Ranitidin là thuốc gì, thành phần, công dụng, cách dùng thế nào…. hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Thuốc Ranitidin được sử dụng khá phổ biến trong các đơn thuốc dùng để điều trị đau dạ dày và các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa.
Ranitidin là thuốc gì

Thuốc Ranitidine hay còn gọi là thuốc Ranitidin, một loại thuốc chuyên điều trị các bệnh về dạ dày và đường ruột. Đồng thời còn được sử dụng sau khi khỏi bệnh để ngăn ngừa tái phát. Loại thuốc nào ức chế các thụ thể H2 histamin ở thành dạ dày, một nguyên nhân chính sinh ra axit dạ dày gây ra viêm loét dạ dày ở con người.
Sản phẩm thuộc phân nhóm thuốc tiêu hóa. Ngoài công dụng được chỉ định dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày thuốc Ranitidin còn có thể sử dụng trong các trường hợp: Viêm thực quản ăn mòn, trào ngược dạ dày và trào ngược thực quản…
Những điều cần biết về thuốc Ranitidin
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên có hiểu biết nhất định về loại thuốc đó. Điều này giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính bản thân. Thuốc Ranitidin có dạng bào chế nào và cơ chế hoạt động ra sao?
Dạng bào chế và hàm lượng của Ranitidin
Thuốc Ranitidin có các dạng bào chế đa dạng, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn loại phù hợp. Hiện nay trên thị trường có các dạng hàm lượng và bào chế thuốc Ranitidin sau:
- Thuốc Ranitidin dạng viên nén: hàm lượng thuốc Ranitidin 25mg, hàm lượng 75mg, Ranitidine 150 mg, Ranitidin 300mg.
- Thuốc Ranitidin dạng viên nang: với hàm lượng Ranitidin 150 mg, Ranitidine 300mg.
- Dung dịch tiêm Ranitidin: Ranitidin 50 mg/ml, Ranitidin 150 mg/6ml, hàm lượng 100ml/40ml.
Bệnh nhân hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị chuyên khoa để có tư vấn liều lượng dùng Ranitidin hợp lý. Cơ địa mỗi người không giống nhau do vậy dạng bào chế và hàm lượng cần dùng cũng không giống nhau. Không nên tự ý thay đổi liều lượng và dạng bào chế đã được kê đơn để đảm bảo sức khỏe.
Cơ chế hoạt động của Ranitidin
Dạ dày của bệnh nhân bị viêm loét hay trào ngược sẽ có quá trình sản xuất dịch vụ gia tăng hơn người bình thường. Lượng axit dạ dày tăng mạnh mẽ sẽ ăn mòn thành dạ dày, gây tổn thương nặng nề. Đồng thời các vết loét dạ dày sẽ càng nghiêm trọng hơn khiến bệnh nhân đau bụng và khó chịu.
Thuốc Ranitidin có cấu trúc tương tự như hoạt chất H2 histamin có sẵn trong thành dạ dày. H2 histamin là tác nhân chính khiến dịch dạ dày sản sinh nhiều hơn, làm trào ngược dạ dày. Ranitidin sẽ ức chế quá trình hình thành axit dạ dày nhờ quá trình đấu tranh với chất H2 histamin. Ranitidin giúp bảo vệ dạ dày của bạn khỏi sự tấn công của axit và những cơ trào ngược dạ dày khó ưa.

Về cơ chế hấp thụ của thuốc Ranitidin: Thuốc sau khi uống nhanh chóng được hấp thụ và chuyển hóa thông qua gan. Ranitidin sẽ tạo ra 3 hoạt chất N – oxide, S – oxide và dimethyl-ranitidin. 3 hoạt chất này xâm nhập vào dạ dày và làm công việc chính là cạnh tranh với H2 hitomi, giảm quá trình sản sinh axit dạ dày. Đồng thời hỗ trợ tiêu viêm, liền vết loét trong dạ dày. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ các chất này sẽ được đào thải qua đường bài tiết.
Để thuận lợi cho thuốc Ranitidin có quá trình chuyển hóa thành công và đào thải ra khỏi cơ thể, bạn nên sử dụng nhiều nước khi uống thuốc Ranitidin. Đồng thời bệnh nhân cần lưu ý đến chế độ ăn uống luyện tập để mang lại tác dụng thuốc Ranitidin tốt nhất.
Tác dụng của thuốc thuốc Ranitidin
Thuốc Ranitidin ngăn chặn kịp thời và điều trị các vấn đề ở thực quản, dạ dày gây ra bởi axit. Đây là loại thuốc được kê đơn nhiều cho bệnh nhân mắc các hội chứng Zolling – Ellison, viêm thực quản ăn mòn do axit, bệnh trào ngược dạ dày – Gred.
- Thuốc Ranitidin ức chế sự phát triển của hoạt chất H2 histamin, chữa lành vết thương lở loét gây ra bởi sự gia tăng axit trong dạ dày.
- Hỗ trợ điều trị chứng ợ chua, ợ nóng, đau dạ dày.
- Hỗ trợ điều trị các chứng khó tiêu, đầy bụng gây ra bởi axit dạ dày (axit khó tiêu).
Thuốc Ranitidin có thể mua ngoài tự điều trị mà không cần có đơn toa của bác sĩ. Nếu bạn đang tự điều trị ợ chua, ợ nóng, đau dạ dày bằng thuốc Ranitidin thì nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe, bạn nên nhận tư vấn của bác sĩ để công dụng của thuốc Ranitidin được phát huy tối ưu nhất.
Nên dùng thuốc Ranitidin như thế nào
Khi bạn thăm khám và được kê đơn thuốc Ranitidin, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ thực hiện theo đúng chỉ định và liều lượng bác sĩ đã kê đơn. Liều lượng Ranitidin sẽ có ảnh hưởng lớn đến thời gian bạn khỏi bệnh.
Mỗi đối tượng sẽ có một liều dùng khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cân nặng, tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh đau dạ dày… Thực hiện đúng theo lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp bạn mau chóng khỏi bệnh. Đồng thời nên dùng thuốc liên tục, không ngắt quãng để có hiệu quả tốt nhất.
Thuốc Ranitidin nên được uống với nước ấm mà không phải sữa hay bất kỳ loại nước giải khát nào khác. Tuyệt đối không dùng thuốc chung với thức ăn. cách uống này sẽ gây mất tác dụng điều trị bệnh của Ranitidin.
Thông thường thuốc Ranitidin có thể dùng 1 đến 2 lần trong một ngày. Đôi khi bác sĩ có thể tăng hoặc giảm liều lượng, phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn hiện tại.
Thuốc Ranitidin nên được uống sau bữa ăn 20 – 30 phút là tốt nhất. Nếu dùng thuốc Ranitidin 1 lần/ ngày thì bệnh nhân nên uống sau bữa ăn tối 30 phút và trước lúc đi ngủ 45 – 6o phút.

Thuốc Ranitidin nên được dùng vào các thời điểm giống nhau. Không được tăng giảm liều thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Việc ngưng thuốc Ranitidin giữa chừng có thể khiến cơn đau quay trở lại và làm phiền bạn.
Với những bệnh nhân đau dạ dày có triệu chứng ợ chua, ợ nóng thì nên uống thuốc Ranitidin trước khi ăn với nước ấm từ 40 – 60 phút. Chống chỉ định uống quá 2 viên/24 giờ. Nếu trong vòng 14 ngày kể từ khi dùng thuốc các triệu chứng bệnh không thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ đẻ được tư vấn.
Liều dùng của thuốc Ranitidin phù hợp cho người lớn (>17 tuổi)
Người lớn sẽ có liều dùng Ranitidin khác với trẻ em, và được điều chỉnh theo triệu chứng của người bệnh:
Liều dùng thuốc Ranitidin cho người lớn bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Dùng Ranitidin 150mg/ lần, ngày uống 2 lần sáng và tối sau bữa ăn từ 20 – 30 phút. Bạn cũng có thể sử dụng viêm nang Ranitidin 300mg uống 1 lần duy nhất. Có thể uống sau bữa ăn tối hoặc sau khi đi ngủ.
Đối với dạng dung dịch tiêm: Dùng 50mg tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch của người bệnh ngày 2 lần. Lưu ý mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ. Việc truyền dung dịch Ranitidin vào tĩnh mạch có thể thực hiện 6.25mg/giờ trong vòng 1 ngày.
Người lớn bị rối loạn tiêu hóa
Với người lớn trên 17 tuổi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa thì liều dùng thuốc Ranitidin sử dụng như sau:
Thời lượng sử dụng thuốc tối đa là 14 ngày, sau thời gian này nếu thuốc không có tác dụng hãy báo ngay với bác sĩ để có phương án điều trị khác phù hợp hơn. Ranitidin dùng cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa tối đa 75mg/ lần, ngày sử dụng 2 lần sáng tối và sau bữa ăn 30 – 60 phút. Tùy thuộc theo tình trạng bệnh mà bạn có thể sử dụng Ranitidin 1 – lần một ngày.
Liều dùng Ranitidin dành cho bệnh nhân dự phòng viêm loét dạ dày, tá tràng:
Sau khi khỏi bệnh bạn có thể tiếp tục sử dụng thuốc Ranitidin để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng quay trở lại. Tất nhiên chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ với sự tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng như sau: Uống 150mg/lần, ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Nên sử dụng nước ấm và ăn no trước khi uống thuốc.

Liều dùng dành cho bệnh nhân bị ăn mòn thực quản do axit
Ăn mòn thực quản do sự sản sinh quá nhiều axit dạ dày là tình trạng không hiếm gặp. Rất nhiều bệnh nhân đã được kê đơn thuốc Ranitidin để điều trị bệnh này. Bạn có thể tuân thủ liều lượng uống sau đây để có kết quả điều trị tốt.
- Liều khởi đầu: Ranitidin 150mg uống cho 4 lần một ngày. Uống sau khi ăn 30 phút để có hiệu quả tối ưu.
- Liều duy trì: người bệnh bị ăn mòn thực quản do axit dùng 150mg Ranitidin uống cho 2 lần mỗi ngày.
- Với dạng dung dịch: cần 50mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch ngày 2 lần. Mỗi lần nên cách nhau 6 – 8 tiếng. Ngoài ra trong trường hợp khẩn cấp có thể truyền dung dịch Ranitidin với tốc độ là 6.25mg/ giờ trong vòng 24 tiếng.
Liều dùng thuốc Ranitidin cho người đau dạ dày do stress công việc:
Đau dạ dày có nguyên nhân rất lớn từ việc làm việc quá sức, ăn uống không điều độ và căng thẳng trong thời gian dài. Bạn có thể sử dụng thuốc Ranitidin để điều trị tình trạng này với liều lượng dùng: 50mg tiêm bắp hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Lưu ý thời gian dùng cách nhau 6 – 8 tiếng để đảm bảo an toàn về y tế. Việc sử dụng Ranitidin giúp bạn duy trì độ pH dạ dày từ 4.0 trở lên, làm giảm cơ đau dạ dày nhanh chóng. Ngoài ra cũng có thể sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch. Khi truyền tĩnh mạch Ranitidin hãy đảm bảo có nhân viên y tế bên cạnh để kịp xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra.
Liều dùng Ranitidin cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày
Bệnh nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa thường được ưu tiên sử dụng Ranitidin ở dạng dung dịch hơn viên nang. Liều lượng 50mg dùng để tiêm vào tĩnh mạch hoặc bắp. Đối với bệnh nhân truyền tình mạch thì liều lượng có thể sử dụng Ranitidin là 6.25mg/giờ. Mục đích truyền Ranitidin để ổn định độ pH dạ dày, mức pH cần đạt 7.0. Từ đó bác sĩ sẽ tiến hành các quy trình điều trị tiếp theo để ngăn chặn xuất huyết dạ dày.
Liều dùng cho người lớn dự phòng phẫu thuật
Ngoài công dụng điều trị bệnh Ranitidin còn được sử dụng như một loại thuốc ức chế giảm GER trong các phẫu thuật mở lồng ngực. Liều lượng đủ cho dự phòng phẫu thuật là 150mg uống trước thời gian mổ từ 1 – 2 tiếng.
Liều lượng dùng dành cho bệnh nhân đang điều trị Pathological Hypersecretory
Liều ban đầu: Uống 2 lần mỗi ngày với liều lượng 150mg. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng để ổn định lượng axit trong dạ dày, thực quản.
Đối với dung dịch Ranitidin: Bác sĩ sẽ tiến hành truyền vào tĩnh mạch liều lượng 1mg/1 giờ là tối thiểu. Và có thể dùng tối đa Ranitidin 2.5mg/giờ.
Liều dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày
Thuốc có thể điều trị trào ngược dạ dày với liều lượng cụ thể như sau:
- Uống Ranitidin 150mg chia đều cho 2 lần/ ngày, uống vào buổi sáng và tối sau khi ăn từ 30 – 60 phút.
- Tiêm bắp 50mg/lần/ngày. Hoặc bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ,
Liều dùng của thuốc Ranitidin phù hợp cho trẻ em
Liều dùng là yếu tố quyết định đến công dụng và thời gian hồi phục của bệnh nhân. Nếu bạn đang sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ (<16 tuổi) đẻ chữa bệnh đau dạ dày thì không nên bỏ qua thông tin về liều lượng thuốc cần dùng sau đây:
Liều thuốc Ranitidin dành cho trẻ em bị loét tá tràng, viêm loét dạ dày
Đối với trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ như sau:
- Với dạng dung dịch: tiêm tĩnh mạch 2 – 4 mg/kg/ngày. Ngày chỉ tiêm tối đa 200mg/ ngày. cách 6 – 8 giờ sẽ tiêm một lần để đảm bảo công hiệu tốt nhất.
- Với dạng Ranitidin viên nang uống: Dùng 4 – 8mg/ lần, ngày uống 2 lần. Sau khi bệnh thuyên giảm hãy dùng liều duy trì 2 – 4mg/ lần/ngày.
Liều dự phòng dành cho trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng
Liều dùng cho trẻ từ 1 tháng – 16 tuổi cần đảm bảo liều lượng:
- Tiêm tĩnh mạch Ranitidin 2 – 4mg/ lần. Ngày tiêm tối đa 200mg Ranitidin.
- Uống 2 – 4mg/ lần. Ngày dùng Ranitidin 1 lần.
Liều thuốc Ranitidin cho trẻ bị trào ngược thực quản
Đối với trẻ sơ sinh thì liều lượng thuốc cần hết hết sức thận trọng, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ:

- Truyền tĩnh mạch Ranitidin: 1.5mg/kg truyền liên tục trong 12 giờ.
- Dùng 1,5mg/kg/liều Ranitidin dùng truyền cho trẻ, sau đó giảm liều xuống 0.004 – 0,008mg/kg/ giờ.
- Uống 2mg/kg/ngày. Ngày uống Ranitidin 2 lần và mỗi lần nên cách nhau từ 10 – 12 giờ.
Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi – 16 tuổi thì liều dùng như sau:
- Sử dụng 2 – 4mg tiêm tĩnh mạch. Mỗi lần tiêm cách nhau 6 – 8 giờ. Tiêm tối đa 200mg/ngày.
- Dùng 4 – 10mg/kg/ngày trong 2 lần, nên uống vào sau bữa ăn sáng và tối. Trong ngày chỉ uống tối đa 300mg.
Liều thông thường dành cho trẻ bị ăn mòn thực quản do axit
Trẻ từ 1 tháng tuổi – 16 tuổi:
- Liều dùng 2 – 4mg tiêm tĩnh mạch. Sau đó truyền tĩnh mạch liên tục với liều lượng 0,08 – 0,17mg/kg/ ngày.
- Với Ranitidin dạng viên: uống 4 – 10 mg/ ngày. Cách 12 tiếng uống một lần. Ngày dùng 2 lần sau khi ăn. Bác sĩ khuyến cáo không nên uống quá 300mg trong một ngày,
Liều Ranitidin dành cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh rất thường gặp ở trẻ. Ranitidin có công dụng điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên trong trường hợp điều trị rối loạn tiêu hóa, Ranitidin chỉ nên dùng cho trẻ nhỏ > 12 tuổi.
Liều lượng dùng 75mg Ranitidin uống một lần sau bữa ăn từ 20 – 40 phút. Thời gian sử dụng thuốc tối đa là 14 ngày. Sau 14 ngày bệnh tình không có chuyển biến tích cực thì bạn nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Thuốc Ranitidin có tác dụng phụ không
Cơ địa mỗi người không giống nhau chính vì vậy một số bệnh nhân có thể mẫn cảm với thành phần của Ranitidin. Nếu gặp phải một trong các tình trạng dưới đây bạn nên ngừng sử dụng Ranitidin và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời:
- Đau đầu, đau ngực sốt kèm theo khó thở.
- Ho ra đờm có màu xanh hoặc vàng.
- Trên cơ thể xuất hiện vết bầm tím hoặc chảy máu mũi.
- Người mệt mỏi, yếu bất thường.
- Nhịp tim nhanh dồn dập hoặc chậm.
- Mắt mờ, mỏi không thể nhìn xa hoặc hoa mắt chóng mặt.
- Đau họng, buồn nôn kèm theo da bị bong tróc, phát ban đỏ.
- Chan ăn, nước tiểu đậm màu.
- Phân có màu vàng da hoặc màu đất sét.
-
Thuốc Ranitidin có thể gây ra tác dụng phụ
Trong một số trường hợp sử dụng thuốc cũng có các tác dụng phụ ít nghiêm trọng như:
- Đau đầu.
- Buồn ngủ, hoa mắt chóng mặt.
- Khó ngủ.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Ngực sưng hoặc bị co thắt.
- Tiêu chảy, táo bón kéo dài.
- Buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dạ dày nghiêm trọng hơn.
Không phải ai cũng có những triệu chứng kháng thuốc Ranitidin giống nhau và mức độ nghiêm trọng tương tự nhau. Để tránh những tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng thuốc Ranitidin thì việc tham khảo ý kiến bác sĩ là điều vô cùng cần thiết.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Ranitidin
Để giúp bạn đọc tiện theo dõi và kịp thời ứng phó khi sử dụng thuốc, bài viết đã tổng hợp những điều cần lưu ý khi về loại dược phẩm này ngay dưới đây.
Thận trọng trước khi dùng thuốc Ranitidin
Hãy cẩn trọng với thuốc Ranitidin và bất kỳ loại dược phẩm nào trước khi sử dụng. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin về:
- Những thành phần có trong thuốc Ranitidin để đảm bảo bạn không mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng một loại thuốc, thảo dược nào khác.
- Ợ chua và ợ nóng có thể là dấu hiệu của bệnh đau tim. Vì vậy hãy thật chắc chắn rằng bạn bị đau dạ dày để sử dụng thuốc phù hợp.
Thận trọng khi bạn mang thai hoặc cho con bú
Theo Cục quản lý Dược phẩm của Hoa Kỳ thì thuốc Ranitidin được xếp vào nhóm B đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Trong đó bảng phân loại thuốc dành cho đối tượng này như sau:
- A: An toàn và không có nguy cơ.
- B: Không có nguy cơ trong một vài nghiên cứu.
- C: Có thể xảy ra nguy cơ kháng thuốc.
- D: Đã có bằng chứng về nguy cơ gây hại đến thai kỳ
- X: Chống chỉ định không dùng.
- N: Vẫn chưa được nghiên cứu.
-
Phụ nữ có thai nên hạn chế dùng Ranitidin
Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rủi ro của Ranitidin đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú nhưng thận trọng với dược phẩm là điều bạn cần lưu ý. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn dược phẩm đó an toàn cho cả mẹ và bé.
Chế độ ăn khi sử dụng thuốc Ranitidin
Để đem lại hiệu quả sử dụng thuốc tốt nhất, bạn nên kết hợp một chế độ ăn hợp lý cùng tập luyện thể thao hàng ngày.
Nên ăn gì khi sử dụng thuốc Ranitidin
Một thực đơn nhiều rau xanh, hoa quả và giàu dinh dưỡng sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh đau dạ dày, viêm loét tá tràng “khó ưa”:
Sữa chua: một loại thức uống không thể thiếu đối với các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Trong sữa chua có hàm lượng men vi sinh rất tốt cho dạ dày. Lượng probiotic hỗ trợ điều trị tăng cường những men vi sinh có lợi cho đường ruột, hạn chế sản sinh ra axit gây viêm loét.
Súp lơ xanh: Loại rau này có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng và hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả. Bạn có thể xay nước ép hoặc luộc ăn trực tiếp để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Ngoài ra khi sử dụng thuốc Ranitidin có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác như: rau cần tây, quả mọng, dầu oliu, mật ong, trà thảo mộc. Đây đều là những thực phẩm có tác dụng tiêu viêm, làm lành vết thương tốt. Người bị đau dạ dày nên chia nhỏ các bữa ăn 5 – 6 lần/ ngày. Không nên ăn quá no hoặc để đói bụng sẽ gây áp lực cho dạ dày, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Những thực phẩm nên tránh khi dùng thuốc Ranitidin

Các thực phẩm, đồ uống sau đây có thể làm nặng thêm các triệu chứng đau dạ dày của bạn. Thậm chí làm giảm đi tác dụng của thuốc Ranitidin. Bạn nên loại bỏ những thực phẩm sau khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày:
- Đồ uống chứa chất kích thích: rượu, bia, cà phê… sẽ khiến dạ dày bị loét nghiêm trọng hơn. Lượng axit trong dạ dày tăng nhanh có thể gây ra cơ đau bụng dữ dội, hay trào ngược dạ dày nguy hiểm.
- Trà bạc hà, trà xanh có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người tuy nhiên bệnh nhân đau dạ dày cần hạn chế 2 loại đồ uống này.
- Nước cam và bưởi có tính chua sẽ làm gia tăng axit làm vết loét dạ dày thêm nghiêm trọng.
- Đồ ăn xào rán nhiều mỡ không chỉ có hại cho hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Thay vì dùng mỡ động vật bạn có thể sử dụng dầu oliu thay thế, sẽ rất tốt cho dạ dày.
- Đồ ăn cay nóng có chứa ớt, hạt tiêu, gừng tỏi…Không nên ăn quá mặn hoặc thực phẩm quá ngọt.
Nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều Ranitidin
Nên làm gì khi bạn uống quá liều hoặc quên uống thuốc Ranitidin? Có lẽ đây là lo lắng chung của nhiều bệnh nhân?
Trong trường hợp quá liều: Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Hoặc gọi ngay cho xe cứu thương nếu tình trạng nghiêm trọng.
Nếu bạn đã để lỡ thời gian uống thuốc Ranitidin, hãy bổ sung ngay trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên nếu đã gần với thời gian dùng liều kế tiếp thì bạn nên bỏ qua, hãy tiếp tục uống thuốc theo đúng thời gian quy định.
Tuyệt đối không tự tăng gấp đôi liều lượng đã được bác sĩ quy định. Việc tăng liều lượng có thể đưa bạn vào trạng thái nguy hiểm: sốc thuốc, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy đặt cho mình một báo thức để uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng bác sĩ chỉ định nhé.
Trên đây là những điều cần biết về thuốc Ranitidin: Liều dùng cũng như công dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích phần nào cho những bệnh nhân đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
- Thuốc omeprazol có tốt không? Những ai nên dùng thuốc này?
- Thuốc mepraz có tốt không? Có ảnh hưởng gì không?
- Thuốc Maalox có tốt không? Dùng thế nào? Có gây tác dụng phụ không?