Nổi mề đay do dị ứng thời tiết là một dạng bệnh dị ứng khá phổ biến và có nguyên nhân do yếu tố thời tiết gây nên. Người bị nổi mề đay sẽ bị những nốt đỏ li ti trên da, luôn cảm thấy ngứa, đau rát cực kỳ khó chịu.
Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống khiến da bị tổn thương, nếu bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu bệnh nặng hơn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, vừa mất thẩm mỹ, vừa khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý con người.
Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết gây nổi mề đay
Dị ứng thời tiết gây nổi mề đay thường xảy ra khi thời tiết đột ngột có sự biến đổi khiến cơ thể bạn không kịp thích nghi. Điển hình là những ngày giao mùa từ hè sang thu, thu sang đông, đông sang hè, thời tiết nóng sang lạnh, thời tiết lạnh sang nóng,…

Vậy tại sao dị ứng thời tiết gây nổi mề đay? Khi cơ thể bạn bị kích thích bởi sự biến đổi của thời tiết thì hệ miễn dịch của mỗi người sẽ có cơ chế tự bảo vệ chính mình để kịp thích nghi với thời tiết mới. Lúc này, khi kháng thể gặp thời tiết lạ thì hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng nguyên (IgE) (chính là kháng thể tốt) nhằm đối kháng với các dị nguyên (những kháng thể xấu). Trong trường hợp, các kháng thể được sản sinh quá nhiều dẫn đến tình trạng thừa sẽ khiến tăng nồng độ kháng nguyên trong huyết tương. Điều này khiến các tế bào Mast phóng thích Histamine ra khỏi với Protein. Sau khi được phóng thích vào da, Histamine sẽ kích thích mao mạch ở lớp trung bì và gây ra tổn thương da khiến ngứa ngáy và châm chích.
Như vậy, nguyên nhân bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết chính là do phản ứng của cơ thể để chống lại các kháng nguyên bên trong môi trường do thời tiết.
Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do dị ứng thời tiết
Bạn có thể quan sát những dấu hiệu này để phòng tránh được bệnh.
Trời chuyển lạnh đột ngột
Dấu hiệu: Có rất nhiều ngày trời nóng nực lại đột ngột chuyển lạnh, điều này khiến da chưa kịp thích nghi gây nên dị ứng.
Giải pháp: Bạn có thể xem dự báo thời tiết trước, hoặc giữ gìn cơ thể đủ ấm (nếu chuyển lạnh đột ngột), để da thông thoáng (nếu thời tiết nóng nực), giúp cho hệ miễn dịch tự tin chống lại vi khuẩn và nhiệt độ của thời tiết, giúp da hạn chế bị bệnh nổi mề đay.
Thời tiết hanh khô và nhiều gió
Dấu hiệu: Khi thời tiết quá khô và gió lớn cũng là điều kiện khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào làn da gây kích ứng và nổi những nốt mụn đỏ li ti. Điều này, khiến da rất dễ mất đi độ ẩm và gió lại là nguyên nhân khiến cho các dị nguyên có thể phân tán đi khắp nơi trong không khí gây ra phản ứng dị ứng, nổi mề đay.
Giải pháp: Trong những ngày này bạn cần cung cấp đủ độ ẩm bằng kem dưỡng cho da.
Thời tiết mùa hè quá nóng bức, nhiệt độ tăng cao
Dấu hiệu: Trong những ngày hè nóng nực, nhiệt độ tăng cao khiến nhiều người đổ mồ hôi, khiến da bóng nhờn, ướt át. Lúc này các tác nhân của môi trường rất dễ dính lên mặt, bụi bẩn tích tụ vào lỗ chân lông của da khiến các kháng thể trong cơ thể muốn bảo vệ da chống lại vi khuẩn xâm nhập. Cơ chế đó khiến da bị nổi mề đay.
Giải pháp: Bạn luôn luôn vệ sinh da mặt sạch sẽ. Có thể dùng sữa rửa mặt, nước tẩy trang để rửa sạch bụi bẩn cho da trong mùa hè nóng nực.

Thời tiết ẩm ướt
Dấu hiệu: Vi khuẩn, môi trường ẩm thấp, nấm mốc,…đây là những đặc điểm khi gặp thời tiết ẩm ướt. Với điều kiện không khí ẩm ướt như vậy, việc da mặt phải tiếp xúc và dính nhiều bụi bẩn là điều không thể tránh khỏi. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nổi mề đay phân tán bệnh.
Giải pháp: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, khi đi ra ngoài bịt khẩu trang cẩn thận để hạn chế được những vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh nổi mề đay có biểu hiện như thế nào?
Nếu bạn gặp phải những đặc điểm dưới đây thì có nghĩa là bạn đang gặp phải bệnh nổi mề đay:
- Hình ảnh khi bị bệnh: Trên da xuất hiện nhưng nốt đỏ sưng tấy thành từng nốt nhỏ li ti, và để càng lâu thì những nốt đỏ đó phán tán thành mảng rộng hơn.
- Vị trí mắc bệnh: Các nốt đỏ có thể phát triển khắp người. Tuy nhiên, đa số người bệnh thường mề đay ở mặt và cánh tay.
- Cảm giác của người bệnh: Bạn sẽ cảm thấy rất ngứa và muốn gãi. Nếu bạn càng gãi thì rất nhanh chóng chỉ mấy ngày sau các nốt mề đay sẽ nhanh chóng lan rộng. Vết mề đay gây cảm giác châm chích và đau rát.
- Triệu chứng khác: Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng như hắt hơi, ngứa họng, chảy nước mũi,…
Bên cạnh đó, nguy hiểm hơn nếu nổi mề đay không chữa kịp thời và nhanh chóng khiến bệnh trở thành bệnh cấp tính thì rất dễ bị mề đay toàn thân gây tụt huyết áp và sốc phản vệ. Đối với trường hợp nặng như thế, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để giải quyết kịp thời.
Cách điều trị nổi mề đay do dị ứng thời tiết
Nếu được điều trị bằng phương pháp khoa học, đúng cách bệnh nổi mề đay do thời tiết sẽ được đẩy lùi nhanh chóng. Bạn có thể dùng những cách dưới đây để điều trị bệnh. Khi có những biểu hiện của bệnh cần điều trị sớm, không để nổi mề đay lan ra cả cơ thể khiến mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới cuộc sống.
Vậy nổi mề đay phải làm sao? Dưới đây là những cách bạn có thể tham khảo:
Điều trị bằng thuốc Tây
Bạn liên hệ với các bác sĩ để khám và đặt thuốc tây, hoặc bạn có thể ra hiệu thuốc và miêu tả chi tiết về biểu hiện, đặc điểm của bệnh để các dược sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn. Việc điều trị bằng thuốc Tây là phương pháp hiệu quả cấp bách, kịp thời nhanh chóng, tuy nhiên khá hại sức khỏe.

Ưu điểm:
- Bệnh nổi mề đay sẽ được chữa nhanh chóng.
- Dành cho những người bận rộn muốn bệnh khỏi nhanh.
Nhược điểm:
- Việc sử dụng thuốc tây để chữa bệnh có thể gây ra các tác dụng phụ. Cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, và theo chỉ định của bác sĩ.
Cách điều trị bằng thuốc Tây
Thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc như sau để điều trị bệnh nổi mề đay do dị ứng thời tiết:
- Sử dụng thuốc kháng Histamin H1 như Loratadin, Cetirizine,…
- Dùng thuốc kháng thụ thể H2 như Cimetidine, Doxepin,…
- Cho khách hàng dùng thuốc bôi chứa Corticosteroid. Thuốc phù mạch như Prednisolone. Đây là chất có khả năng chống viêm mạnh, hiệu quả và được bác sĩ chỉ định sử dụng cho trường hợp nặng và nổi mề đay kéo dài.
Điều trị bằng các mẹo dân gian
Sử dụng cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian để chữa bệnh nổi mề đay do thời tiết là phương pháp dùng các dược liệu thiên nhiên để ngăn chặn các triệu chứng do bệnh gây ra.
Ưu điểm:
- Các bài thuốc đều sử dụng lá cây hoàn toàn lành tính nên khá an toàn.
Nhược điểm:
- Vì sử dụng các lá cây, hoặc đông y, các bài thuốc dân gian tự nhiên nên bệnh được điều trị từ từ, dần dần mới khỏi bệnh.
Khoai tây giúp trị mề đay
- Rửa sạch khoai tây và cắt lát rồi bôi lên chỗ bị nổi mề đay trong 15 phút.
- Bạn bôi lên đều đặn 2 lần 1 ngày.
- Phương pháp này giúp bạn đỡ ngứa và dần dần đẩy lùi được bệnh.
Mật ong trị nổi mề đay
- Mật ong chứa các thành phần giúp làm dịu cảm giác khó chịu khi bị ngứa, hạn chế được những tổn thương ngoài da.
- Cách làm là bạn dùng mật ong nguyên chất bôi lên vùng da bị sưng đỏ. Sau 1 đến 2h bạn sẽ thấy da đỡ đỏ và ít ngứa hơn.
- Không chỉ vậy, bạn hoàn toàn có thể kết hợp với việc pha mật ong cùng với nước ấm rồi uống 1 ly mỗi ngày.
Cách chữa mề đay bằng lá khế

- Bạn có thể dùng lá khế đem hơ nóng dưới lửa
- Sau đó cho vào khăn sạch rồi chườm nóng lên vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng lá khế đun sôi nước lên và lấy nước đó để tắm. Tắm lá khế sẽ giúp bạn hạn chế được những cơn ngứa ngáy khó chịu.
Bài thuốc từ lá kinh giới
- Rửa sạch lá kinh giới rồi vớt ra để ráo nước.
- Bạn cho lá kinh giới vào chảo sao đến khi nóng lên thì đổ ra chiếc khăn mỏng sạch, sau đó bạn bọc lại.
- Bạn chà lá kinh giới nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay đến khi bạn cảm thấy đỡ ngứa hơn.
- Với cách này bạn có thể áp dụng nhiều lần trong ngày.
Chè xanh điều trị mề đay hiệu quả
- Bạn lấy ít chè xanh rửa sạch rồi cho vào nồi nước để đun sôi. Bạn đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp, để nguội rồi rửa lên vùng da bị nổi mề đay.
- Bạn rửa nước chè xanh 3 lần 1 tuần.
- Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng lá chè nấu nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.
Lá cúc tần, hương nhu
- Bạn chuẩn bị nguyên liệu lá cúc tần và hương nhu mỗi thứ 50g, rửa sạch để khô ráo nước.
- Sau đó bạn đun nóng trên chảo rồi dùng cho vào một miếng khăn mỏng.
- Sau đó bạn chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Nếu hết nóng thì bạn có thể sào lại cho ấm rồi tiếp tục chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Bạn cứ áp dụng như vậy cho tới khi các biểu hiện sưng phù thuyên giảm.
Các biện pháp phòng ngừa nổi mề đay do dị ứng thời tiết
Mặc dù bệnh nổi mề đay do dị ứng thời tiết không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, những làm mất thẩm mỹ, gây ngứa khiến da bị tổn thương, làm giảm sự tập trung và hiệu quả làm việc của bạn. Để tránh được bệnh, bạn cần có lối sống khoa học, an toàn, luôn biết cách chăm sóc bản thân tốt nhất.

Vì thế, bạn nên thực hiện cách phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Nên sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày, đặc biệt là vào mùa thời tiết hanh khô để giúp làn da tạo nên một bệ phóng bảo vệ da, không chỉ ngăn tình trạng khô ráp mà còn tránh được bệnh nổi mề đay do dị ứng thời tiết.
- Thời tiết chuyển lạnh bạn cần giữ ấm cơ thể, ở trong nhà để cơ thể từ từ thích nghi với thời tiết và giảm nguy cơ dị ứng.
- Thường xuyên tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch bằng cách ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đúng giờ, tập thể dục thường xuyên.
- Tránh các thức uống, món ăn lạnh hoặc có tính hàn như đồ uống có đá, nước dừa, hải sản, kem, …
- Khi phải di chuyển ngoài trời, nếu trời lạnh bạn nên mặc quần áo ấm và mang khẩu trang để giữ ấm cơ thể, đồng thời hạn chế tình trạng da và niêm mạc mũi bị kích thích.
- Với những người bị dị ứng thời tiết nặng, bạn cần tham khảo với bác sĩ để được sử dụng thuốc kháng Histamine dự phòng.
Những lưu ý cần thiết:
- Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh nổi mề đay, bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý dùng tùy tiện, rất dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt tới gan, thận. Nhất là gan, thận là hai cơ quan có chức năng đào thải độc tố cho cơ thể, nếu gan, thận bị ảnh hưởng hoặc suy yếu sẽ gia tăng nguy cơ bị nổi mề đay do thời tiết.
- Không được gãi khi bị bệnh: Khi bạn dùng tay để gãi vì bạn bị ngứa thì vết thương sẽ tổn thương, bị lan ra rất nhanh, điều này rất dễ khiến da bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da.
- Quần áo sạch sẽ và không mặc quần áo làm bằng chất liệu dễ gây kích ứng đến da khiến bạn bị ngứa và dễ bị nổi mề đay lan rộng.
- Không sử dụng hóa chất gây kích ứng lên da trong thời gian bị bệnh. Không tắm nước nóng quá khiến da bị mất đi độ ẩm tự nhiên và gây ngứa nhiều hơn.
- Đối với trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết kèm theo khó thở, đau đầu, sưng phù,… thì người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
- Bạn cần tránh xa rượu bia và chất kích thích, không sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thực phẩm lên men, đậu phộng,…
Trên đây là những thông tin cần thiết để bạn tham khảo khi bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết. Hy vọng rằng với những thông tin trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn phòng và điều trị bệnh mề đay do thời tiết một cách hiệu quả.
Xem thêm: