Thuốc ngậm viêm họng có tốt không, có những loại nào, hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những loiaj thuốc này. viên ngậm viêm họng là một trong những loại thuốc vừa có tác dụng điều trị viêm họng rất tốt vừa tiện lợi để sử dụng và mang theo bên mình. Đặc biệt, trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại thuốc ngậm trị viêm họng để người bệnh có thể dễ dàng chọn loại phù hợp. Tuy nhiên, không phải loại thuốc ngậm nào cũng tốt.
Các dạng thuốc ngậm viêm họng hiện nay
Mặc dù trên thị trường hiện nay đang rất đa dạng các loại viên ngậm viêm họng, nhưng chúng ta có thể tổng hợp thành 2 dạng chung sau:
Thuốc ngậm chứa thành phần thảo dược
Viên ngậm viêm họng hiện nay phần lớn đều được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên. Có lẽ, do các loại thảo dược tự nhiên này đều an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và không để lại tác dụng phụ cho người sử dụng.

Thông thường, các thành phần thảo dược thường có trong thuốc ngậm viêm họng sẽ gồm bạc hà, mật ong, tinh dầu khuynh diệp, gừng… Khi người bệnh sử dụng, các thành phần trong thuốc sẽ dần tan ra trong miệng, ngấm và trôi xuống cổ họng. Từ đó, chúng sẽ có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng viêm họng như ngứa rát, sưng đau cổ họng, dịu nhanh các cơn ho và giữ ấm vùng họng.
Thuốc ngậm chứa kháng sinh
Đây là loại thuốc ngậm trị viêm họng thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng. Lúc này, người bệnh sử dụng thuốc ngậm viêm họng thảo dược không còn tác dụng nữa mà phải cần đến các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm trong thuốc để tiêu diệt mầm bệnh.
Hiện nay, các loại viên ngậm trị viêm họng chứa kháng sinh thường bao gồm các chất sau:
Hexylresorcinol
Là một hoạt chất kháng sinh có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt các ổ vi khuẩn trú ngụ trong mũi, họng gây viêm. Bên cạnh đó, hoạt chất Hexylresorcinol còn có tác dụng giảm đau tại chỗ.
Tuy nhiên, các loại thuốc ngậm trị viêm họng chứa Hexylresorcinol được chống chỉ định đối với những người quá mẫn cảm với aspirin.
Benzydamine và benzocaine
Đây là một trong những hoạt chất kháng viêm có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh, được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng nặng. Mặt khác, cũng giống như Hexylresorcinol, hai hoạt chất Benzydamine và benzocaine còn có tác dụng giảm đau tại chỗ hiệu quả.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại viên ngậm viêm họng có chứa thành phần Benzydamine và benzocaine cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng viên ngậm này để tránh những tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Dequalinium chloride, amylmetacresol, 2,4-dichlorobenzyl alcohol
Những hoạt chất kháng sinh này rất hiệu quả trong việc làm dịu nhanh các cơn đau rát cổ họng do chứng viêm họng gây ra. Mặt khác, loại thuốc ngậm trị viêm họng có chứa các thành phần kháng khuẩn trên có thể được sử dụng mà không cần kê đơn từ bác sĩ.
Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng, nếu người bệnh thấy xuất hiện các biểu hiện khác lạ sau khi ngậm thì cần phải thông báo với bác sĩ ngay lập tức.
Anasthetics
Là một trong các hoạt chất kháng sinh thường thấy trong phần lớn các loại thuốc giảm ho, chống viêm ngay lập tức. Vì vậy mà thuốc ngậm viêm họng loại này thường có tác dụng nhanh chóng.
Nhưng có một nhược điểm ở loại thuốc này là có thể xảy ra một số tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó, người dùng cần hết sức lưu ý, khi thấy các biểu hiện bất thường thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị ngay.
Xem thêm: Thuốc xịt họng loại nào tốt nhất
Những lưu ý khi sử dụng thuốc ngậm viêm họng
Thuốc ngậm trị viêm họng được rất nhiều người lựa chọn sử dụng do thuốc có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, trước khi hỏi đến viêm họng nên ngậm gì thì người bệnh cần đặc biệt chú ý:

- Chỉ sử dụng thuốc sau khi đã tham khảo ý khiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua viên ngậm viêm họng về dùng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với sức khỏe.
- Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường sau khi ngậm thuốc, người bệnh cần lập tức thông báo với bác sĩ điều trị để được kiểm tra lại.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc trong những trường hợp thuộc đối tượng chống chỉ định thuốc như người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ nhỏ, người bị bệnh tim, hen suyễn, dị ứng…
Trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn về những loại thuốc, viên ngậm viêm họng. Bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng, đừng quên chia sẻ những thông tin này đến người thân của bạn.
- Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng
- Mẹo chữa viêm họng bằng gừng
- Top 4 cách chữa viêm họng mãn tính tại nhà