Nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ em là gì? Triệu chứng và cách chữa trị

Có thể nói, chứng nổi mề đay mẩn ngứa, từ lâu, đã không còn xa lạ với nhiều người. Nếu là người lớn chỉ là cảm giác khó chịu nhưng có thể áp dụng nhiều liệu pháp để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, nếu người bệnh là trẻ em thì lại khác. Vốn dĩ, da trẻ mỏng manh, non nớt nên không thể tùy tiện dùng thuốc hay các liệu pháp tương tự.

Mề đay ở trẻ em là gì?

Ai cũng đều biết, trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh các loại bệnh vặt vãnh. Bởi thể trạng của trẻ còn yếu cũng như hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì thế, nếu vô tình trẻ tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài như thức ăn, thời tiết, bụi bẩn,… sẽ rất dễ cảm thấy không khỏe. Và, một trong những căn bệnh trẻ em thường mắc phải là nổi mề đay trên da. Vậy, mề đay ở trẻ em là gì?

Trẻ sơ sinh bị bội nhiễm da sẽ rất khó chữa trị
Trẻ sơ sinh bị bội nhiễm da sẽ rất khó chữa trị

Mề đay ở trẻ em là tình trạng hệ miễn dịch của trẻ không chấp nhận dung nạp một tác nhân nào đó từ bên ngoài chẳng hạn như hải sản, thời tiết, không khí, sữa,… Khi đó, có thể tự động sản sinh ra chất trung gian hóa học của tế bào gọi là Histamin. Quá trình này đã tạo ra tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.

Nhìn chung, người ta sẽ không nhìn thấy sự khác biệt quá lớn về dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, tình trạng của các bé có phần nghiêm trọng hơn. Khi các vết sần sùi nổi lên trên vùng da bị tổn thương luôn kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trong tình huống này, gãi chính là một phản xạ tự nhiên của mọi đứa trẻ. Và, điều này đã dẫn đến tình trạng vết sần sùi ngày càng lan rộng gây viêm nhiễm.

Các chuyên gia chia chứng nổi mề đay ở trẻ em thành 2 cấp độ gồm mãn tính và cấp tính. Theo đó, tiếp xúc với tác nhân, da bé sẽ xuất hiện các vết sần sùi một cách đột ngột. Tuy nhiên, dù không được điều trị, nhưng sẽ tự động biến mất trong thời gian từ vài tiếng đến dưới 6 tuần. Tình trạng này được gọi là nổi mề đay mãn tính. Riêng nổi mề đay cấp tính là tình trạng trẻ bị bệnh nhiều đợt và thời gian bệnh trên 6 tuần.

Với các bé bị nổi mề đay cấp tính, các mẹ rất sốt ruột về việc bé bị biếng ăn, mất ngủ, hay quấy khóc,… Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sức khỏe các bé sẽ không bị ảnh hưởng nhiều và cũng không để lại sẹo. Tất nhiên, các mẹ không được quá chủ quan mà nên đi đến khám bệnh tại các cơ sở y tế gần nhất để tìm ra biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Vì khi không xử lý kịp thời, bệnh rất dễ chuyển sang mãn tính. Và tất nhiên, kèm theo đó là những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng da, sốc phản vệ, suy nhược cơ thể, phù mạch, khó thở, co thắt thanh quản,…

Nguyên nhân gây ra chứng nổi mề đay ở trẻ em

Theo thống kê của các báo cáo y học, nhiều chuyên gia chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng nổi mề đay ở trẻ em sau đây:

–  Tác nhân dị ứng: Trẻ em hiện nay có nhiều điều kiện tiếp xúc với lông thú cưng, phấn hoa, khói bụi,…

– Thức ăn: Không chỉ các bé mà cả người trưởng thành vẫn có khả năng bị nổi mề đay do thưởng thức các món ăn có thành phần là tôm, cua, đậu phộng, hải sản,…

– Thời tiết: Khi tiết trời thay đổi, sẽ có những khác biệt khí hậu, nhiệt độ,… Trong khi cơ thể của bé chưa sẵn sàng thích nghi với những thay đổi nóng ẩm hay chuyển lạnh đột ngột. Dĩ nhiên, khó có thể tránh khỏi tình trạng da bị kích thích và nổi mề đay.

– Nhiễm trùng cấp: Vì cơ thể chưa phát triển toàn diện, nên đa số các em nhỏ thường dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến nhiễm trùng như cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm họng,viêm amidan,…Khi đó, các bé sẽ bị sốt cao, đau và kèm theo đó là các vết ban đỏ, mề đay mẩn ngứa.

– Thuốc: Chuyện trẻ em dùng thuốc do bệnh không phải điều gì quá mới mẻ. Tuy nhiên, nếu trong các đơn thuốc có thành phần thuốc kháng sinh nhóm penicillin, thuốc giảm đau,… cũng dễ làm bé bị nổi mề đay.

– Bệnh lý tiềm ẩn: Tình trạng mề đay ỏ trẻ em cũng có thể được kết luận là do các bệnh lý đang tiềm ẩn bên trong cơ thể các bé như vấn đề về tuyến giáp, gan, u ác tính,…

– Các nguyên nhân khác: Trẻ em vốn dĩ rất hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh. Vì thế, khó tránh khỏi việc tiếp xúc với đất cát, các sinh vật,…. Tất cả không đảm bảo vệ sinh, hay trong lúc vui chơi, vô tình bị côn trùng cắn khiến bản thân bị nổi mề đay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không loại trừ nguyên nhân do việc cọ xát sát với quần áo và một số lý do gây bệnh khác mà giới y học chưa tìm ra.

Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em

Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em
Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em

Tùy vào cơ địa, nguyên nhân gây ra chứng nổi mề đay sở trẻ em cũng như khả năng chịu đựng của từng bé mà tình trạng bệnh của các bé không giống nhau. Vì lẽ đó, những tổn thương trên các vùng da của cùng một bé có khác biệt nhất định. Thực tế cho thấy có bé bị các vết sần sùi tập trung tại một điểm trên da, trong khi bé khác lại bị trên toàn cơ thể. Sau đây là các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em:

– Các vết ban sần sùi xuất hiện trên bề mặt da của bé. Chúng có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể như mặt, tay, chân,…

– Khi quan sát, người ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa vùng da đang bị tổn thương và vùng da xung quanh. Tại khu vực da nổi mề đay sẽ xuất hiện các vết sần dạng tròn màu hồng hoặc trắng nhạt.

– Khi da bị nổi mề đay, một số bé sẽ có cảm giác nóng rát, đau nhức,… Trong khi đó, các bé còn lại chỉ bị ngứa. Tuy nhiên, có những bạn nhỏ sẽ bị ngứa dữ dội, còn bé thì ít ngứa hơn. Vì vậy, các mẹ nên chú ý đến tránh để bé vì không chịu nổi rồi dùng tay gãi. Điều này góp phần làm vết mề đay lan ra vùng da khác rồi dẫn đến nhiễm trùng ngày càng nghiêm trọng.

– Trong thời gian mắc bệnh, trẻ em thường hay quấy khóc, không chịu ngủ, mệt mỏi, chán ăn,… Thậm chí có bé bị sưng phù mí, môi, mắt, bộ phận sinh dục,…

Cách chữa trị mề đay mẩn ngứa ở trẻ em

Vào những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Chính lúc này, chứng mề đay mẩn ngứa ở trẻ em dễ dàng xuất hiện nhiều nhất. Thông thường, mẹ có thể tiến hành các liệu pháp đông y để điều trị tại nhà. Thế nhưng, biện pháp chữa trị này không thể áp dụng trên tất cả các bé. Vậy nên, nếu thấy bé không có hiện tượng thuyên giảm, bệnh tình cứ thế kéo dài, hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Chữa mề đay dị ứng ở trẻ bằng các liệu pháp dân gian

Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền nhiều liệu pháp hữu dụng để điều trị mề đay dị ứng ở trẻ em. Với biện pháp này, các mẹ có thể thực hiện tại nhà. Cách làm cụ thể được nêu sau đây:

Điều trị chứng mề đay ở trẻ nhỏ theo phương pháp dân gian
Điều trị chứng mề đay ở trẻ nhỏ theo phương pháp dân gian

– Làm sạch da bé: Nếu thấy bé bị nổi mề đay khu trú, ngay lập tức, mẹ nên dùng khăn ướt lau người bé. Việc này giúp loại trừ các dấu vết của phấn hoa, lông thú cưng,… Lưu ý, mẹ không nên dùng loại khăn giấy ướt đang bán trên thị trường mà nên dùng khăn sạch thấm nước để lau cho bé. Vì khăn giấy ướt có thể chứa thành phần gây hại cho tình trạng da hiện tại của bé.

– Chườm lạnh: Khi bị nổi mề đay dị ứng, trẻ sẽ bị ngứa dữ dội và dùng tay gãi. Điều này gây nguy hại cho tình trạng bệnh tình. Vì thế, để bé cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ nên dùng túi chườm lạnh cho bé. Đây là biện pháp làm mát da, giúp mạch máu co lại, đồng thời, làm giảm viêm.

– Uống nhiều nước: Bổ sung nước, vitamin và các khoáng chất được xem như điều cần thiết nhất đối với trẻ em trong thời điểm này. Hành động này giúp làm tăng cường miễn dịch và làm giảm các triệu chứng mề đay mẩn ngứa.

– Thoa kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm được có tác dụng làm dịu, dưỡng ẩm cho da bé. Việc bôi kem cho trẻ giúp cải thiện tình trạng viêm da chống lại cảm giác ngứa ngáy.

– Áp dụng các loại thảo dược: Dùng thảo dược để chữa mề đay là liệu pháp lành tính thích hợp cho các bé. Cách thực hiện như sau:

  • Đắp nha đam: Lấy một nhánh nha đam gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, giữ lại phần ruột để đắp lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Tắm lá trầu không: Dùng lá trầu nấu chung nước lạnh cho sôi lên rồi pha lại với nước mát cho bé tắm mỗi ngày.

Điều trị mề đay ở trẻ em bằng Tây y

Nếu tình trạng mề đay ở trẻ em không thể khỏi hoặc thuyên giảm trong 3 ngày, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện nhanh chóng để bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị bằng phương án khác. Cách điều trị mề đay theo Tây y hiện nay chỉ dừng lại ở việc dùng các loại thuốc chống dị ứng kháng histamin như Loratadin, Cetirizine, Cetirizine,…

Điều trị chứng mề đay ở trẻ em bằng tây y
Điều trị chứng mề đay ở trẻ em bằng tây y

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người e ngại việc dùng thuốc là những tác dụng phụ có thể kèm theo. Biểu hiện dễ bắt gặp là trẻ hay buồn ngủ, khô miệng, táo bón,…. nếu thời gian dùng lâu dài các loại thuốc kháng histamin có thể gây ngộ độc cơ thể, khiến hệ miễn dịch suy giảm, gan thận giảm chức năng hoạt động.

Đa số các bậc cha mẹ thường cảm thấy xót xa khi con trẻ uống nhiều thuốc, lo lắng về tác dụng phụ về sau, nên, họ rất dễ làm theo ý mình, tự ý tăng giảm liều lượng thuốc. Điều này làm giảm đi công dụng của toa thuốc. Thêm vào đó, không ít người tìm đến giải pháp dùng lại đơn thuốc mà bé đã dùng. Vì nếu nhìn bằng mắt, người ta cho rằng “mề đay dị ứng nào chẳng giống nhau”. Tuy nhiên, thực tế, tình trạng mỗi lần bệnh của bé có đôi chút khác biệt. Cách làm này vô tình các mẹ đã làm tổn hại sức khỏe của bé. Điều mẹ cần làm là tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị chứng mề đay ở trẻ em bằng các liệu pháp dân gian chủ yếu dựa trên các loại thảo dược lành tính. Nhìn chung, liệu pháp này không ảnh hưởng đến phương án chữa bệnh bằng tây y, nên giải pháp đuợc xem là hiệu quả lúc này là kết hợp cả hai liệu pháp này lại.