Viêm da cơ địa ở môi là hiện tượng bị dị ứng, gây nên rất nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt là khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Nếu như người bệnh không can thiệp sớm, triệu chứng viêm da có thể lây rộng ra những vùng xung quanh. Để lại một số biến chứng ngoài mong muốn. Dưới đây là cách nhận biết cũng như chữa trị căn bệnh ngoài da này.
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở môi
Cũng giống như viêm da cơ địa ở đầu, viêm da ở môi diễn biến rất phức tạp. Bệnh khởi phát bất cứ lúc nào và tái diễn liên tục. Trừ khi có phương pháp can thiệp đúng cách, đúng thời điểm tình trạng của bệnh mới được kiểm soát. Để nhận biết bản thân có bị viêm da cơ địa ở môi hay không, căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây:
Xuất hiện mụn nước li ti

Trên môi xuất hiện các mụn nước rất nhỏ, li ti, có dịch dễ bị vỡ và bị lở loét. Đây là dấu hiệu nhận biết chung của tất cả các bệnh viêm da cơ địa. Sự xuất hiện của mụn nước làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
Bong tróc, trợt loét khiến cho người bệnh khi ăn uống hoặc vệ sinh cá nhân bị đau. Sau khi những mụn nước này vỡ ra, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, lan rộng sang các vùng da lân cận.
Da môi khô cứng, gây đau
Phần da môi bị khô, cảm giác căng cứng và đau rát khi bị bệnh. Xuất hiện rạn nứt giữa các rãnh môi, gây chảy máu. Nhiều người bị nhầm lẫn hiện tượng viêm da dị ứng ở môi với nẻ môi do thời tiết hanh khô. Khi dùng tay sờ vào môi, cảm nhận rõ ràng sự thô ráp, không được mịn màng như lúc khỏe mạnh.
Trên môi đóng vảy, bong tróc
Các hiện tượng tiết dịch dưới da giảm, mụn nước vỡ ra. Lúc này, trên môi xuất hiện một lớp vảy tiết cứng, khô ráp và bị bong tróc. Nếu như người bệnh dùng tay để bóc lớp vảy này đi làm cho môi bị chảy máu và rất đau. Cách duy nhất để khắc phục là để cho lớp vảy bong tự nhiên. Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm giảm bớt triệu chứng căng tức.
Viêm da cơ địa ở môi gây ngứa
Đi kèm với những triệu chứng trên, người bị viêm da cơ địa ở môi còn có cảm giác ngứa ngáy vô cùng dữ dội. Sự tấn công của vi khuẩn, hồi phục của tế bào da khiến cho môi bị ngứa.
Chẳng hạn dùng tay để gãi, bệnh sẽ trở nên phức tạp và dễ để lại biến chứng. Cảm giác ngứa ngáy này thuyên giảm nhanh chóng khi được chữa trị kịp thời.
Khó cử động vùng miệng

Một dấu hiệu khác đó là người bệnh không thể mở miệng rộng. Bởi vì khi mở miệng ra, bề mặt môi bị đau, bị nứt nẻ, bong vảy và chảy máu. Vì thế, hoạt động ăn uống trở nên rất khó khăn.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn có hiện tượng môi sưng đỏ. Lúc nào môi cũng bị căng tức giống như bị phù nề. Trường hợp bị viêm da cơ địa bội nhiễm, khu vực xung quanh môi lở loét, mưng mủ.
Cách xử lý an toàn khi bị chàm môi
Có nhiều phương pháp để chữa trị viêm da cơ địa ở môi. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh, mà bác sĩ sẽ đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất. Ngoài sử dụng thuốc Tây y thì những những loại thảo dược tự nhiên cũng có thể khống chế được triệu chứng. Dĩ nhiên, chỉ có tác dụng cao nếu như phát hiện bệnh sớm. Điều trị ở giai đoạn triệu chứng mới khởi phát.
Dưỡng ẩm cho môi
Viêm da cơ địa ở môi gây mất nước, da bị khô rát, hàng rào bảo vệ tự nhiên bị phá hủy. Cảm giác của người bệnh đó là bờ môi lúc nào cũng căng cứng, bị khô và đau. Cung cấp độ ẩm cho môi là điều cần thiết.
Sử dụng những loại kem dưỡng ẩm chuyên biệt dành cho người bị viêm da. Uống nước đều đặn hoặc dùng rau xanh, trái cây thường xuyên. Điều này giúp cho khu vực bị bệnh trở nên mềm mại hơn, bớt căng cứng, giảm khó chịu.
Dùng thuốc bôi ngoài da
Không giống như chữa viêm da cơ địa ở chân, chọn thuốc bôi ngoài da cho môi cần đặc biệt cẩn trọng. Vì đây là vùng da nhạy cảm, rất dễ kích ứng dưới sự tác dụng của hóa chất, dược phẩm. Để biết chắc chắn loại thuốc nào an toàn với mình, nên đến gặp bác sĩ. Tại bệnh viện, người bệnh trải qua quy trình thăm khám chuyên khoa. Sau đó, bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh rồi đưa ra phương án thích hợp.
Chữa viêm da cơ địa môi bằng dầu dừa
Dầu dừa có những thành phần tự nhiên, giúp giữ ẩm cho da. Đồng thời cung cấp vitamin, dưỡng chất kích thích hồi phục các tế bào bị tổn thương. Dùng dầu dừa thoa lên môi làm giảm đi triệu chứng đau và ngứa do viêm da cơ địa.

- Sau khi sát trùng da môi với nước muối sinh lý, lấy bông y tế thấm một lượng dầu dừa vừa đủ lên toàn bộ vùng môi bị bệnh.
- Để dầu dừa khô một cách tự nhiên, không được dùng tay chạm vào môi.
- Sau khoảng 60 phút, bề mặt môi khô, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
- Dầu dừa có thể tìm mua trên thị trường hoặc tự chế tạo tại nhà. Nên dùng dầu dừa nguyên chất. Thay vì các loại dầu dừa đã được trộn hóa chất hoặc dung dịch bảo quản.
Dùng Gel nha đam tươi
Từ xưa tới nay, nha đam được biết đến là một loại dược liệu quan trọng. Dùng nha đam điều trị những vết viêm da rất hiệu quả.
- Dùng một lá nha đam, cắt bỏ phần gai ở hai bên. Lấy lưỡi dao lọc thịt nha đam, sau đó cho vào trong cối xay cho thật nhuyễn.
- Bôi nha đam lên da môi để hồi phục tổn thương da hiệu quả.
- Nha đam có khả năng sát khuẩn nhẹ, giảm ngứa nhưng không gây teo hoặc mỏng da.
- Trước khi sử dụng nên thử dùng nha đam ở trên tay trước. Tránh trường hợp bị kích ứng, làm cho bệnh viêm da cơ địa ở môi thêm nghiêm trọng.
Chữa viêm da dị ứng với lá trầu không
Cách chữa chàm môi bằng lá trầu không cũng giống như cách chữa viêm da cơ địa á sừng ở những vị trí khác. Phương pháp tự nhiên này không cho hiệu quả tức thì nhưng an toàn tuyệt đối.
- Lấy khoảng 5 lá trầu không, rửa thật sạch với nước muối nhiều lần.
- Cho vào cối giã thật nhuyễn, thêm vào đó vài hạt muối tinh.
- Vắt lấy phần nước cốt để thoa trực tiếp lên da môi. Mỗi ngày cần thực hiện ít nhất 1 lần.
- Thời gian chữa trị có thể kéo dài tới vài tuần nhưng không hề gây tác dụng phụ.
- Dùng nước muối sinh lý để sát khuẩn ra tay trước khi thực hiện thao tác bôi thuốc. Điều đó tránh việc vô tình đưa vi khuẩn đến vùng da đang bị tổn thương.
Áp dụng với lá ổi

Thay vì dùng lá trầu không, viêm da cơ địa ở môi có thể chữa bằng lá ổi. Trong Đông y, lá ổi có ị chát, hơi đắng và có tính sát khuẩn. Dùng lá ổi chữa bệnh là cách an toàn với viêm da cơ địa ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Cách thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 100g lá ổi, bỏ phần lá sâu và làm sạch bụi bẩn với nước lọc.
- Cho lá ổi vào cối, giã nát lá ổi rồi thêm vài hạt muối.
- Dùng nước lá ổi thoa lên môi bị viêm nhiễm. Tiếp đó, lấy bã đắp lên trên môi rồi nằm nghỉ khoảng 30 phút.
- Thành phần dược chất trong loại thảo dược này làm giảm tiết dịch. Bề mặt vết viêm da không còn bị ướt và đóng vảy nữa.
Chườm lạnh làm giảm sưng
Ở giai đoạn đầu, người bệnh bị sưng môi, tấy đỏ. Có thể làm cho triệu chứng này thuyên giảm bằng nước lạnh. Dây chỉ là giải pháp tại chỗ, hỗ trợ người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Muốn điều trị dứt điểm cần kết hợp với phương pháp khác.
- Dùng một viên đá lạnh, cho ra chiếc bát sạch. Lấy miếng gạc y tế, thấm vào nước rồi đặt lên bên trên viên đá.
- Khi nào miếng gạch lạnh thì đắp lên môi đang bị sưng. Nhiệt độ của nước lạnh hạn chế sự phình to của mao mạch. Môi bớt sưng và đỏ ửng hơn.
Viêm da cơ địa có lây không?

Viêm da cơ địa ở môi không có khả năng lây từ đối tượng này sang đối tượng khác. Thế nhưng, bệnh hoàn toàn có thể lan từ vùng da này đến vùng da khác, trên cùng một đối tượng. Bị bệnh viêm da cơ địa là hiện tượng dị ứng ngoài da. Bởi sự kích thích từ môi trường, hoặc yếu tố di truyền. Nếu như có các yếu tố thúc đẩy thì tình trạng bệnh diễn biến phức tạp và lan rộng hơn.
Bệnh lý không có tính chất lây nhiễm qua sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Ngoại trừ trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng. Các loại vi khuẩn gây hại có thể lây nhiễm cho người khác qua sự tiếp xúc thông thường. Vì vậy, việc khám và chữa bệnh viêm da cơ địa ở môi kịp thời là rất cần thiết. Trong thời gian nhiễm bệnh không nên chủ quan. Không nên ôm hôn để tránh gây mất vệ sinh, làm cho bệnh diễn biến phức tạp.
Viêm da cơ địa ở môi có nguy hiểm không?
Bệnh nhân viêm da cơ địa không thuộc nhóm bệnh cấp cứu, mức độ nguy hiểm không cao. Ở giai đoạn đầu, hầu như người bệnh chỉ có cảm giác khó chịu, gây cản trở trong một số hoạt động của cuộc sống. Thế nhưng, nếu như biến chứng xảy ra thì căn bệnh này rất đáng quan ngại. Đặc biệt là hiện tượng nhiễm trùng da. Khiến cho người bệnh phải chịu đau đớn suốt một thời gian dài.
Thậm chí việc chữa trị không thành công, vùng môi bị loại tử. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng dễ dàng lan tỏa trên diện rộng làm mất đi tính thẩm mỹ của môi. Đồng thời, khiến người bệnh khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Ví dụ như quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng. Như vậy, nguy cơ gặp các vấn đề đề về nha khoa rất cao.
Viêm da cơ địa ở môi không đe dọa tính mạng người bệnh nhưng gây ra rất nhiều phiền toái. Để tránh biến chứng, người bệnh cần đi khám và áp dụng phương pháp chữa bệnh hiệu quả cho mình. Trong quá trình chữa bệnh nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, rút ngắn thời gian phục hồi.