Bệnh viêm da cơ địa bôi thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa đều cần tới sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ. Các loại thuốc bôi ngoài da phù hợp với tình trạng bệnh lý riêng của mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết đều có chung cơ chế tác động. Đó là làm giảm triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bùng phát, phục hồi và chống tái phát. Vậy, đâu là thuốc bôi ngoài da hữu hiệu đối với bệnh nhân viêm da cơ địa?

Bệnh viêm da cơ địa bôi thuốc gì?

Viêm da cơ địa xảy ra khi có yếu tố di truyền, dị ứng gây viêm, ngứa và bong tróc ở vùng da bị bệnh. Bệnh liên tục tái phát và trở thành mãn tính nếu không biết cách ngăn chặn. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng thuốc bôi ngoài da. Nếu chưa biết viêm da cơ địa bôi thuốc gì thì dưới đây là gợi ý an toàn:

Kẽm Oxide 10%

Viêm da cơ địa bôi thuốc gì cũng cần tới sự tư vấn của bác sĩ
Viêm da cơ địa bôi thuốc gì cũng cần tới sự tư vấn của bác sĩ

Đây là một loại thuốc kháng khuẩn làm dịu da, được bác sĩ chỉ định thường xuyên cho bệnh nhân viêm da cơ địa ở mặt, ở tay, chân. Vì hoạt tính của thuốc không quá mạnh nên thích hợp với giai đoạn khởi phát. Đó là người bệnh bị viêm da cơ địa cấp tính và bán cấp. Lúc này, dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện, dễ khống chế.

Tác dụng của thuốc bôi đó là khử khuẩn, sát trùng nhẹ, làm dịu đồng thời bảo vệ da. Bên cạnh đó, tình trạng khô vảy tiết cũng được ngăn chặn kịp thời. Khiến cho da nhanh hồi phục, tái tạo tế bào mới nơi bị bệnh. Liều lượng sử dụng cho người lớn từ 2 đến 3 lần trên một ngày. Trước khi thoa kẽm Oxide 10% người bệnh phải làm sạch da bằng nước muối pha loãng. Riêng với trẻ em, cần có tư vấn cụ thể của bác sĩ tùy vào độ tuổi của bé.

Tuy nhiên, kẽm Oxide 10% chống chỉ định với người có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với Pyrazol. Bệnh nhân đã có dấu hiệu nhiễm khuẩn ở vùng da viêm thì không nên dùng loại thuốc bôi này.

Sử dụng Hexamidine và Chlorhexidine

Hexamidine và Chlorhexidine là dung dịch sát khuẩn có hoạt tính nhẹ. Rất thích hợp với tình trạng vùng da bị viêm do dị ứng. Thời điểm thích hợp nhất để dùng thuốc là giai đoạn cấp, lúc các mụn nước bắt đầu vỡ. Đó là lúc vi khuẩn dễ dàng tấn, công xâm nhập sâu vào từng tế bào trên da. Sử dụng thuốc Hexamidine và Chlorhexidine sẽ giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cách dùng thuốc khá đơn giản, chỉ cần lấy bông Y tế, thấm dung dịch rồi chấm lên da. Triệu chứng của viêm da cơ địa sẽ được hạn chế tối đa. Không còn đau rát, căng cứng và tiết dịch nữa.

Thuốc hồ Tetrapred và Brocq

Thêm một loại thuốc bôi ngoài da mà người bị viêm da cơ địa nên sử dụng đó là thuốc hồ nước. Đây là một hỗn hợp dung dịch, có tác dụng giảm sung huyết, làm cho vết viêm trên da khô lại. Ngoài ra, thuốc hồ nước còn có khả năng kháng viêm, hạn chế dịch tiết. Thành phần chính gồm có glycerin, kẽm Oxide, bột talc. Nhóm bệnh nhân chính dùng thuốc hồ nước không chỉ có người viêm da cơ địa, còn có cả bệnh nhân vảy nến, tổ đỉa.

Thuốc hồ nước làm cho vùng da bị bệnh nhanh chóng khô lại
Thuốc hồ nước làm cho vùng da bị bệnh nhanh chóng khô lại

Bệnh nhân viêm da cơ địa cấp tính nhanh chóng khỏi bệnh nếu dùng thuốc đúng cách. Mỗi ngày cần bôi thuốc ở ngoài da ít nhất 2 lần. Mỗi lần bôi chỉ cần một lớp mỏng, không cần bôi tràn lan sang vùng da khỏe mạnh. Người bệnh nhanh chóng cảm thấy cơn ngứa bớt đi, triệu chứng đau rát giảm dần.

Giống như nhiều loại thuốc bôi khác, thuốc hồ nước cũng có thể gây bội nhiễm. Nếu như sử dụng trên vùng da có vết thương hở, chưa được làm sạch, sát khuẩn. Vì thế, trước khi dùng cần rửa sạch vùng da viêm dị ứng.

Corticoid bôi ngoài da

Bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu của viêm da cơ địa cần đến ngay bác sĩ thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ cho biết viêm da cơ địa bôi thuốc gì, làm thế nào để hạn chế bệnh. Một trong những loại thuốc mà được chỉ định thường xuyên nhất là Corticoid. Loại thuốc này giúp chống dị ứng và giảm viêm rất mạnh. Nhờ thế, thời gian hồi phục bệnh được rút ngắn. Corticoid có nhiều nhóm khác nhau:

  • Corticoid nhóm 1 – Có tác dụng rất mạnh: Betamethason dipropionat, Clobetason propionate.
  • Corticoid nhóm 2 – Có tác dụng mạnh: Fluocinolon acetonid, Hydrocortison butirat,  Desoximetason, Betamethason valerat.
  • Corticoid nhóm 3 – Có tác dụng vừa: Aclometason và Triamcinolon acetonid.
  • Corticoid nhóm 4 – Có tác dụng yếu: Dexamethason, Prednisolon acetat, Hydrocortison acetat.
Corticoid được chỉ định cho bệnh nhân viêm da cơ địa tái phát
Corticoid được chỉ định cho bệnh nhân viêm da cơ địa tái phát

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ đưa ra nhóm thuốc thích hợp nhất. Nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất cũng như hạn chế tác dụng phụ. Thời gian dùng thuốc bôi Corticoid chữa viêm da cơ địa chỉ kéo dài vài ngày. Thời điểm bệnh thuyên giảm cũng là lúc mà cần cắt giảm bớt liều lượng.

Việc lạm dụng Corticoid có thể gây ra những hệ quả như: Đỏ da, teo da, bội nhiễm, giãn mạch, rậm lông, mụn trứng cá, viêm nang lông,… Gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình chữa trị nên đến bệnh viện để thăm khám.

Thuốc bạt sừng chứa acid salicylic

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc bạt sừng chứa acid salicylic để bôi ngoài da. Đây là loại thuốc dùng được cho cảm bệnh nhân viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần. Acid Salicylic là một hoạt chất dẫn xuất của Beta Hydroxy acid, có khả năng tan trong dầu.

Vì thế, bôi thuốc bạt sừng có chứa thành phần này lên da có tác dụng thẩm thấu cao. Làm cho da sạch nhờn và đi cùng với đó là tính năng sát khuẩn nhẹ. Mọi tế bào chết ở khu vực viêm da cơ địa bị loại bỏ một cách triệt để. Như vậy, vi khuẩn không còn khả năng xâm lấn, gây ra bội nhiễm.

Thuốc bạt sừng cũng là loại bôi ngoài da đạt hiệu quả cao
Thuốc bạt sừng cũng là loại bôi ngoài da đạt hiệu quả cao

Có hai dạng acid salicylic là kem bôi và dạng thuốc mỡ, tất cả đều dùng ngoài da. Để tăng tác dụng điều trị, bệnh nhân có thể kết hợp với Corticoid. Tuy nhiên, bắt buộc tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ, không được dùng thuốc tùy tiện. Loại thuốc này chống chỉ định với người bị viêm da cơ địa quanh miệng. Hoặc các vết viêm da đã bị bội nhiễm, nhiễm trùng nặng.

Kháng sinh bôi ngoài da

Với tình trạng bệnh dị ứng nặng, không biết viêm da cơ địa bôi thuốc gì bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh bôi ngoài da. Thuốc có hoạt tính rất mạnh nên dùng cho đối tượng bị viêm da cơ địa bội nhiễm. Công dụng chính của thuốc vẫn là chống viêm, hỗ trợ giảm sưng. Đôi khi, kháng sinh dạng bôi còn được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng khi được kết hợp với kháng sinh toàn thân.

Viêm da cơ địa dùng thuốc bôi ức chế miễn dịch

Ngoài những loại thuốc bôi ngoài da kể trên, bệnh nhân viêm da cơ địa có thể dùng Tacrolimus. Đây là một loại thuốc bôi nhằm ức chế miễn dịch. Cơ chế hoạt động của thuốc tương tự Corticoid. Mặc dù vậy, điểm cộng của thuốc ức chế miễn dịch là không gây giãn mạch hay làm teo da.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc bôi chữa viêm da cơ địa?

Thuốc bôi ngoài da là giải pháp chính dành cho người viêm da cơ địa điều trị bằng Tây y. Hầu hết, người bệnh nhanh chóng cảm thấy dễ chịu. Triệu chứng của viêm da dị ứng giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, muốn hiệu quả lâu dài, không tác dụng phụ người dùng cần lưu ý:

Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt mặt trời

Cho dù bệnh nhân viêm da cơ địa bôi thuốc gì đi chăng nữa cũng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Bởi vì sau khi sử dụng thuốc, làn da bị bệnh trở nên nhạy cảm, mỏng hơn. Nếu để da chịu tác động của ánh nắng liên tục dẫn tới hiện tượng bỏng da. Trong ánh nắng có tia UV gây tổn da, chàm da, nám và thâm sạm. Nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời đủ sức làm cho da của người bệnh bỏng rát. Vì thế, hiệu quả chữa bệnh của các loại thuốc bôi không còn cao.

Không biết viêm da cơ địa bôi thuốc gì cần hỏi bác sĩ

Mọi giải pháp chữa bệnh đều cần có sự tư vấn của chuyên gia hoặc bác sĩ. Nhất là đối với bệnh nhân dùng thuốc Tây y. Bởi vì chúng ta không đủ kiến thức về thuốc, không hiểu rõ tình trạng bệnh của mình. Cho dù có dùng thuốc lâu ngày mà không đúng bệnh, đúng loại thì cũng không đạt kết quả.

Mọi loại thuốc chữa viêm da cơ địa đều có thể gây dị ứng nên cần cẩn thận
Mọi loại thuốc chữa viêm da cơ địa đều có thể gây dị ứng nên cần cẩn thận

Chưa kể đến các tác dụng phụ có thể gặp phải. Phát hiện ra triệu chứng của bệnh, đến gặp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Sau đó, dùng thuốc đúng theo loại mà bác sĩ kê đơn.

Vệ sinh tay và vùng da bị bệnh trước khi bôi thuốc

Trước khi bôi thuốc chữa viêm da dị ứng, cần làm sạch tay và vùng da bị bệnh. Không được dùng tay bẩn bôi thuốc, gián tiếp đưa vi khuẩn từ tay lên da. Tương tự như vậy với khu vực viêm da cơ địa, sát khuẩn bằng dung dịch nước muối. Hoặc người bệnh dùng nước lá trà xanh đun sôi, để ấm và rửa sạch. Như vậy, tác dụng dược lý của thuốc mới phát huy được tối đa công hiệu.

Tuân thủ nghiêm túc liều lượng, hướng dẫn của bác sĩ

Không phải bệnh nhân nào dùng chung một loại thuốc bôi cũng khỏi bệnh. Mỗi nhóm bệnh nhân cần có liều lượng dùng thuốc khác nhau. Do đó, bệnh nhân nhất định phải dùng đủ, dùng đúng hết quá trình chữa trị. Đặc biệt là đối với trẻ em, liều lượng thuốc cực kỳ quan trọng. Sử dụng quá liều khiến trẻ gặp phải nhiều tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Nên dùng thuốc dạng nước, dạng kem ở giai đoạn cấp

Thời điểm xuất hiện triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, vùng da thường bị tấy đỏ, tiết dịch. Người bệnh không nên bôi thuốc mỡ vào giai đoạn này vì chỉ khiến dịch tiết ra nhiều hơn. Người bệnh sẽ bôi thuốc ngoài da dạng kem, dạng thuốc nước. Hỗ trợ làm khô vùng da bị viêm, thúc đẩy quá trình đóng mài nhanh hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với một số loại kem dưỡng ẩm. Loại kem có thành phần tự nhiên, cấp ẩm làm mềm khu vực da bị bệnh. Điều đó hỗ trợ chống căng cứng, đau rát. Làm cho tế bào da hồi phục nhanh chóng.

Người bị viêm da cơ địa có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da để hạn chế triệu chứng, tăng cường hồi phục. Tuy nhiên, viêm da cơ địa bôi thuốc gì, bôi như thế nào cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong mọi hoàn cảnh đều không được tự ý mua thuốc sử dụng. Nên chú ý chăm sóc bản thân đúng cách để giúp quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất.