Bệnh nổi mề đay có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh mề đay hay còn gọi là mày đay, là một loại dị ứng rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi giới tính, lứa tuổi. Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa không phải là bệnh truyền nhiễm từ người sang người, nhưng hay tái phát nhiều lần đặc biệt khi thời tiết giao mùa, nó gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần và sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh nổi mề đay có lây không?

Theo rất nhiều nghiên cứu của nhiều chuyên gia đầu ngành trong y học thì bệnh nổi mề đay không có cơ chế lây từ người bệnh sang người khác. Nó chỉ phát triển trên cơ thể người bệnh qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng, từ cấp tính sang mề đay mãn tính. Ngoài ra, bệnh nổi mề đay rất dễ xuất hiện nhưng nguyên nhân của chúng lại khó xác định. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà nguyên nhân được xác định là khác nhau. Có thể do các tác động từ môi trường bên ngoài như các loại hóa chất, khói bụi,… hoặc do các yếu tố từ cơ thể bên trong như việc hoạt động của các cơ quan bài tiết, cơ quan tiêu hóa có vấn đề.

Được biết đến là một trong những loại bệnh dị ứng phổ biến ở Việt Nam, nổi mề đay đã gây ra những nỗi lo âu, bất tiện trong sinh hoạt của người mắc. Triệu chứng của bệnh này rất dễ nhận biết thông qua những biểu hiện bất thường ngoài da. Với những vùng sần phù, bao quanh là quầng đỏ khiến cho người bệnh cảm thấy rất ngứa.

Tìm hiểu mề đay có lây không?
Tìm hiểu mề đay có lây không?

Qua các nghiên cứu cho thấy các mao mạch ở dưới da phản ứng với những yếu tố của môi trường. Điều này dẫn đến những vùng sần phù của người bị bệnh có thể lan ra rất rộng đến vài cm. Bên cạnh đó, các vùng sần phù trên da sẽ tồn tại trên bề mặt da khoảng thời gian từ 30 phút đến 36 giờ.

Mề đay lây qua đường nào?

Bệnh nổi mề đay tuy không lây từ người sang người nhưng chúng có thể lây lan rộng trên vùng da của người bệnh khiến cho người bệnh cảm giác bất tiện và khó chịu. Chúng có thể lan rộng ra các vùng da khác nhau trên cơ thể với một tốc độ nhanh chóng. Khi người bệnh cảm thấy càng ngứa và gãi càng nhiều thì lan càng nhanh.

Đầu tiên là những cảm giác châm chích liên tục dưới lớp da, sau đó nặng hơn là tình trạng đau, rát, sưng đỏ. Để hạn chế được tối đa tình trạng lây lan trên khắp cơ thể thì người bệnh cần phải kiềm chế được cảm giác ngứa để không gãi quá nhiều khiến cho tốc độ lan rộng giảm dần.

Tìm hiểu mề đay lây qua đường nào?
Tìm hiểu mề đay lây qua đường nào?

Là một trong những dị ứng khá phức tạp nên theo các nghiên cứu cho thấy bệnh nổi mề đay có thể có tính di truyền qua các đời sau. Nếu như ông, bà, bố, mẹ có người đã từng bị căn bệnh dị ứng này thì con, cháu có khả năng bị nổi mề đay cao hơn so với người bình thường. Vậy nên để hạn chế điều này thì cần phải duy trì hệ miễn dịch tốt từ bên trong cơ thể. Đồng thời cần phải quan sát để có thể nhận biết được bản thân có bị dị ứng với loại thức ăn, hóa chất hay môi trường gì hay không? Từ đó, sẽ có những biện pháp phòng tránh để có thể hạn chế được bệnh nổi mề đay tái phát.

Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm tới tính mạng không?

Khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng, chất có tên gọi histamin sẽ được hình thành trên cơ thể của người bệnh. Chính chất này là yếu tố gây ra hiện tượng ngứa, khó chịu, khiến người bệnh liên tục gãi. Từ đó người bệnh có thể bị trầy da, nhiễm trùng, để lại những vết thâm khó mờ thậm chí là sẹo vĩnh viễn. Điều này rất ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, có thể khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Nhiễm trùng trên da có thể sẽ diễn biến vô cùng phức tạp nếu như vùng nổi mề đay bị lan quá rộng và  gặp tác động quá mạnh từ việc gãi, chà xát. Điều này sẽ khiến các loại vi khuẩn, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào lớp da đang bị tổn thương gây nên hoại tử da nếu không được điều trị kịp thời.

Biểu hiện trên da của bệnh mề đay
Biểu hiện trên da của bệnh mề đay

Để lại vết thâm hay sẹo chỉ là những hậu quả nhẹ mà bệnh mề đay gây ra. Có những trường hợp nặng hơn, bệnh mề đay có thể gây ra những triệu chứng như sưng mạch ở khí quản, thở gấp, khó thở thậm chí là nghẹt thở. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa dẫn đến đau quặn thắt bụng, tiêu chảy. Với những trường hợp nguy hiểm hơn nữa, bệnh mề đay có thể xảy ra ở phần nào dẫn đến phù nề dẫn đến những tình trạng sốc phản vệ khác nhau ở từng bệnh nhân. Điều này có thể dẫn đến tử vong khi những triệu chứng đã đi quá xa so với tầm kiểm soát của bác sĩ.

Bệnh nổi mề đay có tự khỏi được không?

Bệnh nổi mề đay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguyên nhân, cơ địa của từng người và tình trạng của người bệnh đang gặp phải để có thể kết luận được có tự khỏi hay không? Nếu phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh từ sớm thì hoàn toàn có thể chủ động được việc tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân đó. Từ đó, mề đay có thể tự khỏi mà không phải sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào.

Bên cạnh đó vẫn có nhiều trường hợp bị nổi mề đay không rõ và không thể tìm được nguyên nhân để kiểm soát thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn theo chiều hướng phức tạp. Nếu bệnh mề đay kéo dài trên 30 ngày thì lúc này căn bệnh này sẽ không thể tự khỏi mà phải cần sự hỗ trợ và điều trị đến từ các bác sĩ chuyên ngành. Các triệu chứng bệnh sẽ diễn biến nặng nề và phức tạp hơn nên tốc độ chuyển sang tình trạng mãn tính là vô cùng nhanh chóng.

Nổi mề đay gây ngứa nghiêm trọng
Nổi mề đay gây ngứa nghiêm trọng

Bởi vậy, để có thể hỗ trợ cho bệnh nhanh khỏi thì người bệnh cần phải thực hiện nghiêm túc những điều dưới đây:

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là các vùng da bị nổi mề đay để chúng luôn được sạch sẽ.
  • Sử dụng khăn bông sạch, mềm để có thể lau khô cơ thể.
  • Hạn chế việc tiếp xúc mạnh lên vùng da bị nổi mề đay, bởi khi vùng da bị sứt xát đồng nghĩa với việc bạn đã “tiếp tay” cho vùng mề đay bị lan rộng bởi chúng nhiễm khuẩn và bụi bẩn nặng hơn.
  • Lựa chọn trang phục mặc thoải mái để không bị bí mồ hôi gây bít lỗ chân lông tăng khả năng lan rộng.
  • Chỉnh sửa chế độ ăn uống để cải thiện được sức đề kháng của cơ thể, tuyệt đối không ăn những thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng.
  • Cần tự điều hòa nhiệt độ cơ thể để tránh cơ thể bị thay đổi đột ngột từ trạng thái nóng sang lạnh và ngược lại. Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và làm mát cơ thể vào mùa hè là hai yếu tố quan trọng hạn chế bệnh tái phát.
  • Tránh nhiệt độ cao hay chà xát những vùng nổi mề đay, vì điều này có thể càng làm cho cơ thể cảm giác ngứa hơn.
  • Nên dọn dẹp nhà cửa, nơi ở sạch sẽ để diệt những vi khuẩn mang đến yếu tố gây bệnh.
  • Thực hiện nghiêm việc điều trị mề đay theo chỉ dẫn của bác sĩ từ loại thuốc, liệu lượng thuốc để có thể khỏi bệnh nhanh chóng mà không gây ra biến chứng.

Trên đây là những thông tin cần thiết mà bạn đọc cần biết về chủ đề “Bệnh nổi mề đay có lây không và lây qua đường nào?”. Bạn đọc nên nắm được những thông tin trên để có thể cải thiện được tình trạng nổi mề đay cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy thực hiện đầy đủ những mẹo nhỏ trên để tránh tình trạng bệnh tái phát qua nhiều năm.