Bệnh sùi mào gà ở nam giới là căn bệnh xã hội do virus HPV gây nên. Ở giai đoạn đầu bệnh có biểu hiện rõ ràng, khi phát hiện bệnh sớm ta nên điều trị càng sớm càng tốt tránh để lâu dài khó điều trị khiến người bệnh tự ti, còn có khả năng biến thành bệnh ung thư ở hậu môn, dương vật…
Vậy làm thế nào để nhận biết được triệu chứng sùi mào gà sùi mào gà ở nam giới chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
-
Bệnh sùi mào gà ở nam giới là gì?

Bệnh sùi mào gà ở nam giới là căn bệnh xã hội dễ lây lan qua con đường tình dục, điển hình là do lây nhiễm của virus HPV số 6 và 11 chủ yếu gây nên bệnh này.
Hiện nay tỉ lệ nam giới mắc bệnh sùi mào gà đang tăng nhanh đáng kể, giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các mụn cóc ở vị trí dương vật hay một số vị trí như miệng, mắt, hậu môn, …với cảm giác đau, ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
-
Biểu hiện chủ yếu của bệnh sùi mào gà của nam giới
Bệnh sùi mào gà ở nam giới có biểu hiện điển hình là xuất hiện các nốt nhỏ, màu đỏ sẫm, thường có hình dạng mào gà, súp lơ, sần sùi hơi gồ ghề. Ngoài ra bệnh có thể có xuất hiện mụn cóc hoặc mụn cơm ở bộ phận sinh dục.
Thời gian ủ bệnh thường từ 3 tháng cho đến vài năm trở lên kể từ khi virus xâm nhập đến khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt khi biến chứng trở nặng bệnh nhân sẽ thấy tổn thương xưng tấy, đỏ dễ tiết dịch, đau nhức… Có khả năng dễ bị chuyển thành bệnh ung thư ở hậu môn, dương vật.
Đặc biệt với nam giới sẽ xuất hiện ở những vị trí như: dương vật, bìu, háng, đùi, bên trong hoặc xung quanh hậu môn gây ngứa rát, đỏ sẫm hoặc có thể chảy máu sau khi quan hệ. Ngoài vị trí trên ở nam giới cũng có thể xuất hiện trên môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng của người có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm virus HPV.
-
Nguyên của bệnh sùi mào gà ở nam giới

Nguyên nhân chính là do virus HPV xâm nhập vào gây nên bệnh sùi mào gà. HPV hiện có hơn 100 loại virus HPV gây u nhú, trong đó có khoảng 40 loại có thể lây lan qua đường sinh dục (cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, trực tràng, dương vật, bìu,…)
Các yếu tố gây nên bệnh sùi mào gà ở nam giới chủ yếu là:
- Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn.
- Quan hệ tình dục với nhiều người, không nắm rõ tiền sử tình dục của bạn nữ.
- Người có hệ miễn dịch kém như đang bị HIV hoặc đang dùng thuốc chống thải ghép.
- Người có mẹ bị nhiễm HPV.
- Quan hệ tình dục sớm…
-
Bệnh sùi mào gà ở nam giới có nguy hiểm không?

Đây là căn bệnh xã hội rất nguy hiểm, với khả năng lây lan nhanh, có thể dẫn đến biến chứng nặng khiến các tổn thương bị xưng đỏ, đau nhức, … nặng hơn có thể dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bệnh nhân.
– Dẫn đến bệnh ung thư cho nam giới :
Ở nam giới, sẽ có khoảng 15% trường hợp nhiễm virus HPV chuyển thành ung thư dương vật. Người bệnh ngoài ra cũng có thể bị ung thư vòm họng, cổ họng, hậu môn… khi bị bệnh sùi mào gà do có quan hệ tình dục bằng đường miệng, hoặc hậu môn.
– Khả năng sinh sản của nam giới:
Bệnh sùi mào gà có thể làm biến dạng dương vật, tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc niệu đạo, ung thư cổ tử cung… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả hai giới. Một số nghiên cứu còn cho biết, sự xuất hiện của virus HPV trong tinh dịch làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, có thể gây vô sinh ở nam. Nếu tinh trùng chứa HPV thụ tinh với trứng cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
-
Các biện pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở nam giới

– Điều trị bằng thuốc : bệnh nhân có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi hoặc tiêm như Imiquimod (Aldara), Axit trichloroacetic, Podophyllin và Podofilox, Interferon hoặc 5-fluorouracin… Các loại thuốc này tác dụng chính là phá hủy mô của nốt sùi mào gà hoặc mụn cóc tuy nhiên chỉ tác dụng từ phía bên ngoài, dễ bị tái phát trở lại, và trước khi dùng bệnh nhân nên tham khảo từ phía bác sỹ để có phương pháp điều trị tốt nhất.
– Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ với các mụn sùi có kích thước lớn, hoặc đốt cháy sùi bằng điện cao tần hiệu quả tốt nhưng dễ gây tổn thương lớn, đốt sùi bằng tia laser CO2…
-
Các lưu ý khi đang điều trị bệnh bệnh sùi mào gà ở nam giới
Người bị sùi mào gà muốn nhanh hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát, cần tuân thủ các biện pháp sau:
– Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị mà không được bác sĩ kê đơn.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: tắm rửa thường xuyên, thay quần áo hàng ngày, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. Bệnh nhân nên tránh quan hệ tình dục khi đang có tổn thương và trong thời gian điều trị.
– Chế độ dinh dưỡng nên tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Không nên ăn thực phẩm cay nóng, chiên rán, thực phẩm dễ gây kích ứng và chất kích thích… Bổ sung tăng cường rau xanh, trái cây, chất đạm lành mạnh trong bữa ăn hàng ngày.