Mề đay mãn tính vô căn là gì? cách phòng và điều trị thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về bệnh này.
Mề đay mãn tính vô căn là tình trạng da xuất hiện những nốt mẩn, ngứa ngáy kéo dài hơn 6 tuần, có hiện tượng kéo dài, dễ tái phát nhưng không rõ nguyên nhân.
Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng những tổn thương về da gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho con người. Nếu bệnh không điều trị kịp thời rất dễ gây nên các biến chứng như da bị viêm nhiễm, chàm sa, tăng khả năng bị dị ứng vi khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mề đay mãn tính vô căn là gì?
Mề đay mãn tính vô căn có những đặc điểm sau:
- Tình trạng da bị mẩn đỏ, nổi phát ban kéo dài hơn 6 tuần thì được xác định là bị bệnh mề đay mãn tính.
- Vô căn là cụm từ để miêu tả bệnh không rõ nguyên nhân.
Vì vậy, mề đay mãn tính vô căn là bệnh mề đay không xác định được lí do bệnh liên tục tái phát là gì. Bệnh mề đay mãn tính vô căn khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn khi không rõ lý do gây bệnh.

Đối tượng người có thể bị mề đay mãn tính vô căn:
- Ai cũng có thể là đối tượng khiến bệnh nổi mề đay trở thành mãn tính, kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em và người già.
- Đối tượng dễ mắc nhất những người ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là nữ giới.
Bệnh mề đay mãn tính vô căn có nguy hiểm không?
Bệnh mề đay mãn tính vô căn không nguy hiểm đến tính mạng của con người. Thế nhưng việc bị bệnh mãn tính trong một thời gian dài gây cản trở rất nhiều cho công việc và cuộc sống. Mề đay mãn tính vô căn tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến người bệnh tự ti, ngoại hình xấu đi. Những tình trạng bệnh khiến người bệnh nóng rát, ngứa ngáy khiến người bệnh mất tập trung, khó chịu hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn không có phương pháp điều trị hiệu quả, thì bệnh có thể dẫn đến biến chứng như:
Khiến da bị chàm hóa da: Da bị chàm hóa là hiện tượng làn da bị tổn thương đóng thành từng mảng dày, khô ráp, nứt nẻ nhìn giống như hình ảnh của bệnh chàm. Điều này khiến da trở nên xấu xí, để lại thâm sẹo, tăng khả năng bị bội nhiễm, chắc chắn đây là điều mà không ai mong muốn.
Phát triển các bệnh dị ứng khác: Mề đay mãn tính vô căn khi không được điều trị khiến hệ miễn dịch sản sinh ra nhiều kháng nguyên IgE. Khi mà nồng độ IgE trong huyết thanh tăng lên, lúc này da sẽ bị biến chứng thành nhiều bệnh dị ứng khác điển hình như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, bệnh chàm,…
Thâm da, viêm nhiễm da: Bệnh mãn tính mề đay khiến bệnh trở nên kéo dài và đau rát âm ỉ. Khi ngứa, người bệnh thường rất khó chịu và đưa tay lên gãi. Khi này, vùng tổn thương ở da sẽ sưng, lan rộng ra gây nên hiện tượng thâm da, viêm nhiễm.
Tuy mề đay mãn tính vô căn không lây từ người này sang người khác. Thế nhưng, nếu người bệnh gãi vùng da bị mề đay thì bệnh có thể lan rộng khắp cơ thể nếu không có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh mề đay mãn tính vô cân còn do yếu tố di truyền, nghĩa là nếu bố mẹ bị nổi mề đay mãn tính vô căn thì con cái của họ cũng có khả năng mắc bệnh này cao hơn.
Bị nổi mề đay mãn tính vô căn phải làm sao?
Bản chất của bệnh nổi mề đay mãn tính vô căn là bệnh không xác định được nguyên nhân cụ thể (vô căn), bên cạnh đó khả năng tái phát bệnh, kéo dài bệnh lại tăng cao. Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng bệnh không được điều trị sớm thì ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Sau đây là những cách chữa trị mề đay bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây để điều trị mề đay
Bạn có thể sử dụng thuốc kháng Histamine để làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Bởi Histamine chính là thành phần khiến bệnh mề đay nổi lên trên bề mặt da. Thuốc kháng này sử dụng khá hiệu quả và nhanh chóng, tuy nhiên rất có hại cho sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách. Khi dùng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, theo đơn chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ, dược sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc Corticoid. Chất Corticoid là thuốc thuộc nhóm nội tiết, bản chất nó có tác dụng kháng viêm và chống dị ứng da. Thuốc này có tác dụng rất hiệu quả để điều trị bệnh. Tuy nhiên, thuốc gây ức chế miễn dịch (miễn dịch chiến đấu với các tác nhân nên da bị mề đay), chính vì vậy thuốc gây ra các rủi ro và biến chứng nguy hiểm đến xương (bị loãng xương), huyết áp (tăng huyết áp), thận (suy thận), dạ dày (viêm loét dạ dày),…
Thông thường các bác sĩ, dược sĩ chỉ cho người bệnh dùng thuốc corticoid trong điều trị ngắn ngày nếu như người bệnh bị dị ứng và dùng thuốc kháng histamine không hiệu quả. Việc điều trị với thuốc này hiệu quả với bệnh mề đay mãn tính vô căn.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Các cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian đơn giản tại nhà luôn là lựa chọn của nhiều người khi muốn chữa trị bệnh mãn tính mề đay vô căn. Bài thuốc này khá dễ làm, sử dụng lá cây, dược liệu từ thiên nhiên nên lành tính, an toàn, nhất là trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú hoàn toàn có thể sử dụng được.
Với 2 cách điều trị mề đay từ đinh lăng và lá khế dưới đây sẽ giúp bạn khỏi được bệnh mề đay, da sẽ hết mẩn đỏ, ngứa ngáy. Cách làm này an toàn, tuy nhiên bạn cần kiên trì trong thời gian dài mới khỏi bệnh.
+ Điều trị bệnh mề đay từ cây đinh lăng:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá đinh lăng khô
Cách làm:
- Đầu tiên bạn cần rửa sạch lá đinh lăng.
- Sau đó cho lá đinh lăng vào ấm và đun sôi lên.
Cách dùng:
- Nước lá đinh lăng bạn uống 2 lần 1 ngày.
+ Chữa bệnh mề đay mãn tính vô căn bằng lá khế:

Chuẩn bị:
- Lá khế tươi, lá thông, lá long não, lá thanh hao (thiếu 1 trong những loại lá trên đều được)
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch lá khế, lá long não, lá thanh hao, lá thông.
- Sau đó cho vào ấm và đun sôi cùng với nước.
Cách dùng:
- Dùng nước lá khế, lá long não, lá thanh não đã đun sôi để pha nước tắm hàng ngày, đảm bảo rằng tình trạng mề đay của bạn sẽ được cải thiện.
Chữa mề đay mãn tính vô căn bằng cách thay đổi chế độ ăn uống
Nhiều loại thực phẩm chính là nguyên nhân gây bệnh mề đay. Trong thành phần của thực phẩm đó, gây dị ứng và không phù hợp để cơ địa của từng người, từ đó khiến bệnh mề đay tái phát. Vì vậy bên cạnh việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học, bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm sau:
- Thực phẩm khiến chất Histamine bị giải phóng làm con người cảm thấy ngứa ngáy như cua, tôm, cá hoặc các món ăn được chế biến nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Hạn chế thức uống có hại sức khỏe như cà phê, bia, rượu, nước ngọt…
- Trong trường hợp mề đay mãn tính vô căn lan rộng ra khắp người, cần đến ngay bệnh viện gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị cẩn thận.
Trên đây là bài viết mề đay mãn tính vô căn là gì? Có nguy hiểm không? Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên, bạn đã nắm rõ được bệnh mề đay mãn tính vô căn không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, ngoại hình, tổn thương làn da, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Bằng những cách chữa trị ở trên, chúng tôi mong rằng bạn sẽ sớm khỏi bệnh.
Chúc bạn mau chóng hết bệnh mề đay.