Nổi mề đay gây sưng môi: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mề đay gây sưng môi là tình trạng dị ứng rất nhiều người hiện nay gặp phải. Đây là một trong những bệnh lý về da liễu tuy không nhiều nguy hiểm và lây lan nhưng lại khiến người bệnh gặp phải khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài ra, bị nổi mề đay ở môi còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của phái đẹp. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này do đâu và cách điều trị ra sao. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Nguyên nhân khiến nổi mề đay gây sưng môi

Nổi mề đay gây sưng môi có thể xuất hiện bởi nhiều lý do khác nhau. Môi là vị trí ít khi bị lây lan bệnh do mề đay, nguyên nhân có thể do những tiếp xúc trực tiếp gây ra phù môi. Theo các chuyên gia về da liễu thì một số nguyên nhân chủ yếu sau có thể là nguồn căn chính tạo nên căn bệnh này:

Dị ứng cấp tính

Tác nhân gây mề đay có thể do bệnh nhân đã sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, bia, rượu, sữa, trứng, đậu phộng,… hoặc tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật. Nếu bị côn trùng đốt cũng sẽ gây ra hiện tượng nổi mề đay cấp tính. Thường khoảng 1 – 2 tiếng sau khi tiếp xúc, bệnh nhân mới phát hiện thấy tình trạng phù nề.

Dị ứng với thuốc

Trường hợp này có thể do tác dụng phụ của thuốc khi người bệnh đang sử dụng dẫn đến nổi mề đay ở môi. Một số loại thuốc dễ gây ra tình trạng này như: thuốc ức chế men chuyển, thuốc chống viêm không steroid, thuốc Penicillin, hiệu ứng do các sản phẩm kinnin, vắc xin,…

Dị ứng mỹ phẩm

Đối với chị em phụ nữ, nguyên nhân nổi mề đay gây sưng môi do dùng mỹ phẩm chiếm tỷ lệ khá cao. Phụ nữ hiện đại không ngại làm đẹp, đối với họ mỹ phẩm là thứ không thể thiếu. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các hãng mỹ phẩm, với chất lượng, nguồn gốc và giá cả khác nhau.

Ngoài việc giúp phụ nữ trở nên xinh đẹp và chống được các vấn đề về lão hóa do tuổi tác gây ra. Thì mặt tiêu cực của nó cũng cần được đề cập và quan tâm hơn nữa. Với những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hay khi sử dụng sản phẩm không phù hợp với làn da. Nó cũng sẽ khiến người bệnh gặp tình trạng nổi mề phù môi. Chưa kể, có những ca nặng để lại cho bệnh nhân những biến chứng vô vùng nặng nề.

Môi bị viêm sưng do sử dụng mỹ phẩm không do nguồn gốc gây ra
Môi bị viêm sưng do sử dụng mỹ phẩm không do nguồn gốc gây ra

Di truyền khiến nổi mề đay gây sưng môi

Yếu tố khác khiến nổi mề đay gây sưng môi có thể là do bệnh di truyền. Đây là một trong những trường hợp rất hiếm khi gặp phải. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tình trạng này xuất hiện bởi sự bất thường về gen. Dẫn đến việc protein trong máu bị thiếu hụt gây nên hiện tượng phù nề ở môi.

Mắc bệnh về viêm đường ruột

Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên bệnh lý này, nếu người bệnh đang mắc phải căn bệnh Crohn. Không chỉ làm viêm đường ruột, mà nó còn khiến các ống dẫn bạch huyết sưng tấy. Biểu hiện rõ nhất sẽ xuất hiện ở vị trí môi và gây ra hiện tượng sưng tấy. Theo số liệu thống kê thì có khoảng 10% bệnh nhân mắc Crohn sẽ bị nổi mề đay ở môi.

Mắc bệnh u nhầy miệng (Mucocele)

Trên thực tế đây là một dạng tổn thương lành tính ở vùng khoang miệng. Nguyên nhân là do tuyến nước bọt bị tắc nghẽn, với mức độ nhẹ thì bệnh lý này có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu không giữ vệ sinh răng, miệng sạch sẽ dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài. U nhầy có thể tăng kích thước gây khó khăn cho bệnh nhân. Biểu hiện của bệnh sẽ khiến vùng môi dưới bị sưng tấy, nổi mẩn ngứa và gây ra sần da.

Các bệnh lý về răng miệng cũng gây ra tình trạng sưng tấy ở môi
Các bệnh lý về răng miệng cũng gây ra tình trạng sưng tấy ở môi

Thiếu hụt chất ức chế C1 dẫn đến nổi mề đay gây sưng môi

Một trong những biểu hiện của bệnh phù mạch di truyền dẫn đến trường hợp thiếu hụt chất ức chế C1. Triệu chứng của bệnh lý này khiến cho việc nổi mề đay phù nề bị tái phát. Do đó, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng môi. Và nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ bệnh hiện tại. Người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để điều trị nhanh chóng. Tránh trường hợp để bệnh ké dài dai dẳng, gây tổn hại đến tâm lý, sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày.

Những đối tượng dễ bị nổi mề đay ở môi

Bệnh lý về da liễu này có thể bắt gặp ở bất kì đối tượng nào. Kể cả trẻ nhỏ, người già,… đều sẽ từng bị nổi mề đay ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên với tình trạng phù mạch ở môi, dưới đây là sẽ một số trường hợp có nguy mắc phải cao hơn những người khác:

  • Người có sức đề kháng cơ thể kém
  • Người có cơ địa dễ bị dị ứng
  • Người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, hệ hô hấp.
  • Người mắc bệnh di truyền, tiền sử gia đình từng bị bệnh mề đay hoặc phù mạch.
  • Người đang bị dị ứng, nổi phát ban.
Sức đề kháng yếu khiến vi khuẩn xâm nhập gây nổi mề đay
Sức đề kháng yếu khiến vi khuẩn xâm nhập gây nổi mề đay

Khi bị nổi mề đay gây phù môi bệnh nhân thường sẽ gặp phải các triệu chứng như: môi bị sưng tấy, có mụn nước xung quanh, da bị sần, ngứa, đau rát. Vị trí này rất nhạy cảm và dễ tổn thương, do đó khi bị lây lan sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh không nên chủ quan cũng như cần chăm sóc vùng da này một cách nhẹ nhàng.

Cách điều trị căn bệnh nổi mề đay gây sưng môi

Tùy vào mức độ bệnh hiện tại cũng như thể trạng của bệnh nhân. Có thể lựa chọn tự điều trị tại nhà hoặc đến các cơ sở ý tế có uy tín để thăm khám. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng phù môi bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Đối với trường hợp nổi mề đay ở môi dạng nhẹ

Ở mức độ nhẹ này thì người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Bằng các phương pháp dân gian, kết hợp cùng mật ong hay lá kinh giới đều mang đến kết quả bất ngờ. Ngoài ra, việc chườm đá giúp giảm nguy cơ sưng tấy cũng rất hiệu quả.

Lấy đá lạnh gói vào khăm sạch, sau đó chườm nhẹ lên vùng môi bị phù. Chú ý không nên ấn mạnh, thao tác nhẹ nhàng trong khoảng một phút rồi dừng lại. Lặp lại việc này nhiều lần trong ngày những vết mẩn đổ, sưng tấy sẽ dần được cải thiện đáng kể.

Cần lưu ý, không nên để đá lạnh trực tiếp tiếp xúc với vùng môi bị mề đay. Vì ở nhiệt độ quá thấp sẽ chính là cơ hội cho vị khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh hơn.

Dùng đá lạnh gói cùng khăn sạch để chườm môi giúp giảm sưng tấy
Dùng đá lạnh gói cùng khăn sạch để chườm môi giúp giảm sưng tấy

Đối với trường hợp bị phù nề nặng ở môi

Khi bệnh nhân gặp các triệu chứng như ăn uống, giao tiếp khó khăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, bị khó thở. Nên lập tức đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi dễ gây ra các phản ứng phụ rất nguy hiểm.

Việc tuân thủ theo chỉ định và liều trình mà bác sĩ đưa ra là thật sự cần thiết. Tình trạng bệnh có thể thuyên giảm hay không còn dựa vào sự phối hợp của bệnh nhân. Vậy nổi mề đay nên uống thuốc gì để mau khỏi? Một số loại thuốc kháng sinh giúp cải thiện tình trạng phù môi như: H2, histamin và glucocorticoid.

Sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp tình trạng phù nề môi thuyên giảm nhanh chóng
Sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp tình trạng phù nề môi thuyên giảm nhanh chóng

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kháng sinh vài ngày đầu dễ gây ra trạng thái buồn ngủ, nhức đầu. Do thuốc làm suy giảm hệ thần kinh trung ương còn ảnh hưởng đến thị giác. Do đó, cần sử dụng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những chia sẻ đến với bạn đọc về vấn để bị nổi mề đay gây sưng môi. Hy vọng, những thông tin bổ ích này bạn đọc sẽ có thêm sự hiểu biết về nguồn căn gây bệnh. Cũng như tìm được cho mình giải pháp để điều trị bệnh nổi mề đay một cách hợp lý và hiệu quả nhất!