Viêm da cơ địa bội nhiễm có lây không? Điều trị như thế nào?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là một kiểu biến chứng của viêm da cơ địa, bệnh có khả năng lây lan cho người khác qua tiếp xúc vật lý và tự lây lan ra những vùng da khác trên cơ thể. Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm thường thuyên giảm sau 7-10 ngày. Cụ thể, các phương pháp chữa trị viêm da cơ địa bội nhiễm như thế nào?

Viêm da cơ địa bội nhiễm có lây không?

Về nguy cơ lây nhiễm của viêm da cơ địa, các chuyên gia da liễu nhận định:

Khác với viêm da cơ địa thông thường, người bị viêm da cơ địa bội nhiễm có thể lây cho người khác thông qua tiếp xúc vật lý. Hơn nữa, nếu như không biết cách chăm sóc hợp lý thì nó sẽ lây từ vùng da này sang vùng da khác.

Viêm da cơ địa bội nhiễm có thể lây cho người khác qua tiếp xúc vật lý
Viêm da cơ địa bội nhiễm có thể lây cho người khác qua tiếp xúc vật lý

Hiểu rõ hơn về bội nhiễm của viêm da cơ địa

Khái niệm về bệnh

Viêm da cơ địa bội nhiễm chính là tình trạng da tổn thương tiến triển nặng hơn của viêm da cơ địa. Nó do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập hoặc cũng có thể do nấm gây ra. Ngoài ra do thói quen chăm sóc da kém và quá trình điều trị bệnh ban đầu không được thực hiện triệt để cũng dẫn đến tình trạng bội nhiễm.

Viêm da cơ địa bội nhiễm cần điều trị sớm bởi nếu bệnh kéo dài nó vừa gây tổn thương lan rộng trên da, gây lở loét, sẹo, nhiễm trùng máu và đặc biệt còn tăng nguy cơ lây nhiễm cho những người khỏe mạnh.

Yếu tố nào gây tình trạng viêm da cơ địa dị ứng bội nhiễm?

Như đã nói nguyên nhân chính gây hiện tượng bội nhiễm trên da đó là nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập. Phổ biến nhất đó chính là loại vi khuẩn tụ cầu vàng cùng với khuẩn Enterobacter asburiae. Mặt khác các chuyên gia da liễu cũng chỉ ra rằng bội nhiễm của viêm da cơ địa có thể xuất phát nếu gặp phải các yếu tố thuận lợi đó là:

Có nhiều yếu tố dẫn đến bội nhiễm da
Có nhiều yếu tố dẫn đến bội nhiễm da
  • Gãi, cào thường xuyên lên vùng da bị tổn thương.
  • Bị nhiễm trùng da, bị viêm nhiễm của các cơ quan khác trong giai đoạn bùng phát viêm da cơ địa.
  • Quá trình vệ sinh da kém làm cho mồ hôi cùng với bụi bẩn tích tụ sẽ tăng nguy cơ gây viêm nhiễm cho vùng da bị tổn thương.
  • Người bệnh tự ý điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng những thảo dược tự nhiên hoặc là sử dụng những loại thuốc không rõ về nguồn gốc xuất xứ.
  • Dùng thuốc bôi có chứa corticoid. Đây chính là chất chống dị ứng, chống viêm thông qua cơ chế ức chế hệ miễn dịch. Nhưng nếu như chúng ta dùng trong thời gian dài thì có thể làm cho da bị teo, gây suy giảm hệ miễn dịch và đồng thời còn gây nguy cơ nhiễm trùng cao.

Dấu hiệu nhận biết của tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm

Nếu viêm da cơ địa chỉ gây tổn thương da với màu đỏ hoặc hồng, bị khô sần, chảy dịch, loét và ngứa… Nhưng nếu biến chứng thành tình trạng bội nhiễm thì những triệu chứng vừa kể sẽ nghiêm trọng hơn. Điển hình bạn có thể nhận thấy thông qua một số dấu hiệu như sau:

  • Da bị tổn thương có màu đỏ tươi, bị viêm sưng và thấy những vùng da xung quanh nóng hơn.
  • Cảm thấy ngứa ngáy một cách dữ dội và đau nhức.
  • Da bị tổn thương lan rộng toàn thân và thân nhiệt cũng sẽ tăng cao.
  • Người cảm thấy mệt mỏi, thấy ớn lạnh.
  • Trên da xuất hiện các mụn mủ và da bị sưng, bị loét, có dịch chảy ra.
  • Nếu tình trạng bội nhiễm nằng còn có thể gây một số triệu chứng toàn thân bao gồm: Chán ăn, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, viêm kết mạc và cả viêm mũi dị ứng.

Bị viêm da cơ địa bội nhiễm nguy hiểm hay không?

Nếu như viêm da cơ địa dạng mãn tính tái phát nhiều lần nhưng không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh thì với bội nhiễm da mức độ nghiêm trọng hơn và nếu chậm trễ trong việc điều trị có thể gây những biến chứng hết sức nguy hiểm:

  • Gây tổn thương và lở loét nặng trên da: Vì vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng và tấn công vào trong những mô da từ đó gây tụ mủ, sưng đỏ. Tình trạng này theo thời gian sẽ ngày càng nặng nề hơn.
  • Gây viêm mô tế bào: Đây là dạng nhiễm trùng da cực nặng và nó sẽ xảy ra ở lớp sâu nhất bên trong da. Biến chứng này nó có thể phát sinh nếu như bội nhiễm không được kiểm soát một cách kịp thời.
  • Gây nhiễm trùng máu: Là biến chứng nặng nhất khi bị bội nhiễm của viêm da cơ địa. Biến chứng này xảy ra bởi vi khuẩn tấn công qua da và di chuyển đi vào mạch máu làm cho huyết bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này gây suy hô hấp, viêm màng não, suy tim, tử vong nếu như không được can thiệp kịp thời.
  • Gây thâm sẹo: Mặt khác người mắc phải bội nhiễm da nếu kéo dài sẽ gây thâm sẹo nặng. Từ đó làm mất thẩm mỹ cho làn da, ảnh hưởng ngoại hình. Người bệnh cũng vì vậy cảm thấy tự ti và mặc cảm vô cùng.

Điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm như thế nào?

Với những phân tích ở trên chắc chắn chúng ta đều thấy rằng bội nhiễm của viêm da cơ địa vô cùng nguy hiểm. Do vậy cần sớm điều trị để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Cụ thể chúng ta điều trị bệnh bằng phương pháp như sau:

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh

Chính là quá trình chữa bội nhiễm da thông qua kháng sinh bằng cách dùng trực tiếp tại chỗ hoặc uống. Bên cạnh đó các bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thêm cùng thuốc giảm đau, chống viêm và cả kem bôi để làm dịu cho da, chống lại dị ứng cho da.

Có thể dùng kháng sinh để điều trị bội nhiễm da
Có thể dùng kháng sinh để điều trị bội nhiễm da

Thường những loại thuốc được dùng để chữa bội nhiễm cho da đó là:

Thứ nhất: Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp bội nhiễm nhẹ thì bác sĩ dùng kháng sinh kết hợp cùng hoạt chất kháng H1 hoặc corticoid giúp cải thiện tình trạng. Nhưng nếu như tình trạng nặng hơn thì bắt buộc phải dùng kháng sinh đường uống mà chủ yếu là nhóm thuốc macrolid hoặc penicillin trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.

Thứ hai: Thuốc bôi có chứa corticoid

Đây chính là dạng thuốc chống viêm và chống tình trạng dị ứng da mạnh. Nếu như bội nhiễm gây sưng và đỏ da, tụ mủ đau rát thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc này. Bên cạnh đó corticoid đường uống có thể cũng sẽ được chỉ định nhưng ở phạm vi vô cùng hạn chế. Đó là vì nó có thể đem lại nhiều nguy cơ nguy hiểm.

Thứ ba: Thuốc kháng viêm không steroid và Paracetamol

Khi tình trạng bội nhiễm gây sưng đau và thân nhiệt tăng thì bác sĩ có thể chỉ định dùng Paracetamol nhằm làm giảm đau và hạ sốt. Hoặc cho dùng dòng thuốc kháng viêm không steroid để giảm thiểu đau nhức và còn giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm da.

Thứ tư: Thuốc kháng H1

Với thuốc kháng H1 chính là thuốc được dùng với mục đích làm giảm tổn thương da đồng thời ngăn ngừa tình trạng lây lan. Thuốc này sẽ được dùng trong dạng bôi hoặc dạng uống. Cụ thể có thể bao gồm một số loại như: Cetirizin, Loratadin, Chlorpheniramin hay Diphenydramin…

Thứ năm: Thuốc chống nấm

Nếu tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm xảy ra do nấm thì bác sĩ lúc này sẽ chỉ định thuốc chống nấm với dạng bôi hoặc là dạng uống. Hiện tại thuốc chống nấm được dùng phổ biến đó là: Terbinafine, Miconazole, Fluconazole hay Itraconazole…

Thứ sáu: Kem dưỡng ẩm cho da

Nếu da tổn thương khô và đóng mài thì có thể dùng một số dòng kem dưỡng ẩm lành tính nhằm phục hồi da và giúp ngừa thâm sẹo.

Có thể bôi kem dưỡng ẩm cho da
Có thể bôi kem dưỡng ẩm cho da

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc chữa viêm da bội nhiễm thì người bệnh cần đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ (đặc biệt với dòng kháng sinh và chống nấm). Tuyệt đối không được ngưng thuốc sớm hay dùng thuốc không đều đặn vì có thể gây kháng lại kháng sinh và tăng nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Chú ý chế độ ăn uống nghỉ ngơi để điều trị bệnh

Bên cạnh việc dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ thì bệnh nhân bị bội nhiễm da có thể áp dụng một số biện pháp đó là:

  • Cần vệ sinh da cùng nước muối sinh lý 0.9%.
  • Giữ cho vùng da sạch sẽ, thông thoáng.
  • Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi mục đích tăng sức đề kháng và phục hồi lại thể trạng.
  • Uống nhiều nước và thực hiện chế độ ăn uống điều độ để điều chỉnh nước, điện giải cho cơ thể.
  • Nên nghỉ ngơi nhiều và ngủ từ 7 đến 8 tiếng một ngày.
  • Cần hạn chế tiếp xúc với những người khỏe mạnh.
  • Có thể chườm lạnh lên da nhằm giảm sưng, giảm đau.
  • Có thể tắm với nước ấm nhằm giúp giảm thiểu ngứa ngáy và giúp cho vùng da tổn thương nhanh dịu.
  • Nếu như chăm sóc và điều trị tốt thì chỉ sau từ 7 đến 10 ngày tình trạng bội nhiễm sẽ được thuyên giảm. Tiếp đến người bệnh nên sử dụng thêm một số loại kem bôi được bác sĩ khuyến cáo để giúp phục hồi và giảm sẹo, làm sáng da.
Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý

Cách phòng ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm

Bởi vì tình trạng bội nhiễm có thể trở lại nên sau khi đã chữa trị thì bệnh nhân cần lưu ý trong việc phòng ngừa như sau:

  • Mỗi ngày nên dưỡng ẩm cho da 2 lần với sản phẩm chăm sóc da an toàn, lành tính và dịu nhẹ. Tốt nhất nên dùng sản phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Mặc quần áo thông thoáng với chất liệu thấm hút tốt cũng như tránh tình trạng ma sát lên vùng da bị tổn thương.
  • Không nên gãi và cào da vì sẽ khiến cho da bị tổn thương dễ bị bội nhiễm da trở lại.
  • Thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi đều đặn, tập luyện thể dục thể thao với những bài tập hợp lý.
  • Lưu ý tránh tiếp xúc với những tác nhân có thể gây bệnh như phấn hoa, lông chó mèo…
  • Chủ động thăm khám nếu như thấy bệnh có xu hướng trở lại.

Tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh cảm giác ngứa rát, đau nhức. Nếu tình trạng bội nhiễm viêm da cơ địa trở nặng hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.