Bệnh sùi mào gà là căn bệnh xã hội có tính chất lây lan rất nhanh mà cả nam giới, nữ giới đều có thể bị. Bệnh lây lan chủ yếu qua con đườn tình dục, nếu không phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra các biến chứng gây nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, vô sinh, sinh non… có thể lây từ mẹ sang con. Vậy làm thế nào để nhận biết được bệnh, và cách điều trị dứt điểm bệnh sùi mào gà, chúng tay hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Bệnh sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, bệnh mồng gà…. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do virut Human Papillomavirus (HPV). Virus này có khoảng 120 chủng loại với 40 chủng là tác nhân gây lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục. Cụ thể chính là loại HPV – 6 và HPV – 11.
Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới do trong môi trường âm đạo sau khi quan hệ tạo điều kiện thuận lợi cho virut phát triển nhanh chóng. Khi vi rút xuất hiện trong cơ thể, chúng sẽ ẩn náu tại lớp biểu mô thuộc tầng dưới cùng của da nhưng không có dấu hiệu gì. Biểu hiện lâm sàng đầu tiên chỉ xuất hiện sau khoảng 3 tuần quan hệ tình dục không an toàn với đối tác mắc virus HPV.
Các triệu chứng sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện ở nữ giới và lây nhiễm qua quan hệ tình dục bằng các hình thức như: quan hệ bằng miệng, âm đạo và hậu môn.
Triệu chứng sùi mào gà như sau: Xuất hiện các nốt nhỏ, màu đỏ sẫm. Phần đầu của nốt thường có hình dạng mào gà, súp lớ, sần sùi hơi gồ ghề. Ngoài ra bệnh có thể có xuất hiện mụn cóc hoặc mụn cơm… ở bộ phận sinh dục.
- Thời gian ủ bệnh khoảng vài tuần, vài tháng hoặc lên đến vài năm. Thông thường là khoảng 3 tháng.
- Giai đoạn khởi phát: Hiểu một cách đơn giản, đây là sùi mào gà giai đoạn đầu. Người bệnh xuất hiện nốt sang thương nhỏ, màu nhạt, nằm rải rác…
- Giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này, các nốt sùi phát triển mạnh về kích thước, số lượng, vị trí… ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và quá trình sinh hoạt.
- Giai đoạn biến chứng: Trong dân gian, đây được gọi là sùi mào gà giai đoạn cuối. Người bệnh có biểu hiện bội nhiễm, vùng bị tổn thương bị sưng tấy, tiết dịch, loét, dễ chảy máu. Một số người có biến chứng sang ung thư hậu môn, vòm họng…
- Giai đoạn tái phát: Sau khi chữa khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát từ chính người bạn tình hoặc do virus trong cơ thể chưa được loại bỏ hoàn toàn. Thông thường, tình trạng của người bị tái phát sùi mào gà sẽ nặng hơn nguyên phát.

Đặc biệt với nam giới sẽ xuất hiện ở những vị trí như: dương vật, bìu, háng, đùi, bên trong hoặc xung quanh hậu môn gây ngứa rát, đỏ sẫm hoặc có thể chảy máu sau khi quan hệ. Ngoài vị trí trên ở nam giới cũng có thể xuất hiện trên môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng của người có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm virus HPV.
Đối với nữ giới sẽ xuất hiện ở vị trí như: trong hoặc ngoài âm đạo, trong miệng, hậu môn, cổ tử cung… Với triệu chứng điển hình ngứa ngáy, đau rát, tiết dịch nhiều khi quan hệ dễ bị đau và chảy máu…
Người bệnh nên đến khám chuyên khoa nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu trên nhé.
Các nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh sùi mào gà
- Quan hệ tình dục không thực hiện biện pháp an toàn ( không dùng bao cao su, quan hệ bừa bãi với nhiều người…) . Chủ yếu là lây từ quan hệ tình dục bằng miệng , hậu môn hoặc nước bọt, dịch nhầy của đối tác.
- Khả năng cao lây từ mẹ sang con nếu mẹ đang mắc bệnh sùi mào gà (HPV).
- Với người có hệ miễn dịch kém và yếu như bị HIV hoặc đang điều trị thuốc chống thải ghép …
- Có khả năng lây lan qua khi dùng chung đồ: khăn mặt, bàn chải, đồ lót…. Chỉ cần tiếp xúc với chất dịch nhầy của bệnh nhân là có khả năng lây nhiễm bệnh.
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Đây được coi là căn bệnh rất nguy hiểm vì khả năng lây bệnh rất nhanh và khó điều trị. Bệnh nếu không điều trị sớm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng sức khỏe người bệnh.
- Gây nên bệnh ung thư: Cả nam giới và nữ giới bị bệnh ở vị trí cổ tử cung, âm đạo. hậu môn, dương vật, vòm họng, cổ họng…đều có khả năng phát triển thành ung thư nếu không điều trị sớm.
- Ảnh hưởng quá trình mang thai và sinh con: trong quá trình mang thai bị bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu đi lại và khi sinh con bệnh làm giảm sự co giãn của mô âm đạo, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở tự nhiên, khiến cho thai phụ khó sinh bằng ngả âm đạo, có khả năng sinh non và con cũng có thể lây bệnh từ mẹ.
- Gây nên bệnh vô sinh cho cả nam và nữ, và dễ bị sảy thai. Bệnh sùi mào gà khiến dương vật bị biến dạng, tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc niệu đạo, ung thư cổ tử cung… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả hai giới. Một số nghiên cứu còn cho biết, sự xuất hiện của virus HPV trong tinh dịch làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, có thể gây vô sinh ở nam. Nếu tinh trùng chứa HPV thụ tinh với trứng cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Các phương pháp chuẩn đoán bệnh sùi mào gà
– Làm sinh thiết: các bác sỹ sẽ dựa vào việc khám lâm sang để đưa ra chỉ định làm sinh thiết cho bệnh nhân và sau đó gửi mẫu mô đi đánh giá giải phẫu bệnh. Việc này nhằm khảo sát hình ảnh mô bệnh học, định type virus HPV, xác định ADN của virus và tiên lượng về nguy cơ ung thư cho người bệnh.
– Xét nghiệm máu để xác định xem trong máu có các vi khuẩn gây nên bệnh lậu, giang mai, chlamydia, HPV… không để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh là gì để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
– Khám ở hậu môn hoặc vùng chậu: vì có những trường hợp người bệnh bị sùi mào gà ở bên trong hậu môn, hay trong cổ tử cung, âm đạo không thấy được, nên các bác sỹ sẽ soi kỹ bên trong và làm xét nghiệm HPV xem có virut không để đánh giá và kiểm soát tình trạng bệnh.
Bệnh sùi mào gà nên dùng thuốc gì để điều trị?

- Imiquimod (Aldara): Loại thuốc này được chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, hiện nay chưa có dữ liệu về sự an toàn đối với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi. Thuốc có khả năng tăng cường miễn dịch tại chỗ. Tuy nhiên, thuốc này được dùng ngoài da và gây phản ứng viêm tại chỗ như: đỏ da, kích ứng, chai, loét, trợt, mụn nước và giảm sắc tố…
- Axit trichloroacetic: Loại axit này tương tự như axit axetic, được sử dụng trong điều trị thẩm mỹ, chữa mụn cóc và sùi mào gà. Thuốc cũng có thể gây các tác dụng phụ như kích ứng da nhẹ, bao gồm ngứa, sưng, đau… Có thể dùng cho người đang mang thai.
- Podophyllin và Podofilox: Đây là một loại nhựa cây có công dụng phá hủy các mô của nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, podofilox, hợp chất có hoạt tính tương tự như Podophyllin, không dùng cho khu vực bên trong cơ quan sinh dục và chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
- Interferon hoặc 5-fluorouracin: Đây là loại thuốc được dùng theo đường tiêm, có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp tiêu diệt virus HPV. Tuy nhiên, thuốc chỉ phù hợp với những tổn thương nhỏ, ít nghiêm trọng vì có thể gây nhiều tác dụng và có chi phí tương đối cao.
Các loại thuốc thông thường sẽ không trị được hết bệnh, vậy nên để điều trị dứt điểm được bệnh thì bệnh nhân cần được thăm khám và được bác sỹ chỉ định dùng thuốc nào điều trị thì mới đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Điều trị bằng phương pháp khác:

- Cryotheraphy (Liệu pháp lạnh): Thủ thuật này sử dụng nitơ lỏng (-196 độ C) gây đóng băng tế bào nhiễm bệnh, gây ra tổn thương không hồi phục màng tế bào. Bác sĩ sẽ xịt hoặc dùng tăm bông chấm tổn thương cho đến khi xuất hiện quầng ô đông lạnh 1mm quanh tổn thương, thời gian quang đông từ 5-20 giây, mỗi lần 1-2 chu kì đông lành và lặp lại 1-3 lần/tuần tối đa 12 tuần.
- Tác dụng phụ của phương pháp này là gây đau, hoại tử, bọng nước, sẹo. Có thể cần gây tê vùng nếu nhiều hoặc tổn thương rộng. Tỉ lệ sạch tổn thương là 44 – 87%, tái phát 12 – 42% sau 1-3 tháng và có thể lên đến 59% sau sạch tổn thương 12 tháng. Áp lạnh bằng nitơ lỏng cần trang thiết bị khá đơn giản, rẻ tiền, an toàn cho phụ nữ có thai. Nhược điểm là người bệnh cần đến cơ sở y tế nhiều lần.
- Phương pháp vật lý: laser CO2, cắt nạo, đốt điện… với các phương pháp này chỉ ưu tiên điều trị cho trường hợp các tổn thương lớn và có xu hướng lan rộng. Laser CO2 được lựa chọn nhiều hơn vì duy trì được giải phẫu, kiểm soát được độ sâu và dễ thực hiện hơn so với phẫu thuật cắt bỏ, ít chảy máu hơn và ít gây khó chịu hơn so với đốt điện. Chống chỉ định đốt điện cho người mang máy tạo nhịp tim, tổn thương ở gần hậu môn.
Những phương pháp này có tác dụng loại bỏ hầu hết (89-100%) tổn thương trong một lần, tuy nhiên nguy cơ tái phát từ 19-29% và có nhược điểm bao gồm có thể để lại sẹo, thay đổi sắc tố, nứt hậu môn, tổn thương cơ thắt hậu môn.
Trên đây là bài viết tham khảo về cách nhận biết bệnh sùi mào gà của incontinet.com và cách lựa chọn thuốc hoặc phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Các bạn ngay khi thấy có dấu hiệu của bệnh nên đến trực tiếp các bệnh viên chuyên môn để được thăm khám và có phác đồ điều trị sớm nhất, an toàn nhất. Chúc các bạn nhanh chóng khỏi bệnh!