Táo bón là nối ám ảnh của nhiều người. Vậy táo bón là gì, bị táo bón nên ăn gì, các trị táo bón nặng thế nào… Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.
Táo bón là gì

Táo bón là hiện tượng ruột co bóp kém hoặc không đủ mạnh để có thể đào thải phân ra ngoài. Khi bị táo bón, phân thường khô và cứng.
Nếu như hiện tượng này diễn ra thường xuyên và để lâu sẽ dẫn tới nhiều loại bệnh trong đó có bệnh trĩ, phình đại tràng, để lâu có thể dẫn tới ung thư đại tràng vô cùng nguy hiểm.
Táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ, do thường xuyên ăn quá nhiều mỡ, chất đạm, chất khoáng. Ngoài ra cũng có thể do bé uống nhiều sữa công thức. Chính vì vậy, khuyến khích trẻ thay đổi chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả chất xơ và uống nhiều nước có thể giúp giảm táo bón.
Táo bón kéo dài là bệnh gì
Trường hợp táo bón kéo dài khoảng vài ngày hoặc vài tuần sau đó người bệnh thay đổi chế độ ăn uống khắc phục được thì đây là điều bình thường. Tuy nhiên, đối với những ai bị táo bón kéo dài nhiều tháng nhiều năm thì đây có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý như:
- Bệnh trĩ: Những triệu chứng ban đầu của bệnh này chính là táo bón, hậu môn bị đau rát, đại tiện ra máu tươi. Trong đó, táo bón chính là triệu chứng điển hình nhất và cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ.
- Nứt kẽ hậu môn: Khi bị chứng táo bón kéo dài, khi đi vệ sinh người bệnh cần phải gồng mình lên để rặn nhằm tống hết phân ra ngoài. Lúc này phần cửa hậu môn sẽ phải chịu một lực tác động rất mạnh khiến cho các cơ bị giãn quá mức và gây nên hiện tượng nứt kẽ hậu môn.
- Viêm hậu môn: Khi bị táo bón kèo dài còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm hậu môn. Bởi táo bón khiến cho phân khô cứng, nếu như bệnh nhân rặn mạnh thành của hậu môn sẽ bị tổn thương gây chảy máu. Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây nên bệnh viêm hậu môn.
- Hội ruột kích thích: Khi người bệnh bị mắc chứng hội ruột kích thích có thể khiến cho bạn bị đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi thậm chí là táo bón lâu ngày.
Ai dễ gặp tình trạng táo bón
Táo bón là bệnh đường ruột phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, bệnh lại thường gặp ở một số đối tượng sau đây:

- Táo bón khi mang thai: Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ tạo áp lực lên hậu môn trực tràng. Cùng với đó là một chế độ ăn uống tẩm bổ nhiều chất đạm, chất xơ khiến cho bà bầu bị táo bón.
- Táo bón sau sinh: Sau khi sinh, do mệt mỏi mà phụ nữ thường nằm trên giường và không vận động nhiều. Điều này sẽ gây nên phân di chuyển trong ruột chậm. Càng tồn tại lâu trong ruột, phân càng khô và cứng do bị đại tràng hấp thụ hết nước, từ đó dẫn đến táo bón sau sinh.
- Táo bón ở trẻ nhỏ: Trẻ em là đối tượng dễ bị táo bón nhất, bởi hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện. Việc ăn uống giày chất đạm ít chất xơ sẽ tạo cho bệnh táo phát triển.
- Táo bón ở người già: Người cao tuổi chức năng tiêu hóa đã bị suy giảm, cùng với đó là thói quen ăn khô, uống ít nước khiến cho hệ thống tiêu hóa bị rối loạn dẫn tới tình trạng táo bón.
- Người có thói quen ăn khô: Thói quen ăn khô và ăn ít chất xơ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng táo bón.
- Dân văn phòng: Dân văn phòng chiếm tỷ lệ cao trong bệnh táo bón. Bởi đặc điểm của dân văn phòng đó chính là ngồi lâu, ít hoạt động cùng với đó là chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay nóng.
Triệu chứng táo bón

Bệnh táo bón tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài thì đây có thể là biểu hiển của một số bệnh lý khác. Do vậy, cần điều trị khi nhận thấy có những triệu chứng sau:
- Số lần đi đại tiện giảm: Một cơ thể hoạt động bình thường thì hàng ngày sẽ đi đại tiện một lần. Do đó, nếu như số lần đi đại tiện giảm xuống dưới 3 lần thậm chí 1 lần/tuần thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị táo bón.
- Phân rắn, đau rát khi đi đại tiện: Phân của người bị táo bón thường rất rắn chắc, vón cục có màu đen với trọng lượng nhỏ. Điều này do khi phân bị tích tụ quá lâu đại tràng sẽ hút hết nước khiến cho phân bị khô, vón cục.
- Rối loạn tiêu hóa: Khi mắc bệnh táo bón người bệnh luôn cảm thấy bụng chướng, đầy hơi. Hiện tượng này xảy ra là do phân không đẩy được ra ngoài. Lâu dần những chất cặn bã sẽ tích tụ lại và sinh ra khí trong bụng. Cùng với tình trạng táo bón đó chính là chức năng của hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
- Mệt mỏi, thiếu tập trung: Những chất thải tích tụ tại đại tràng gây ức chế hoạt động của hệ thần kinh. Chính điều này khiến cho người bệnh luôn có cảm giác khó chịu.
- Nổi mề đay, da thô ráp: Những triệu chứng của táo bón còn thể hiện qua làn da. Những ai bị táo bón nặng kéo dài sẽ có làn da thô ráp, thậm chí một số trường hợp nổi mề đay.
Dấu hiệu táo bón nặng

Đối với một số người, tình trạng táo chỉ diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần là chấm dứt. Bệnh sẽ tự khỏi nếu như người bệnh uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh cùng với lối sống khoa học.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị táo bón lâu ngày đến vài tháng, thậm chí có những trường hợp phải tính bằng năm thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Khi tình trạng táo bón kéo dài thì chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị táo bón nặng. Lúc này đường tiêu hóa sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
- Phân đanh cứng, tần suất đi vệ sinh đại tiện có thể là từ 3-4 ngày thậm chí cả tuần mới đi 1 lần nhưng hết sức khó khăn.
- Đi ngoài ra máu đỏ tươi.
Những người bị táo bón nặng thường kèm theo một số dấu hiệu sau:
- Đầy bụng, bụng có dấu hiệu chướng lên.
- Người luôn trong tình trạng chán ăn kèm theo mệt mỏi.
- Phần bụng dưới chướng to hơn.
Những dấu hiệu này cho thấy bạn đang bị táo bọn nặng. Bởi khi tình trạng này kéo dài khiến cho phân tích tụ càng nhiều hơn trong đại tràng. Những chất cặn bã bị dồn ứ, phân hủy sẽ gây chướng bụng và phình to hơn đại tràng.
Nếu tình trạng này lâu mà không có biện pháp khắc phục có thể gây sa trực tràng, phình to đại tràng. Những căn bệnh này đều rất khó chữa và phải can thiệp bằng phẫu thuật nếu như bệnh tiến triển nặng hơn.
Nguyên nhân táo bón
Táo bón do rất nhiều nguyên nhân gây nên như:

- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Chất xơ trong thực phẩm có tác dụng làm mềm phân, giúp phân đi ra ngoài dễ dàng mà không gây đau đớn, khó chịu. Chính vì vậy, nếu như bạn đi phân rắn, cứng thì có thể do bữa ăn hàng ngày của bạn thiếu chất xơ.
- Lười vận động: Thể dục và vận động sẽ giúp kích thích các hoạt động của đường ruột, giúp thực phẩm di chuyển trong hệ tiêu hóa của bạn một cách tốt hơn.
- Thói quen nhịn đại tiện: Đối với những ai có thói quen nhịn đại tiện đều có thể bị táo bón.
- Uống không đủ nước: Những người không uống đủ nước, uống nhiều nước ngọt thì nguy cơ bị táo bón cũng cao hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, lo âu, thuốc hạ huyết áp khi sử dụng lâu dài đều có thể gây nên hiện tượng táo bón lâu ngày.
- Suy giáp: Tuyến giáp hoạt động kém có thể khiến cho quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại.
- Tuổi tác: Khi bạn già đi, việc trao đổi chất sẽ chậm lại, dẫn tới hoạt động của ruột non ít đi và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới táo bón.
- Mang thai: Mang thai làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến phụ nữ dễ bị táo bón hơn. Ngoài ra, sự thay đổi của tử cung có thể làm nén ruột, làm chậm quá trình chuyển hóa thực phẩm thành phân, từ đó gây ra chứng táo bón.
Táo bón uống thuốc gì
Phương pháp điều trị táo bón bằng thuốc được rất nhiều người ưa chuộng vì nhanh có tác dụng. Thông thường, các loại thuốc điều trị táo bón bao gồm Forlax, duphalac, các loại thuốc xổ…

Thuốc nhuận tràng: Bao gồm các loại thuốc có tác dụng kích thích tạo phân và tống phân xuống với các cơ chế khác nhau.
Thuốc nhuận tràng làm trơn: Thuốc làm tăng khả năng di chuyển của khối phân trong ruột bằng cách bao phủ bề mặt khối phân bằng một lớp dầu và ngăn chặn ruột già tái hấp thu nước của khối phân.
Đa phần các loại thuốc chữa táo bón đều là thuốc kê đơn. Do vậy, bạn không nên nên tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà. Thay vào đó nên đi khám và thức hiện đúng phác đồ điều trị táo bón từ bác sĩ.
Cách trị táo bón nặng tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc chữa táo bón thì bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị ngay tại nhà sau đây:
Uống trà thảo mộc trị táo bón
Trà thảo mộc là thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp cho phân đi qua hậu môn dễ dàng hơn. Bởi những hoạt chất tự nhiên trong trà này sẽ giúp làm mềm, mịn phân. Đây cũng là một trong những cách trị táo bón tại nhà vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
Bạn có thể lựa chọn một số loại trà có tác dụng nhuận tràng như trà bạc hà, trà atiso… Trong đó trà thảo mộc thích hợp với mọi đối tượng, trẻ em bị táo bón cũng có thể sử dụng để khắc phục tình trạng này.
Cách trị táo bón bằng nước chanh

Nước chanh có chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cũng như làm đẹp da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng chanh có tác dụng rất tốt trong việc điều trị táo bón.
Thành phần axit citric có trong chanh sẽ thúc đẩy việc trao đổi thức ăn, tiêu hóa trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, chanh còn giúp làm sạch chất cặn bã cũng như đào thải các độc tố có trong đường ruột. Cách chữa táo bón đơn giản bằng chanh như sau:
- Lấy 1 thìa nước cốt chanh tươi pha chung với 200ml nước ấm và vài hạt muối ăn.
- Uống hỗn hợp này vào buổi sáng mỗi ngày trước khi ăn 30 phút sẽ giúp thông tiện hiệu quả.
Ngoài ra bạn cũng có thể pha chung chanh với mật ong. Hoặc có thể dùng thêm các loại thức uống chữa táo bón khác như sinh tố rau cần, nước ép dưa gang cũng rất hiệu quả.
Mẹo chữa táo bón bằng mật mía

Sử dụng mật mía chữa táo bón là phương thuốc hay mà không phải ai cũng biết. Trong mật mía có chứa hàm lượng đường thấp nhưng chúng lại có thành phần magie và kali khá cao. Đây được xem là 2 chất có tác dụng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Mẹo trị táo bón bằng mật mía thức hiện đơn giản như sau:
Lấy 1-2 muỗng canh mật mía trộn với nước ấm, giấm táo hữu cơ hoặc nước ép trái cây để uống. Kiên trì áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần trong vài tuần liên tục chứng táo bón nặng mấy cũng chữa khỏi.
Khi bị táo bón nên làm gì
Điều chỉnh chế độ ăn uống là cách giúp cho người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cảnh táo bón. Chính vì vậy, bạn cần phải lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
- Bổ sung nhiều chất xơ trong thực phẩm hàng ngày, như vậy mới có thể giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
- Nên tăng cường uống nước và ăn thêm nhiều rau xanh.
- Lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, kefir và kim chi…
- Lựa chọn các loại quả hoặc nước ép hoa quả phù hợp với chế độ dinh dưỡng trong từng thời điểm.
Bên cạnh đó, thiếu hoạt động thể chất được xem là một trong những yếu tố dẫn tới tình trạng táo bón kéo dài, đặc biệt là người lớn tuổi. Do vậy, tập thể dục thường xuyên cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thực hiện đúng chức năng.
Đã có những nghiên cứu cho thấy khi người bệnh duy trì tập thể dục 12 tuần liên tiếp đã có những chuyển biến tốt hơn rõ rệt. Chính vì vậy, nếu bạn muốn khắc phục táo bón thì nên tập thể dục thường xuyên.
Cuối cùng, người bệnh không nên lạm dụng thuốc xổ. Chỉ sử dụng những thuốc này cho trường hợp bệnh trầm trọng hoặc nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Táo bón nên ăn gì
Nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là do chế độ ăn uống. Chính vì vậy, nếu muốn khắc phục tình trạng này người bệnh nên ăn một số thực phẩm sau:

- Các loại trái cây: Một số loại trái cây được đánh giá cao trong việc hỗ trợ khả năng hệ tiêu hóa mà người bị táo bón nên ăn đó là mận, táo, lê kiwi, quả sung, trái cây có múi…
- Các loại rau xanh: Rau xanh cũng là một trong nhóm thực phẩm mà người bị táo bón nên ăn. Bởi rau không chỉ giàu chất xơ mà còn là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin K tuyệt vời.
- Một số loại đậu: hãy bổ sung một số loại đâu trong bữa ăn hàng ngày nếu như bạn đang bị táo bón. Trong đó, đậu Hà Lan có tác dụng rất tốt, chúng chứa nhiều chất xơ, gần 80% lượng chất xơ cần tiêu thụ hàng ngày.
- Các loại hạt: Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại hạt có tác dụng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị chứng táo bón vô cùng hiệu quả trong đó có hạt chia, hạnh lanh…
- Cám yến mạch: Là vỏ của hạt yến mạch, chúng có nhiều chất cơ nên sẽ có công dụng giúp cải thiện đáng kể tần suất cũng như tính nhất quán của nhu động ruột.
- Khoai lang: Chứa nhiều chất xơ không hòa tan, vì vậy rất tốt cho người bị táo bón.
- Atisô: Trong atisô có chứa Prebiotic, đây là một carbohydrate khó tiêu có công dụng làm tăng tần số phân và cải thiện tính nhất quán của phân ở những người bị táo bón.
Bị táo bón nên kiêng gì
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giúp cải thiện tình trạng táo bón thì người bệnh cũng nên kiêng một số thực phẩm sau đây:
- Thịt đỏ: Thịt đỏ có chữa nhiều chất béo, hệ tiêu hóa sẽ mất nhiều thời gian để xử lý làm trầm trọng tình trạng táo bón hơn.
- Không ăn chuối xanh: Trong chuối xanh chứa pectin giúp hút nước từ thành ruột về phía lòng ruột. Do vậy, người bệnh nên tránh xa.
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Tinh bột hay thức ăn có màu trắng như lúa mì đều không có lợi cho người bị bệnh táo bón.
- Thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm đóng hộp không hề cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, mà người lại trong một số thực phẩm còn chứa nitrat, một chất có thể làm tăng táo bón.
- Sản phẩm từ sữa: Nhiều nghiên cứu cho rằng các sản phẩm từ sữa có thể gây nên tình trạng táo bón nặng.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Giống như thực phẩm đóng hộp, thức ăn chiên hoặc quá nhiều dầu mỡ sẽ làm khó khăn cho hệ tiêu hóa của bạn, làm chậm quá trình di chuyển của phân và góp phần làm cho táo bón nặng hơn.
Có thể thấy việc điều trị bệnh táo bón không quá phức tạp, người bệnh có thể điều trị khỏi hẳn nếu như sử dụng đúng thuốc và có chế độ ăn uống phù hợp. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về táo bón. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.