Trẻ bị nổi mề đay quanh miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mề đay quanh miệng là một trong những triệu chứng bệnh ngoài da phổ biến và dễ nhận biết ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, chẳng hạn do các nguyên nhân từ bệnh tay chân miệng, nấm miệng, chảy nước dãi,…

Hiện tượng trẻ bị nổi mề đay quanh miệng

Trẻ bị nổi mề đay quanh miệng là do các tế bào trong da trẻ tiết ra chất Histamine. Khi ấy, trên da sẽ xuất hiện các vết đỏ chi chít quanh vùng da miệng gây ra có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Như một phản xạ tự nhiên, các bé thường dùng tay để chà xát lên mặt. Cứ thế, các vết đỏ tiếp tục lan rộng đến môi rồi lan vào vòm họng, lưỡi. Từ đó, trẻ đau họng, không màng đến việc bú sữa và nhiệt độ cơ thể tăng cao, quanh miệng trẻ sẽ chảy nhiều nước dãi hơn. Mề đay quanh miệng sẽ tự lành hẳn sau ít ngày.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay quanh miệng

Hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị nổi mề đay. Tình trạng này gần như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé và sẽ tự biến mất khi bé từ từ lớn lên nếu cha mẹ biết được cách xử lý các vết mẩn đỏ, gây ngứa ngáy. Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay quanh miệng sau đây:

Trẻ bị nổi mề đay quanh miệng
Trẻ bị nổi mề đay quanh miệng

Do nước bọt thừa

Da trẻ mỏng manh và nhạy cảm nên khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt rất dễ bị kích ứng. Thêm vào đó là gối nằm cùng thói quen mút tay, chà xát lên mặt, liếm môi, đưa đồ chơi vào miệng,… đã tạo điều kiện cho mề đay xuất hiện quanh vùng miệng. Nếu nước bọt tiết ra quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng da bị nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn, bé có thể bị bệnh chốc lở.

Thông thường, các bé rất dễ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy quanh miệng vào bất cứ khi nào nếu nước bọt thừa xuất hiện, nhất là lúc mọc răng. Vì vậy, để tránh tình trạng này, người chăm bé nên dùng khăn lau sạch các vết nước trên da bé bao gồm cả sữa và nước bọt.

Do bị nấm miệng

Theo thống kê, cứ 10 trẻ thì có đến 3 trẻ nhỏ bị nổi mề đay liên quan đến nấm miệng. Loại nấm men này có tên khoa học là Candida albicans thường có trong hệ tiêu hóa và miệng. Với người có cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch hoạt động mạnh, nên hầu hết đều có thể tự khống chế loại vi khuẩn này. Ngược lại, trẻ em có hệ miễn dịch nhưng chưa được phát triển hoàn thiện nên bị nấm men tấn công. Khi đó, các vết mẩn đỏ li ti xuất hiện kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy. Có trường hợp góc miệng trẻ bị nứt nẻ. Còn lưỡi bị nổi lên các mảng trắng.

Do bị dị ứng

Trẻ bị dị ứng quanh miệng
Trẻ bị dị ứng quanh miệng

Do thói quen bổ sung dưỡng chất để trẻ được phát triển toàn diện. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh đã bỏ vô tình khiến bé bị nổi các vết mẩn đỏ trên da ở nhiều vị trí trên cơ thể như tay, chân, cổ, ngực,… Vì thức ăn trực tiếp tiếp xúc qua đường miệng nên rất dễ có trường hợp bé bị nổi mề đay quanh miệng.

Bên cạnh đó, mỗi khi bé không khỏe trong người, bố mẹ có thói quen dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều có thể hấp thụ 100% thành phần của thuốc. Vì cơ thể bị dị ứng với thuốc, vùng da miệng nổi lên các vết mẩn đỏ.

Thêm vào đó, các vết mẩn đỏ ở vùng da quanh miệng trẻ nhỏ cũng có thể đến từ vết côn trùng cắn. Ban đầu, nó chỉ là cảm giác ngứa và nổi mẩn ở nơi bị cắn. Sau đó, vì dùng tay gãi dẫn đến da bị nhiễm trùng rồi lây lan sang các vùng xung quanh.

Do bị bệnh tay chân miệng

Trong vài năm trở lại đây, chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ xuất hiện ngày càng nhiều. Khi mắc bệnh, các vết mẩn đỏ xuất hiện quanh vùng miệng của bé. Thêm vào đó, bé có thể bị các vết loét, nhiễm trùng không những ở miệng mà còn cả chân tay. Nguyên nhân gây nên chứng bệnh này đến từ virus entero. Bệnh này có thể lây lan thành dịch nếu trẻ đến gần trẻ bị bệnh trong lúc ho hoặc hắt hơi.

Do trớ sữa

Hiện tượng các vết mẩn đỏ xuất hiện ở trẻ do trớ sữa xuất hiện do thói quen của người lớn. Khi ấy, mẹ đã quên làm vệ sinh vùng da quanh miệng. Ban đầu, sữa vốn rất tốt cho trẻ, người trẻ cũng không bẩn nhưng không gian bên ngoài không đảm bảo 100% sạch sẽ. Vì thế, vết sữa trên miệng bé gặp vi khuẩn từ không gian bên ngoài sẽ phát triển thành bệnh ngoài da.

Do bệnh viêm miệng đỏ

Biểu hiện ban đầu của các chứng bệnh như sởi, thủy đậu, nhiễm khuẩn, sốt phát ban,… là mề đay nổi ở miệng, lưỡi, lợi, môi, quanh vùng má.

Cách điều trị chứng nổi mề đay quanh miệng

Đối với các bé bị nổi mề đay quanh miệng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến sinh hoạt, ăn uống thường ngày bị xáo trộn. Vì thế, các bậc phụ huynh cần biết cách chăm sóc phù hợp giúp bé dễ chịu hơn và tránh lây lan vết mẩn đỏ qua các vùng khác.

Chăm sóc tại nhà

Ăn rau củ quả có thể thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh mề đay
Ăn rau củ quả có thể thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh mề đay

– Vệ sinh miệng cho trẻ: Việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ rất quan trọng trong giai đoạn trẻ bị nổi mề đay quanh miệng. Vì thế, bố mẹ cần dùng miếng gạc nhúng vào nước sôi để nguội rồi lau sạch miệng cho trẻ. Không chỉ lau bên ngoài mà phải dùng miếng gạc quấn quanh đầu ngón tay út khua khắp mọi ngóc ngách trong miệng bé một cách nhẹ nhàng. Nếu kèm theo vết mẩn đỏ là tưa miệng, bố mẹ cần lau miệng trẻ bằng mật ong rồi dùng nước sôi để nguội lau miệng lại lần nữa.

– Vệ sinh bình đựng sữa và bầu vú của mẹ: Bình đựng sữa và dụng cụ pha sữa cần làm sạch bằng nước sôi. Vì nước sôi môi trường tốt nhất giúp tiêu diệt sạch vi khuẩn. Bên cạnh đó, mẹ cũng không quên làm sạch bầu vú trước và sau khi cho trẻ bú để tránh vi khuẩn xâm nhập.

– Lau sạch nước bọt quanh miệng trẻ: Bố mẹ cần dùng khăn sạch lau vết nước bọt xung quanh miệng để vùng miệng luôn khô ráo. Tất nhiên, bố mẹ đừng quên dùng khăn sạch lau cả người của bé. Sau đó, bố mẹ có thể dùng vaseline hay kem dưỡng da có chứa chất lanolin cho bé.

– Bổ sung nước cho trẻ: Việc uống thêm nước có thể giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy đồng thời giúp làm dịu nhiệt độ bên trong cơ thể bé.

– Nói không với tác nhân gây dị ứng: Tùy theo tình trạng của từng bé, bố mẹ không nên cho bé dùng thực phẩm có thể gây ra dị ứng như đậu phộng, gà, tôm, cua, mực,… Đặc biệt, trong quá trình nấu nướng, bố mẹ nên giảm đi lượng muối trong các món  giúp cơ thể hạn chế lượng natri. Vì natri trong máu sẽ ảnh hưởng nhiều đến tình trạng mè đay trên da bé Với thuốc, bố mẹ cần xem thành phần của thuốc có chứa chất gây mẫn cảm cho bé.

– Bổ sung dưỡng chất từ thức ăn: Bố mẹ nên cho các món ăn chứa giàu chất xơ từ rau xanh vào bữa ăn của trẻ. Điều này giúp tăng cường chất đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ và bé cần hạn chế các  loại quả có nhiều axit như cam, quýt.

– Cắt ngắn móng tay và chân: Móng tay, móng chân thường là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Và, mỗi khi bị ngứa ngáy, các bé sẽ dùng tay để gãi. Vi khuẩn trên tay sẽ làm tình trạng càng trầm trọng thêm. Vì thế, bố hoặc mẹ nên cắt móng ngắn lại và vệ sinh sạch sẽ.

– Chơi đùa với trẻ: Trẻ em rất dễ phân tán sự tập trung. Vậy nên, bố mẹ cần thường xuyên chơi đùa với trẻ. Hành động này sẽ giúp trẻ quên đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Đưa trẻ đến bác sĩ

Trường hợp bé bị sốt cao, ngứa ngáy sưng đỏ tại các vết mẩn đỏ, đôi khi kèm theo chảy mủ lở loét bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán tình hình bệnh  một cách chính xác.

Không nên để bệnh nặng, ở nhà không chăm được mới đến bệnh viện. Vì điều này có thể gây cản trở cho quá trình điều trị về sau

Tuyệt đối bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ để tránh tình trạng nặng thêm.

Dù nổi mề đay quanh miệng không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm đối với các bé, nhưng bố mẹ vẫn cần hết sức chú ý đến tình trạng bệnh của bé. Không cần quá hốt hoảng, ba mẹ cần giữ bình tĩnh để xử lý tình huống này và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.