Viêm mũi vân mạch là bệnh gì? giống và khác bệnh viêm mũi dị ứng ở điểm nào? Triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Viêm mũi vân mạch là gì
Bệnh viêm mũi vận mạch hay còn gọi là viêm mũi dị ứng vô căn vì không xác định được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Các xét nghiệm tiêm dị nguyên dưới da âm tính, xét nghiệm máu tìm IgE cũng âm tính và ngay cả lấy mẫu mô ở niêm mạc mũi là xét nghiệm tế bào học cũng không thấy các tế bào viêm đặc hiệu.
-
Viêm mũi vân mạch (ảnh minh họa)
Bệnh viêm mũi vận mạch có một số điểm chung với bệnh viêm mũi dị ứng như: các triệu chứng tương đối giống nhau như hắc xì, ngứa mũi, nghẹt mũi và chảy mũi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp triệu chứng hắt xì và ngứa mũi ít hơn, triệu chứng nghẹt mũi và chảy mũi nổi trội hơn. Đôi khi bị viêm mũi vân mạch chỉ chảy mũi là chính, không có hoặc rất ít nghẹt mũi. Trong thực tế nếu chỉ dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán sẽ rất khó chính xác.
Mặc dù bệnh được xem là không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra cảm giác khó chịu làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Vì sao viêm mũi vận mạch ngày càng phổ biến
Thông thường, các yếu tố gây nên chứng viêm mũi vận mạch chủ yếu là từ bên ngoài tác động vào. Điển hình nhất chính là do điều kiện thời tiết thất thường, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa. Việc thời tiết thay đổi thường xuyên từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ làm độ ẩm trong không khí thay đổi đột ngột dẫn đến tình trạng kích ứng niêm mạc mũi trong, từ đó làm vi khuẩn dễ tấn công và gây bệnh.

Bên cạnh đó, vấn nạn ô nhiêm môi trường không khí, khói bụi, khói thuốc lá, khí thải công nghiệp… kết hợp với sự căng thẳng, mệt mỏi trong công việc và cuộc sống cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm “bùng phát” chứng viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố cũng rất dễ mắc chứng viêm mũi vận mạch. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, một lượng nội tiết tố thay đổi nhiều khiến cơ thể trở nên “rối loạn” và làm tăng nguy cơ mắc phải chứng bệnh đường hô hấp này cao hơn bình thường.
Cuối cùng, việc uống quá nhiều thuốc Tây Y điều trị bệnh cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người dễ mặc bệnh viêm mũi vận mạch, đặc biệt là khi uống các loại thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc thần kinh…
Triệu chứng viêm mũi vân mạch
Khi bị bệnh viêm mũi vận mạch, cơ thể người bệnh cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự chứng viêm mũi kích úng như hắt hơi liên tục, ho, chảy nước mũi thường xuyên vào buổi sáng, nghẹt mũi… Thậm chí nếu soi vào lỗ mũi còn thấy niêm mạc bị tái nhợt. Cũng chính vì vậy mà chứng viêm mũi vận mạch rất dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh về viêm đường hô hấp khác.

Tuy nhiên, ở viêm mũi vận mạch vẫn có những dấu hiệu khác giúp người bệnh có thể dễ dàng nhận biết. Đó là triệu chứng nghẹt mũi nhiều hơn là hắt hơi. Điều này khiến nước mũi chảy ít và hầu như không có hiện tượng chảy nước mắt.
Mặt khác, ngay sau khi cơn hắt hơn chất dứt thì cơ thể người bệnh sẽ trở về trạng thái bình thường, không có cảm giác nặng đầu hay uể oải kèm theo. Ngoài ra, khị bị viêm mũi vận mạch, bệnh nhân còn thường có dấu hiệu rối loạn vận mạch ở những vùng khác như căng, ngứa các đầu ngón tay khi trời trở lạnh…
Điều trị viêm mũi vận mạch
Để điều trị dứt chứng viêm mũi vận mạch, người bệnh có thể sử dụng một số cách như điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân bằng các loại thuốc phổ biến như dùng thuốc nhỏ mũi co mạch, corticoid, thuốc chống dị ứng, kháng sinh trị nhiễm khuẩn…

Bên cạnh đó, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng còn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị khác như phẫu thuật cắt hoặc triệt tiêu dây thần kinh vằng vi phẫu hoặc bằng nhiệt, đông lạnh… Tuy nhiên, dù là cách điều trị nào thì người bệnh cũng cần nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị hiệu quả, an toàn. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà.
Ngoài việc điều trị tích cực thì bệnh nhân cũng nên chú ý phòng tránh bệnh tái phát trở lại, bằng cách tránh xa các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần mặc đủ ấm khi trời trở lạnh, đeo khẩu trang khi ra đường, cần tránh xa những nơi ô nhiễm… Bên cạnh đó, cần ăn uống khoa học kết hợp với nâng cao thể lực bằng các bài vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Viêm mũi xuất tiết là gì? các điều trị
- Viêm mũi dị ứng ở trẻ và những điều cân lưu ý
- Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng