Top 3 thuốc bôi nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhà nhà tin dùng

Nhiệt miệng là một bệnh lý phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Tuy không phải bệnh nặng nhưng nó gây đau đớn, dễ tái phát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ ăn uống sinh hoạt của cơ thể. Tình trạng nhiệt miệng kéo dài có thể gây suy nhược, tác động tiêu cực đến sức khỏe. Các loại thuốc trị nhiệt miệng chính là giải pháp hữu hiệu nhanh chóng nhất để trị dứt điểm vấn đề này. Vậy sản phẩm nào tốt nhất, an toàn và hiệu quả? Mời các bạn cùng theo dõi bài chia sẻ hữu ích về thuốc bôi nhiệt miệng ngay sau đây.

Nhiệt miệng được hiểu như thế nào?

Nhiệt miệng (còn có tên gọi khác là loét áp – tơ, loét miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở các vùng mô mềm như má, miệng hay nướu. Các vết loét thường có hình tròn hoặc oval, gây ngứa, đau rát. Ban đầu chúng có màu trắng, theo thời gian chuyển dần sang màu vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.

Nhiệt miệng gây ra đau nhức và nhiều phiền toái
Nhiệt miệng gây ra đau nhức và nhiều phiền toái
Có 2 loại nhiệt miệng là:

  • Nhiệt miệng đơn giản: Các vết loét có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm và chỉ kéo dài đến một tuần. Chúng thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 10 – 20 tuổi.
  • Nhiệt miệng phức tạp: Tần suất xuất hiện cao hơn, thường ít gặp hơn và xảy ra phổ biến ở những đối tượng đã từng mắc phải nhiều lần.

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, phổ biến và có thể bắt gặp ở tất cả mọi người với mọi lứa tuổi. Nhiệt miệng thường không lây lan và gây khó khăn trong việc ăn uống, hấp thu các chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

Khoa học hiện nay chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, có thể xác định bệnh lý này liên quan đến môi trường, sinh vật gây nhiễm trùng và chế độ dinh dưỡng, độc tố có trong thức ăn. Cha ông ta trong dân gian xưa kia cho rằng nhiệt miệng là do bị nóng trong người bởi đồ ăn hoặc phản ứng cơ thể với thời tiết. Y học hiện đại lại chỉ ra những yếu tố dẫn đến nhiệt miệng bao gồm:

  • Hệ miễn dịch bị suy yếu làm giảm khả năng bảo vệ, các loại vi khuẩn từ bên ngoài từ đó dễ dàng xâm nhập và tạo ra các vết loét.
  • Dị ứng với các sản phẩm vệ sinh răng miệng.
  • Vô tình làm tổn thương khoang miệng do đánh răng hoặc cắn vào phần má bên trong miệng, tai nạn do va chạm.

  • Cơ thể thiếu hụt các vitamin, khoáng chất như vitamin B12, kẽm, sắt.
  • Thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt đối với nữ giới).
  • Ăn nhiều thức ăn nhạy cảm, đồ ăn cay nóng đặc biệt là sôcôla, cà phê, dâu tây, trứng, thực phẩm nhiều gia vị hoặc có vị chua.
  • Căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Bị nhiễm HIV/AIDS.
  • Rối loạn tự miễn dịch Celiac.
  • Viêm ruột, viêm loét đại tràng…

Da số tình trạng nhiệt miệng thông thường có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên kéo dài sẽ gây ra nhiều tác động khó lường cho cơ thể. Bạn nên chủ động điều trị bệnh để đảm bảo sức khỏe ổn định.

Triệu chứng và biểu hiện của nhiệt miệng

Tùy theo thể trạng, mỗi người sẽ có dấu hiệu, triệu chứng riêng. Nhìn chung, nhiệt miệng có thể phát hiện theo các giai đoạn cụ thể sau:

Giai đoạn 1: Bắt đầu có vết loét

Các vết loét chỉ là nốt nhỏ màu đỏ khoảng 1 – 2mm, cảm nhận được rắn và gồ lên trên bề mặt niêm mạc. Chúng gây đau nhẹ, nóng. Sau khoảng 2 – 3 ngày, các vết này lớn dần lên, bên trong xuất hiện dịch viêm màu trắng căng lên.

Giai đoạn 2: Hình thành các cổ hoại tử

Không có sự ức chế điều trị, các vết loét có dịch viêm ngày càng lớn lên, vỡ ra rồi tạo thành các ổ hoại tử có đốm to cỡ 2 – 3mm bám trên bề mặt. Dịch viêm theo vết vỡ tan theo nước bọt đi vào đường tiêu hóa. Giai đoạn này xảy ra trong khoảng 1-2 ngày.

Nhiệt miệng nếu để lâu có thể to hơn và hình thành các vết hoại tử
Nhiệt miệng nếu để lâu có thể to hơn và hình thành các vết hoại tử

Giai đoạn 3: Tạo thành các ổ loét

Đây là giai đoạn kéo dài lâu nhất, khó chịu nhất, thường dao động trong khoảng từ 5 – 7 ngày, nghiêm trọng hơn thì lên đến 15 ngày. Trong những ngày này, người bị nhiệt miệng ăn uống sẽ có cảm giác đau xót, khó nhai nuốt và độ ngon miệng giảm xuống đáng kể. Nếu được điều trị, các ổ loét sẽ không bị biến chứng và nhanh chóng lành lại sau khoảng 7 ngày. Ngoài các biểu hiện cụ thể trong 3 giai đoạn trên, bệnh nhiệt miệng cũng có thể gây ra một số triệu chứng kèm theo như: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, cáu gắt, chuột rút, tê, xanh xao hoặc sụt cân. Bạn nên theo dõi cơ thể và kịp thời điều trị bằng các loại thuốc trị nhiệt miệng, thuốc trị lở miệng để hạn chế tình trạng xấu cho cơ thể.

Top 3 loại thuốc bôi nhiệt miệng tốt nhất hiện nay

Bởi những bất tiện và ảnh hưởng trên của bệnh nhiệt miệng, việc sử dụng thuốc nhiệt miệng là giải pháp hợp lí, nhanh chóng. Công nghệ dược phẩm phát triển, y học hiện đại đã nghiên cứu và điều chế nhiều loại thuốc nhiệt miệng. Tuy nhiên, theo khảo sát chung nhu cầu sử dụng của người dùng và lượng sản phẩm bán ra, 3 sản phẩm dưới đây là 3 loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả nhất.

1. Thuốc trị nhiệt miệng Thái Lan

Trinolone Oral Paste là thuốc trị nhiệt miệng tốt top 1 thị trường có nguồn gốc từ Thái Lam. Sản phẩm thuộc dòng bôi nhiệt miệng ở dạng gel an toàn, mùi dễ chịu. Trinolone Oral Paste gây tê bề mặt, giảm đau nhanh chóng và lâu dài.

Ưu điểm nổi bật so với các dòng kem trị nhiệt miệng khác: Kem trị nhiệt miệng Trinolone Oral Paste chứa 0,1% triamcinolone acetonide đó là cortico-steroid được sử dụng để ngăn ngừa vết loét lan rộng, gây viêm. 

Thuốc trị nhiệt miệng Thái Lan thẩm thấu sâu vào bề mặt của vết loét, và nếu được sử dụng sớm có thể ngăn ngừa loét. Giúp bạn giảm đau vết loét và mau lành vết thương.

Kem nhiệt miệng Thái Lan cũng làm giảm đáng kể các triệu chứng đau của nhiều trường hợp viêm nhiễm khoang miệng bao gồm: viêm nha khoa, tổn thương chấn thương ở các vị trí gắn răng giả, viêm nướu răng.

Công dụng: Thuốc trị lở miệng Trinolone Oral Paste trị các loại mụn loét, nhiệt miệng, viêm lợi, đau do loét, nứt nẻ môi. Đồng thời, loại thuốc này cũng có thể dùng cho những người đang sử dụng răng giả hoặc cả trường hợp niêm mạc bị kích ứng, mẫn cảm. Bôi Trinolone Oral Paste vào vùng tổn thương, cảm giác khó chịu, mẫn cảm với các dụng cụ hỗ trợ thời gian đầu sẽ được giảm thiểu đáng kể. Đặc biệt, thuốc cũng giúp ngăn ngừa các triệu chứng tại chỗ khi mọc răng sữa, răng khôn, sử dụng được trong phẫu thuật chỉnh hình.

Hướng dẫn sử dụng: Thuốc nhiệt miệng của Thái Lan được bào chế ở dạng gel nên thuận tiện bôi bên ngoài bề mặt. Sử dụng sản phẩm, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

  1. Vệ sinh răng miệng và ăn uống đầy đủ trước khi bôi thuốc.
  2. Chuẩn bị một chiếc tăm bông nhỏ và sạch. Nếu dùng tay phải đảm bảo tay đã rửa thật sạch sẽ.
  3. Lấy một lượng thuốc vừa đủ rồi chấm vào vị trí niêm mạc vết nhiệt, lở loét hoặc phần bị kích ứng, bôi thuốc lên toàn bộ bề mặt cần điều trị

Sử dụng tốt nhất khi đi ngủ và sau bữa ăn sau khi đã làm sạch khoang miệng, dùng 2-3 lần/ ngày tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Người lớn

  • Với người bị viêm lợi: Sử dụng khoảng ½ cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc (khoảng 0.5cm), dùng 3 lần mỗi ngày
  • Với người có các triệu chứng do răng giả gây ra, nhất là trong thời gian đầu chưa thích ứng: dùng một lượng nhỏ bằng hạt đậu.

Trẻ em

  • Trẻ thông thường: dùng một lượng thuốc bằng một nửa so với lượng thuốc sử dụng cho người lớn với cùng triệu chứng.
  • Trẻ đang mọc răng sữa: sử dụng lượng thuốc dài cỡ 0,25cm tính từ đầu tuýp thuốc bôi vào vị trí răng sữa đang mọc.

Hướng dẫn trên được tham khảo theo hướng dẫn ghi trong toa của nhà sản xuất. Để tránh ảnh hưởng không đáng có, bạn nên tuân theo liều dùng bác sĩ thực tế bác sĩ đưa ra.

Lưu ý:

  • Không nên uống nước ngay sau khi bôi khiến thuốc bị trôi ra ngoài.
  • Nên bôi thuốc xa bữa ăn để thuốc bám lại lâu hơn, hiệu quả cao hơn
  • Tuyệt đối không dùng quá 3 lần 1 ngày cho trẻ nhỏ.

Sản phẩm được bán trên nhiều nhà thuốc, shop mỹ phẩm trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt hàng sản phẩm qua các shop uy tín trên các website hoặc facebook. Trước mua dùng sản phẩm, bạn nên tìm hiểu kỹ và chọn các shop bán hàng uy tín để tránh việc sử dụng hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn

Trước mình Đặt mua sản phẩm chính hãng của tại nhà thuốc tại website hazushop.com. Đợt đó mình mua là đang được giảm giá từ 200.000 đồng xuống còn 119.000 đồng. Bạn nào có nhu cầu thì có thể tham khảo thêm tại địa chỉ bên dưới

https://hazushop.com/san-pham/thuoc-tri-nhiet-mieng-thai-lan/

Nếu muốn mua kem trị nhiệt miệng Thái Lan, các bạn có thể đặt tại Hazushop cho đảm bảo hàng chính hãng
Nếu muốn mua kem trị nhiệt miệng Thái Lan, các bạn có thể đặt tại Hazushop cho đảm bảo hàng chính hãng

2. Thuốc bôi nhiệt miệng Gengigel

Gengigel là loại thuốc nhiệt miệng dược liệu y khoa bán chạy hàng đầu nước Đức. So với Kamistad Gel – N, giá thành của Gengigel cao hơn nhưng được rất nhiều gia đình tin dùng. Sản phẩm được dùng để trị các chứng bệnh tổn thương trong khoang miệng và các vùng da bị viêm.

Thành phần: Thành phần chính của Gengigel là Hyaluronic acid – chất được tổng hợp theo phương pháp công nghệ sinh học có tác dụng chống phù và sửa chữa mô, đẩy nhanh quá trình chữa trị các vết thương. Độ tinh khiết cao và an toàn tuyệt đối.


Chống chỉ định: Các trường hợp dị ứng, kích ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Tác dụng phụ: Thuốc trị nhiệt miệng Gengigel chưa ghi nhận tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Công dụng Sản phẩm chữa lành vết thương nhanh và rút ngắn thời gian điều trị, đặc trị các tình trạng về nướu như viêm nướu, chảy máu nướu, tụt nướu, túi nướu…, các chấn thương do tháo lắp hàm giả hoặc dụng cụ chỉnh hình, trầy xước, nhổ răng, sau phẫu thuật… Đặc biệt hiệu quả cho người bị lở, loét miệng do nhiệt.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Rửa sạch tay và vệ sinh vùng vết thương cẩn thận.
  • Dùng tay hoặc tăm bông sạch chấm thuốc rồi bôi trực tiếp lên vùng vết thương.
  • Xoa nhẹ nhàng để thuốc thấm sâu.
  • Khoảng 2 – 3 phút sau, thuốc sẽ khô đồng thời tạo ra một màng bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân bên ngoài.

Lưu ý: Bôi thuốc cách xa thời gian ăn và không uống nước ngay sau khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả nhanh nhất.

Giá tham khảo: 290.000 VNĐ/tuýp 20ml

3. Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Nhắc đến thuốc trị nhiệt miệng, thuốc trị lở miệng, đa số người châu Á sẽ nghĩ ngay đến Oracortia. Sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan, được bộ Y tế công nhận chất lượng. Oracortia thuộc dạng thuốc mỡ dùng tốt cho miệng, họng và làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm hay viêm loét do nhiệt miệng gây ra.

Thành phần: Thuốc nhiệt miệng Oracortia có thành phần chính là Triamcinolone Acetonid – một loại hoạt chất có thể hấp thu qua đường tiêu hóa, tác dụng chính là chống viêm, chống dị ứng.

Chống chỉ định:

  • Oracortia không được sử dụng cho các trường hợp:
  • Những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bị tổn thương do nhiễm nấm, tổn thương do Herpes, khối u mới mọc, mụn trứng cá đỏ, loét hạch.

Tác dụng phụ: Oracortia có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn trong thời gian sử dụng bao gồm: teo da, rạn da, mỏng da, kích ứng, ban đỏ, nhiễm trùng thứ phát, tăng đường huyết. Hầu hết các tác dụng phụ trên có xu hướng giảm dần sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần chủ động liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để điều trị tác dụng phụ của Oracortia.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Vệ sinh sạch sẽ tay và vùng da cần điều trị trước khi sử dụng rồi lau khô bằng tăm bông sạch, có thể để ẩm nhẹ để tăng hiệu quả.
  • Lấy một thuốc tương ứng với vùng da bị tổn thương rồi thoa nhẹ nhàng lên bề mặt.
  • Đợi khoảng 3 phút để thuốc có thời gian thẩm thấu hoàn toàn

Liều dùng: Liều lượng và tần suất sử dụng phụ thuộc vào phạm vi da cần điều trị cũng như độ tuổi và tình trạng sức khỏe từng người. Thông thường nê dùng ùng 2 – 3 lần/ ngày, thời gian sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng quá nhiều hoặc quá ít so với liều chỉ định. Nếu nhận thấy các triệu chứng nhiệt miệng không được cải thiện, bạn phải thông báo với bác sĩ để có sự điều chỉnh hợp lý. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc.

Lưu ý:

  • Thuốc chưa được xác định 100% độ an toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, những trường hợp này cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
  • Không bôi thuốc trên diện rộng.
  • Tránh dùng thuốc theo liều cao trong thời gian dài, cơ thể dễ xuất hiện khả năng miễn dịch, giảm bớt tác dụng của thuốc.

Giá tham khảo: Khoảng 450.000 VNĐ/ Hộp x 50 gói. Giá bán lẻ: Khoảng 20.000 VNĐ/gói 1g, có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng

Thuốc bôi nhiệt miệng là “cứu tinh” hữu hiệu cho chúng ta. Tuy nhiên, để nó có thể phát huy tác dụng tốt nhất mà không gây ra bất kỳ tác hại nào cho cơ thể, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Những tổn thương hay lở loét ở vùng miệng thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bạn cần xác định chính xác các triệu chứng trước khi quyết định sử dụng thuốc đặc trị. Đặc biệt phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc cơ sở y tế, không tự ý dùng thuốc hoặc ngưng thuốc.
  • Tìm hiểu thật kỹ thành phần của thuốc để xác định sản phẩm nào có chứa các chất kích ứng, dị ứng với bản thân.
  • Nếu bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, bị lở loét nghiêm trọng và các ổ loét có kích thước to bất thường thì không nên dùng thuốc mà cần điều trị bằng công nghệ y học hiện đại, tốn kém hơn nhưng đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng thuốc nhiệt miệng phải kết hợp với một số giải pháp điều hòa cơ thể để đạt hiệu quả tốt, ví dụ như:
  • Xây dựng và duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm việc quá sức hoặc căng thẳng mệt mỏi.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nên ăn những loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc, giải độc như nước ép rau củ quả, rau củ,… tránh đồ ăn cay nóng.
  • Tập thể dục, yoga để cải thiện sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch, cân bằng và điều phối của cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nhẹ nhàng…

Thực hiện được những việc này, kết hợp với lựa chọn loại thuốc trị nhiệt miệng phù hợp, bệnh nhiệt miệng chắc chắn sẽ được giải quyết. Hy vọng với những chia sẻ về bệnh nhiệt miệng và thuốc bôi nhiệt miệng trên, bạn đã có được thông tin hữu ích cho bản thân và gia đình. Chúc các bạn lựa chọn được loại thuốc nhiệt miệng hiệu quả để răng miệng luôn luôn khỏe mạnh!