Mepraz là thuốc gì? Có tốt không, thành phần, công dụng và cách dùng thế nào? Có tác dụng phụ không? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Đau dạ dày đã trở thành một trong những căn bệnh phổ biến trên thế giới. Mặc dù đây không phải là bệnh ác tính, nhưng những triệu chứng bệnh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người. Sự ra đời của thuốc Mepraz đã trở thành giải pháp giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau dạ dày, triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đầy bụng khó tiêu,…

Bệnh đau dạ dày là gì, Các dấu hiệu của viêm loét dạ dày
Dạ dày là bộ phận tiêu hóa thức ăn chủ chốt của cơ thể, nằm giữa thực quản và tá tràng. Dạ dày có nhiệm vụ tiết ra chất dịch vị và co bóp để tiêu hóa thực phẩm. Dạ dày rất dễ bị tổn thương do vi khuẩn, các yếu tố nội ngoại nhân tác động.
Dạ dày bị viêm, loét lớp niêm mạc, sẽ làm giảm hoạt động co bóp cũng như rối loạn axit dạ dày. Các triệu chứng đau dạ dày thường gặp như: đầy bụng, trướng bụng do thức ăn bị ứ lại không tiêu hóa được, buồn nôn, trào ngược, đi ngoài khó khăn, bị đứt quãng và có cảm giác chưa đi hết.
Khi lớp niêm mạc dạ dày bị loét trầm trọng, người bệnh sẽ bị nôn ói liên tục mặc dù không ăn gì, có khi còn nôn ra máu. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng dẫn đến ung thư dạ dày, ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng ăn uống và tuổi thọ của người bệnh.
Mepraz là thuốc gì
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin cần biết về loại thuốc được xem là thần dược đặc trị đau dạ dày – Mepraz.
Xuất xứ và thành phần của thuốc đau dạ dày Mepraz
Ấn Độ là nước đã điều chế ra Mepraz, trực thuộc tập đoàn Laboratories, sau đó được phân phối khắp thế giới bởi Sanofi Aventis. Đây cũng là nhà phân phối thuốc lớn nhất tại Việt Nam, đạt tiêu chuẩn WHO – GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc).
Thành phần chính của Mepraz là OMeprazole và các tá dược khác, thuộc vào nhóm thuốc đường tiêu hóa, ức chế bơm proton. Tất cả được điều chế cho ra viên nang Mepraz 20mg phù hợp với liều dùng.
Quy cách đóng gói của thuốc Mepraz 20mg
Trước đây một hộp thuốc bao gồm 5 vỉ, mỗi vỉ có 4 viên. Tuy nhiên sau đó, nhà sản xuất nhận thấy số lượng viên theo mẫu cũ không đáp ứng được liều dùng chuẩn để điều trị bệnh nên đã thay mẫu mới. Mepraz mẫu mới ra đời với quy cách: Mepraz 20mg vỉ 7 viên, một hộp chứa 4 vỉ.

Đối tượng chỉ định dùng Mepraz
Dùng thuốc đúng người đúng bệnh, không nên lạm dụng thuốc nếu bạn chưa chắc chắn mình đang có vấn đề về dạ dày. Những đối tượng sau đây có thể sử dụng Mepraz:
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori dương hoặc âm tính.
- Người bị khó tiêu, đầy hơi, trào ngược dạ dày.
- Người mắc hội chứng Zollinger-Ellison, hình thành các khối u gastrin kích thích tuyến niêm mạc tiết ra axit quá mức.
- Người bị loét dạ dày và tá tràng do sử dụng nhiều thuốc kháng viêm NSAID.
- Người bị u đa tuyến nội tiết do bị rối loạn sự sản sinh hormone.
Công dụng của Mepraz
OMeprazole giúp ngăn chặn sự sản sinh quá mức axit dạ dày, nguyên nhân chính bào mòn thành dạ dày gây viêm loét. Bằng việc ức chế hoạt động của Enzyme H+/K+ ATPase, Mepraz đã điều tiết và hạn chế được quá trình tiết ra axit cơ bản và axit dạ dày một cách nhanh chóng, hiệu quả. Mepraz còn có khả năng kháng viêm, chữa lành vết thương trên thành dạ dày, tá tràng, thực quản.
Liều lượng khuyên dùng
Thuốc có chỉ định liều dùng khác nhau cho từng chứng bệnh về dạ dày, cần sử dụng Mepraz đúng cách để mạng lại hiệu quả tốt nhất.
- Đối với người bị loét phần trên của niêm mạc: Mỗi ngày dùng một viên 20mg, dùng kéo dài 4 đến 8 tuần.
- Đối với triệu chứng ngào ngược axit dạ dày: Liều lượng khuyên dùng là 2 viên/ngày và dùng trong khoảng 4 đến 8 tuần.
- Người bị viêm thực quản: Dùng 1 viên/ ngày, thường bệnh nhân sẽ chữa lành ổ loét trong liệu trình 28 ngày.
- Loét dạ dày do dùng thuốc NSAID: Uống 1 viên/ngày đều đặn trong liệu trình 28 ngày, vết loét sẽ lành hẳn.
- Dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison: Được khuyên dùng 3 viên/ngày, tối đa 6 viên/lần.
- Trường hợp bị trướng bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị: Dùng ½ viên để chữa trị tức thời các triệu chứng trên.
Tuy nhiên để xác định đúng bệnh trạng và liều lượng uống chính xác nhất, bạn nên khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trước khi dùng thuốc. Nếu các triệu chứng diễn ra thường xuyên, không nên lạm dụng Mepraz khiến cơ thể bị lờn thuốc sẽ gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Mepraz chống chỉ định với những đối tượng nào
Để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, các đối tượng sau đây được khuyên không nên sử dụng Mepraz:
- Không dùng thuốc nếu bạn bị dị ứng với các thành phần thuốc, hoặc quá mẫn cảm với các dược phẩm ức chế bơm proton.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ mới sinh đang cho con bú không nên dùng, bởi Mepraz có tính kháng sinh, kháng viêm có thể ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé.
- Bệnh nhân suy gan, thận cũng là đối tượng chống chỉ định dùng thuốc.
Mepraz có tác dụng phụ không
Tùy vào thể trạng từng người, do Mepraz có hoạt tính cao và nhanh chóng nên khó tránh khỏi một vài tác dụng phụ có thể xảy ra. Người dùng có thể gặp phải tình trạng: chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau nhức xương ở người lớn tuổi, tăng men gan, phát ban,… Khi mắc các triệu chứng trên cần ngưng sử dụng thuốc Mepraz ngay lập tức và đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi các tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp nếu bạn dùng thuốc đúng liều lượng.

Mua Mepraz ở đâu – Giá bao nhiêu
Thuốc chữa đau dạ dày Mepraz rất phổ biến trên thị trường, bạn có thể tìm mua ở bất cứ nhà thuốc lớn, nhỏ nào trên khắp cả nước. Giá tham khảo cho hộp Mepraz mẫu cũ (4 viên x 5 vỉ) là 70.000 đồng, mẫu mới ( 7 viên x 4 vỉ) là 105.000 đồng. Tuy nhiên giá trên sẽ có thay đổi tùy vào từng chương trình khuyến mãi và số lượng mua.
Sức khỏe phải luôn được ưu tiên hàng đầu, chúng ta không nên lơ là khi cơ thể mắc phải các triệu chứng dù nhỏ hay lớn. Bệnh đau dạ dày cần được chữa trị dứt điểm từ giai đoạn đầu, tránh bệnh chuyển hóa sang giai đoạn ung thư. Ngoài việc sử dụng Mepraz đúng cách, để đề phòng cũng như hạn chế các cơn đau, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý cũng là một trong những yếu tố quyết định.
- Dạ Dày Mộc Hoa Có Tốt Không, Review Từ Người Dùng Trước
- Thuốc Grangel Có Tốt Không? Bà Bầu Có Dùng Được Không?
- Bình Vị Nam 354 Có Tốt Không, Mua Ở Đâu, Review Từ Người Dùng