khi người bệnh muốn ra ngoài chỉ cần che chắn kỹ cho làn da khỏi các tia độc hại của mặt trời.
Cần lưu ý những gì trong sinh hoạt khi bị mề đay?
Để hiểu rõ hơn về những trường hợp này thì người bệnh cần biết nổi mề đay là gì, nguyên nhân gây ra bệnh là do đâu, từ đó sẽ có huớng điều trị căn bệnh một cách hợp lý.
Với những người cơ địa yếu, khi thời tiết có sự thay đổi cơ thể sẽ lập tức gây ra phản ứng. Khiến tình trạng phù nề và nổi mẩn xuất hiện nên cần hạn chế ra gió. Người có sức đề kháng yếu, không may trúng phải gió độc cũng rất dễ mắc phải bệnh lý này. Ngoài việc kiêng gió, ít sử dụng quạt thì bệnh nhân cũng nên hạn chế một số việc như sau:
Kiêng gãi ngứa
Khi bị nổi mẩn sẽ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy gây khó chịu. Nhiều người không chịu được nên thường sẽ gãi để thỏa mãn được cơn ngứa hiện tại. Tuy nhiên, hệ quả nó đem lại sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Những vết mẩn sẽ lan rộng hơn, có nguy cơ biến tướng thành mụn nước gây đau rát. Chưa kể, bệnh sẽ kéo dài hơn và khó phục hồi. Những vết xước do bệnh nhân gãi sẽ trở thành sẹo thâm khó mờ.
Kiêng sử dụng các chất kích thích
Một tác nhân khác gây ra việc nổi mề đay còn do chức năng gan bị suy giảm. Việc uống bia, rượu, sử dụng thực phẩm cay nóng chính là thứ đầu độc cơ thể người bệnh. Khi gan làm việc quá tải sẽ gây ra hiện tưởng thải độc qua bề mặt da. Đó là lý do vì sao nhiều người bị nổi mề đay sau khi sử dụng các chất kích thích. Khi bệnh nhân đang bị nổi mề đay tuyệt đối không nên đưa những tác nhân gây bệnh vào cơ thể. Tránh tình trạng bệnh chuyển từ cấp tính sang mãn tính, khó để điều trị hơn.

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, thuốc bôi kích ứng da
Một số chị em khi bị nổi mề đay gây ảnh hưởng đến sắc đẹp và sự tự tin. Một vài trường hợp họ sẽ dùng mỹ phẩm để che đi vùng da bị dị ứng, gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Chưa kể, một số sản phẩm có tính chất tẩy rửa mạnh khi tiếp xúc với da nhạy cảm khiến da dễ bị dị ứng.
Có những trường hợp vì muốn tình trạng nổi mẩn mau khỏi mà tự ý dùng thuốc bôi. Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, nếu sử dụng sai không chỉ bệnh lâu khỏi. Nó còn khiến bệnh nhân phải gánh thêm những căn bệnh khác, đối với trường hợp xấu có thể dẫn đến tử vong.
Kiêng tắm nước nóng và ngâm nước quá lâu
Nhiều người có thắc mắc rằng bị nổi mề đay có được tắm không. Việc vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể hằng ngày là cần thiết. Tuy nhiên, với trường hợp dị ứng thời tiết cần kiêng gió và cả nước. Nhưng ở đây chỉ nên kiêng nước nóng vì nếu không tắm rửa, cơ thể sẽ dễ thành ổ bệnh do vi khuẩn xâm nhập. Không nên ngâm cơ thể trong nước quá lâu, vì điều này dễ khiến da bị khô và làm mề đay lây lan.

Không nên tiếp xúc với thú cưng, động vật có lông
Khi da bị nổi mề đay là lúc cơ thể đang bị tổn thương, bất kỳ những thứ gì tiếp xúc cũng sẽ khiến bệnh nặng hơn. Nhất là khi người bệnh nuôi chó, mèo, thú cưng trong nhà. Theo các chuyên gia thì lông của động vật rất dễ gây dị ứng. Khiến bùng nổ tình trạng nổi mẩn do mề đay gây ra, do đó bệnh nhân nên hạn chế gần gũi chúng.
Với thắc mắc bị nổi mề đay có kiêng gió không? Qua bài viết trên đã được trả lời và giải thích rõ ràng. Hy vọng, bài viết trên sẽ cung cấp được cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích. Tuy nhiên, để biết được tình trạng bệnh hiện tại của mình cần kiêng vì và làm gì để bệnh mau khỏi. Người bệnh hãy đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất nhé!