Mắc bệnh viêm da cơ địa có nên tắm biển không? Chuyên gia giải đáp

Vào mùa hè, tắm biển là một trong những hoạt động được rất nhiều người yêu thích, giúp thư giãn và xua tan cảm giác nóng bức. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh viêm da cơ địa lại khá băn khoăn về việc tắm biển liệu có những ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh hay không. Do vậy, để giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc viêm da cơ địa có nên tắm biển hay không, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này.

Giải đáp: Người bị viêm da cơ địa có nên tắm biển không?

Trước tiên, cần khẳng định rằng, những người mắc bệnh này nên tắm biển bởi nó hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh. Trong dân gian, việc sử dụng nước muối hay muối biển là phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa hữu hiệu mà bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, trong nước biển có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như: i-ốt, canxi, kali, natri, lưu huỳnh,…

Nước biển có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng viêm da, làm chậm khả năng hydrat hóa da và đồng thời khiến làn da của chúng ta thêm mượt mà. Bên cạnh đó, trong nước biển còn có các hợp chất khác như bromua, kẽm,… giúp chống viêm, tăng cường sự lưu thông của máu đến toàn bộ tế bào trên cơ thể, đồng thời cấp ẩm cho da.

Do vậy, việc tắm biển có thể giúp người bệnh làm sạch da, hỗ trợ quá trình điều trị những căn bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, lang ben, viêm da,… Hơn thế, tắm biển còn giúp cơ thể trở nên thoải mái hơn, giúp người bệnh ngủ ngon giấc và góp phần chữa trị các căn bệnh về đường hô hấp, tai – mũi – họng,…

Tắm biển là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh
Tắm biển là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh

Một số mẹo tắm biển an toàn cho người bệnh viêm da cơ địa

Có thể thấy rằng, việc tắm biển đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm, không phải lo lắng viêm da cơ địa có nên tắm biển hay không, nước biển có gây kích ứng gì không. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh viêm da cơ địa, không phải tắm biển nhiều sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này.

  • Hạn chế tắm biển trong thời gian dài phòng trường hợp bề mặt da viêm da cơ địa có thể sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Đối với những người bệnh đã có triệu chứng ngứa ngáy, chảy máu hay lở loét, phương pháp tắm biển tuyệt đối không phù hợp.
  • Thời gian khuyến nghị tắm biển mỗi ngày cho người bệnh là 15 phút. Sau khi thực hiện khoảng 6 tuần, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, tình trạng ngứa và viêm cũng thuyên giảm rõ rệt. Vì vậy, những người mắc bệnh viêm da cơ địa chỉ nên dành ra mỗi ngày 15 phút để tắm biển, tuyệt đối tránh việc ngâm mình quá lâu trong nước biển.

Ngoài ra, cần lưu ý phương pháp tắm biển chỉ giúp hỗ trợ cho việc điều trị bệnh viêm da cơ địa. Phương pháp này có tác dụng làm giảm bớt những triệu chứng bệnh, không phải là phương pháp điều trị bệnh. Do vậy, người bệnh không nên quá lạm dụng việc tắm biển, thay vào đó có thể sử dụng nước muối và kết hợp với các phương pháp điều trị chuyên nghiệp khác giúp giảm triệu chứng bệnh và hạn chế tái phát.

Người bệnh viêm da cơ địa cần tránh gì khi tắm biển?

Đến đây, chắc bạn đã giải đáp được thắc mắc viêm da cơ địa có nên tắm biển hay không. Tuy nhiên, để kết hợp giữa việc tắm biển và điều trị bệnh, người bệnh cần tránh những điều sau đây để giảm tổn thương cho da.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời có khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, chỉ ánh sáng nhẹ vào sáng sớm mới có tác dụng. Do vậy, khi tắm biển, bạn cần bôi kem dưỡng và chống nắng cho da, để tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa da và ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, những người bị viêm da cơ địa nên chọn những loại kem chống nắng dành cho da nhạy cảm, thực hiện bôi cả những khu vực viêm da cơ địa và khu vực da bình thường. Các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn nếu bạn để da tiếp xúc lâu và trực tiếp với ánh nắng gay gắt của mùa hè.

Cần chọn thời điểm tắm biển thích hợp để tránh ánh nắng gắt
Cần chọn thời điểm tắm biển thích hợp để tránh ánh nắng gắt
  • Tránh để da quá khô và đổ mồ hôi

Da khi bị khô sẽ dẫn đến bong tróc, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm. Do vậy, người bệnh cần giữ cho da của mình luôn thoáng mát và đủ độ ẩm. Trước và sau khi tắm biển, bạn nên sử dụng thêm một lớp kem dưỡng da để tránh da khô và đổ mồ hôi.

Lưu ý cần nhớ khi tắm biển

Khi đã hiểu được viêm da cơ địa có nên tắm biển hay không, tắm biển có tác dụng thế nào, việc tiếp theo người bệnh cần làm là ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây.

  • Tắm biển trong thời gian tối đa 15 phút, không ngâm mình lâu trong nước biển. Không nên tắm biển quá thường xuyên, mỗi tuần nên tắm biển khoảng 2 – 3 lần, tránh tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
  • Nên sử dụng kem chống nắng trước 15 phút mỗi khi ra ngoài trời, khi tắm biển nên lựa chọn những loại kem có khả năng chống nước, chỉ số SPF từ 30 trở lên để giúp bảo vệ da và ngăn ngừa tổn thương da do tác động từ ánh nắng mặt trời.
  • Tắm lại bằng nước sạch sau khi tắm biển, tạo điều kiện thuận lợi để da được phục hồi.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm bằng nước sạch, giúp kem thẩm thấu sâu vào trong da giúp hạn chế tình trạng khô và thiếu ẩm ở da. Đối với những người mắc viêm da cơ địa, các bác sĩ khuyên nên chọn những loại kem dưỡng ẩm lành tính, dành riêng cho da nhạy cảm.
Một trong những sản phẩm kem chống nắng bán chạy nhất
Một trong những sản phẩm kem chống nắng bán chạy nhất

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà

Tắm biển là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian và điều kiện để đi biển thường xuyên. Do đó, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp hỗ trợ chữa viêm da cơ địa tại nhà dưới đây để tiết kiệm chi phí và thời gian.

Sử dụng nước lá trầu không

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu, thêm 10 lá bèo hoa rửa sạch và ráo nước.
  • Đun sôi hai loại lá với khoảng 2 lít nước trong vòng 20 phút.
  • Lọc bỏ bã và để nguội nước, lấy phần nước này vệ sinh vùng da bị viêm da cơ địa.
  • Sau khoảng 2 đến 3 tiếng thực hiện tắm lại với nước sạch. Thực hiện mỗi tuần 2 lần để cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài lá trầu không, bạn có thể tham khảo thêm một số loại lá chữa viêm da cơ địa khác. Ưu điểm của những loại lá này là an toàn và không gây tác dụng phụ cho da. Phương pháp này cũng giúp bạn không phải băn khoăn về những thông tin gây lẫn lộn như viêm da cơ địa có nên tắm biển hay không. Với các loại lá từ thiên nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Tắm lá trầu không là bài thuốc được ông bà ta để lại từ xa xưa
Tắm lá trầu không là bài thuốc được ông bà ta để lại từ xa xưa

Tắm nước muối

  • Cho một lượng nước ấm nhất định vào bồn tắm, có nhiệt độ vừa phải, ấm hoặc mát, lưu ý không nên sử dụng nước quá nóng.
  • Sử dụng 2 hũ muối nhỏ hòa tan vào nước tắm.
  • Ngâm mình trong bồn tắm khoảng 15 đến 20 phút để nước muối có thể thấm đều lên da.
  • Tắm tráng một lần nữa với nước sạch, sử dụng khăn có độ mềm để thấm cho khô da sau đó bôi kem dưỡng ẩm.
  • Thực hiện đều đặn mỗi tuần từ 1 đến 2 lần để đạt hiệu quả cao nhất.

Sử dụng dầu dừa

  • Chuẩn bị một lượng dầu dừa nguyên chất.
  • Sử dụng nước ấm vừa phải làm sạch da, sau đó lau khô và thoa dầu dừa trực tiếp lên vùng da viêm da cơ địa.
  • Massage nhẹ nhàng khoảng 5-7 phút để dầu có thể thẩm thấu sâu vào da.
  • Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ, khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần, sau đó rửa sạch vào sáng hôm sau.
Dầu dừa giúp da có có thêm dưỡng chất và duy trì độ ẩm
Dầu dừa giúp da có có thêm dưỡng chất và duy trì độ ẩm

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm da cơ địa có nên tắm biển không. Nhìn chung, tắm biển được coi là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên bạn nên tham khảo kỹ những hướng dẫn trên nếu muốn tắm biển an toàn. Khi cơ thể gặp những phản ứng lạ sau khi tắm biển, bạn cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.