Mề đay mãn tính: Tại sao chữa mãi không khỏi?

Mề đay mãn tính là tình trạng mẩn ngứa ở da, thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi, có các biểu hiện bệnh dai dẳng. Tại sao chữa mề đay mãi không khỏi? Đây là một trong những câu hỏi khiến nhiều người đau đầu và mệt mỏi. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ nguyên nhân, lý do khiến bệnh mề đay mãn tính điều trị lâu ngày nhưng không đạt hiệu quả.

Mề đay mãn tính là gì?

Mề đay mãn tính lâu ngày không khỏi
Mề đay mãn tính lâu ngày không khỏi

Mề đay mãn tính là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến, các triệu chứng thường gặp như nổi phát ban, mẩn ngứa kèm theo cảm giác nóng, rát. Dấy hiệu này có thể xảy ra quanh năm, mỗi lần thường kéo dài khoảng hơn 6 tuần.

Theo thống kê, khoảng 10-20% dân số thế giới có thể mắc bệnh mề đay. Trong đó, phần lớn các trường hợp thường mắc mề đay cấp tính. Chỉ khoảng 5% các trường hợp bị mắc mề đay mãn tính, tái đi tái lại trong

khoảng thời gian hơn 6 tuần. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể có nguy cơ bị dị ứng, nổi mề đay. Đặc biệt tỉ lệ mắc bệnh cao nhất thường ở trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh, người cao tuổi.

Nổi mề đay có thể xuất hiện ở tay, chân, mông, cổ,… hay thậm chí sẽ nổi mẩn đỏ khắp người. Mề đay mãn tính xảy thường xuyên, kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mề đay mãn tính
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mề đay mãn tính

Theo các chuyên gia về da liễu, chỉ có khoảng 20-30% các trường hợp mề đay mãn tính có các nguyên nhân bệnh rõ ràng. Tình trạng mề đay mãn tính có thể khởi phát do những nguyên nhân dưới đây:

Không can thiệp điều trị

Ở một vài trường hợp, mề đay có khả năng tự thuyên giảm mà không cần đến việc điều trị và chăm sóc. Tuy nhiên, với những người có cơ địa nhạy cảm, khả năng tự phục hồi kém nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ khiến da bị tổn thương. Tình trạng bị nổi mề đay kéo dài có thể là hệ quả của việc chủ quan, không tiến hành khám và chữa trị kip thời.

Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên

Dị nguyên là các yếu tố lạ khi tiếp xúc có thể gây nên các dị ứng cho cơ thể, điển hình như: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc,… Nếu thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, da sẽ bị tổn thương kéo dài, lan rộng và triệu chứng mẩn ngứa sẽ nặng hơn.

Quá trình chữa trị bệnh mề đay sẽ không có hiệu quả nếu bệnh nhân liên tục tiếp xúc với dị nguyên. Theo thời gian, mề đay cấp tính sẽ chuyển dần thành mề đay mãn tính.

Ảnh hưởng của một số bệnh lý

Mề đay kéo dài do ảnh hưởng nhiễm khuẩn Helicobacter pylori
Mề đay kéo dài do ảnh hưởng nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

Tình trạng mề đay mãn tính lâu ngày, không khỏi cũng do ảnh hưởng của một số bệnh lý như:

  • Suy giảm chức năng gan: gan là cơ quan giúp thanh lọc và thải các độc tố có hại. Các chức năng gan bị suy giảm sẽ khiến độc tố sẽ tích tụ trong máu. Gây ra hiện tượng ngứa da và kích thích mề đay bùng phát.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn Helicobacter pylori tồn tại trong dạ dày của người và gây ra các loại bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì việc nhiễm loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây ra mề đay mãn tính.
  • Nhiễm giun sán: mề đay do sự xuất hiện của giun sán là tình trạng phổ biến và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Hệ miễn dịch trong cơ thể tạo ra các kháng nguyên để đối kháng với ký sinh trùng. Điều này vô tình đã kích thích các phản ứng dị ứng gây nên tình trạng mề đay xuất hiện.
  • Bệnh tuyến giáp: bệnh tuyến giáp làm cho cơ thể tiết ra các kháng thể kháng giáp antithyroglobulin trong máu. Kháng thể này sẽ gây ra hiện tượng nổi mề đay kèm theo đó là chứng phù mạch.

Không xác định được nguyên nhân

Có khoảng từ 70-80% trường hợp bị mề đay mãn tính nhưng không thể tìm ra được các nguyên nhân chính xác thường được gọi là mề đay mãn tính tự phát hoặc mề đay vô căn tự phát. Trong trường hợp này, tình trạng mẩn ngứa thường có xu hướng kéo dài, gây ảnh hưởng tới ngoại hình, tâm lý và cuộc sống của người bệnh.

Cách chữa trị nổi mề đay mãn tính

Điều trị mề đay mãn tính gặp nhiều khó khăn do khả năng tái phát cao, phần lớn không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng các biện pháp điều trị chuyên sâu và các chế độ chăm sóc hợp lý.

Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Sử dụng các loại quần áo có chất liệu mềm
Sử dụng các loại quần áo có chất liệu mềm

Dị nguyên là yếu tố khiến bệnh mề đay kéo dài và có khả năng phát triển nặng hơn. Vì vậy, việc đầy tiên đó là bạn cần tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị ứng như:

  • Hạn chế dùng các loại đồ uống hoặc thức ăn có tỉ lê khả năng dị ứng cao như: đậu phộng, hải sản, sữa, nấm,…
  • Cẩn trọng trong việc sử dụng các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da. Không sử dụng những loại mỹ phẩm chứa các thành phần dễ kích ứng như cồn, hương liệu, chất bảo quản,…
  • Tránh tiếp xúc với lông thú nuôi, phấn hóa, bụi bẩn, nấm mốc,…
  • Mặc quần áo sử dụng các chất liệu mềm mại, giảm ma sát lên da.

Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống

Uống thuốc đúng giờ giúp giảm tình trạng mẩn ngứa do nổi mề đay kéo dài
Uống thuốc đúng giờ giúp giảm tình trạng mẩn ngứa do nổi mề đay kéo dài

Khi bị mề đay mãn tính kéo dài bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu để kiểm tra, chỉ định các loại thuốc bôi và uống phù hợp. Thuốc điều trị mề đay chỉ có tác dụng làm giảm khả năng tổn thương gia, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mẩn ngứa lan rộng. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mề đay lâu ngày không khỏi như:

  • Thuốc kháng histamine: nhóm thuốc này được chỉ định nhằm ức chế và giải phóng histamine, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kết hợp cả 2 loại thuốc kháng sinh histamine H1 và H2.
  • Thuốc bôi và thuốc uống chứa corticoid: loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp mề đay phù mạch hoặc các trường hợp triệu chứng mẩn ngứa lan rộng toàn thân. Tuy nhiên, những loại thuốc này có tác dụng phụ do đó chỉ nên điều trị ngắn ngày.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: thuốc ức chế miễn dịch như: Methotrexate, Cyclophosphamide, Cyclosporine,… Những loại thuốc này đươc bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp cần thiết khi mề đay vô căn cứ.
  • Thuốc Omalizumab: Omalizumab có tác dụng ức chế và sản sinh ra các kháng thể IgE. Đây là yếu tố gây giải phóng histamine và leukotrien. Thông thường, loại thuốc này chỉ sử dụng để điều trị hen suyễn. Nhưng trong thực tế, thuốc Omalizumab khi điều trị mề đay sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Tình trạng nổi mề đay lây ngày không khỏi là do ảnh hưởng của các bệnh lý tiềm ẩn. Bạn nên cần chú ý các biểu hiện và tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị sớm nhất. Khi tình trạng bệnh được kiểm soát và điều trị sẽ giúp các triệu chứng mẩn ngứa trên da có xu hướng giảm rõ rệt.

Chế độ chăm sóc đối với người bị bệnh mề đay mãn tính

Tập các môn thể thao nhẹ giúp nâng cao sức khỏe
Tập các môn thể thao nhẹ giúp nâng cao sức khỏe

Sử dụng thuốc chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, không thể điều trị dứt điểm mề đay mãn tính. Do đó, bác sĩ khuyên nên sử dụng thuốc kết hợp với các chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. Một số cách chăm sóc giúp cải thiện tình trạng mề đay mãn tính như:

  • Làm sạch da bằng các sản phẩm có độ pH trung tính, chứa các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên an toàn và dịu nhẹ cho da. Vệ sinh da không hiệu quả có thể khiến tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn khiến mề đay lan rộng.
  • Không dùng tay chà xát hoặc gãi ngứa vào vùng da nổi mẩn. Để giảm tình trạng ngứa bạn có thể chườm đá lạnh, tắm nước mát hoặc sử dụng các loại thuốc giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng kem chống nắng, khẩu trang, áo khoác nắng nếu phải di chuyển dưới thời tiết có ánh nắng cường độ mạnh ( từ khoảng 10 giờ đến 16 giờ).
  • Không nên tắm nước quá nóng và tránh tiếp xúc với những nguồn nước lạ.
  • Hạn chế tập những bộ môn thể thao gây đổ nhiều mồ hôi và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Bạn có thể tham khảo bộ môn bơi lội hoặc ngồi thiền làm giảm căng thẳng và nâng cao sức khỏe cho những người mắc bệnh mề đay mãn tính.

Mề đay mãn tính là hệ quả của nhiều yếu tố tác động và nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Để có thể kiểm soát tổn thương da, hạn chế sự việc mẩn ngứa lan rộng cần khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Bên cạnh đó, nên kết hợp với các chế độ chăm sóc cơ thể một cách khoa học để có thể đạt kết quả điều trị tốt nhất.

0 thoughts on “Mề đay mãn tính: Tại sao chữa mãi không khỏi?

  1. Vũ Thị Tuyết says:

    Em chào bác sĩ! Bác cho em hỏi, em bị mề đay mãn tính khoảng 1 năm nay rồi, cách đây 1 tuần em bị nổi lên toàn thân, cảm thấy hơi khó thở, buồn nôn. Em có đi khám và đang điều trị tại phòng khám Đông Phương, điều trị đông tây y kết hợp. Hiện tại thì em thấy người hết mẩn đỏ và không còn ngứa nữa. Liệu sau khi điều trị tại đó xong em có bị tái lại không ạ?