Cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà với các nguyên liệu có sẵn giúp người bệnh ngăn chặn sự lây lan và giảm bớt cảm giác khó chịu.
Chữa trị bệnh tổ đỉa theo những cách dân gian đơn giản khiến người bệnh yên tâm hơn vì không phải lo lắng tới tác dụng phụ có thể xảy ra. Mặt khác, các phương pháp này lại vô cùng thuận tiện nhưng cũng không kém phần hiệu quả trong việc chữa bệnh.
Các cách chữa tổ đỉa theo dân gian hiệu quả nhất
Không thể phủ nhận rằng những bài thuốc chữa tổ đỉa đơn giản với nhiều loại thảo dược khác nhau được dân gian lưu truyền là thật sự có tác dụng trong việc chữa bệnh. Hãy cùng nhau tham khảo các cách chữa bệnh tại nhà từ 10 gợi ý dưới đây nhé.
1. Chữa trị tổ đỉa theo dân gian với muối hạt
Chữa tổ đỉa bằng muối là một trong những cách dân gian đơn giản nhất để chữa trị tổ đỉa bởi nguyên liệu rất dễ tìm và mang lại tính hiệu quả cao cho người bệnh. Được xem là gia vị chính khi nấu ăn từ bao đời nay, muối luôn có sẵn trong ngăn bếp mỗi gia đình, vì thế không cần mất quá nhiều công sức chuẩn bị khi dùng muối để trị tổ đỉa.
Theo các phân tích về tính chất hóa học, muối ăn có tác dụng có tác dụng giảm sưng viêm, khử khuẩn, kháng viêm khá tốt. Điều này làm ngăn chặn sự lan rộng của bệnh tổ đỉa, dịu đi cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cũng như góp phần giúp vết thương mau lành hơn. Thế nhưng người bệnh nên lưu ý kỹ rằng chỉ nên dùng muối để trị tổ đỉa khi bệnh vẫn còn trong giai đoạn nhẹ và chưa có vết thương hở.

Cách dùng muối để chữa tổ đỉa:
Rang một nắm muối hạt trên chảo nóng. Sau khi chờ muối đã rang nguội bớt thì cho vào túi vải và chườm lên những nơi bị tổ đỉa trên cơ thể. Trong quá trình chườm muối, người bệnh nên chườm đều, nhẹ tay cho đến khi muối nguội hẳn để tránh vùng da đó bị bỏng. Cuối cùng, dùng nước sạch rửa qua vùng vết thương để kết thúc phần chườm muối.
2. Dùng gừng để chữa tổ đỉa đơn giản
Bên cạnh muối hạt, gừng cũng là một trong những nguyên liệu nổi tiếng với tác dụng chống viêm, giảm ngứa được dùng để hỗ trợ trị các bệnh về da liễu. Không chỉ thế, những hoạt chất hóa học có trong gừng tươi còn mang tính ấm, có thể chống phong hàn, tiêu diệt một số loại vi nấm ký sinh gây ra các bệnh về da. Do đó, người bệnh có thể chọn gừng, và cụ thể ngâm vùng cơ thể bị tổ đỉa bằng nước gừng theo cách dân gian.

Tiến hành chế biến gừng tươi cực đơn giản mà hiệu quả như sau:
Rửa sạch và cắt lát từ 1 – 2 củ gừng tươi. Tiếp theo cho gừng vào nồi nước để sôi trên bếp từ 3 – 4 phút và pha thêm nước để giảm bớt độ nóng. Khi nước ấm vừa đủ, người bệnh bắt đầu ngâm tay chân bị tổ đỉa vào hỗn hợp nước gừng để trị bệnh.
Nếu người bệnh quyết định chọn gừng làm phương pháp dân gian để trị tổ đỉa, cần chú ý nhiệt độ của nước gừng không được quá nóng để mang đến hiệu quả tốt nhất.
3. Chữa tổ đỉa bằng tỏi
Chữa tổ đỉa bằng tỏi được nhiều người biết đến là một loại nguyên liệu nhà bếp có khả năng chống viêm mạnh dựa vào hoạt chất Allicin có trong nó. Thêm vào đó, đa số các bệnh về da liễu trong đó có tổ đỉa đều do những vi nấm có hại cho da gây nên. Vì thế loại thảo dược có tính kháng khuẩn, diệt vi nấm hiệu quả như tỏi đều mang đến kết quả rất tốt khi chữa trị. Dựa trên những yếu tố đó, dùng rượu tỏi thoa lên khu vực bị tổ đỉa cũng là cách có thể chữa được căn bệnh này.
Rượu thuốc được làm từ tỏi và rượu gạo truyền thống phải được ngâm trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày mới có thể sử dụng. Để rượu tỏi được phát huy tác dụng tốt nhất, bình rượu nên được ngâm ở nơi khô ráo, thoáng mát cho đến khi rượu chuyển sang màu vàng hơi sẫm. Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa trước khi thoa rượu tỏi.

Tuy nhiên, trong rượu có chứa cồn có khả năng bào mòn da. Vì vậy người bệnh cần căn thời gian thật chuẩn xác khi thoa rượu tỏi, không nên để quá 10 phút trên da dễ dàng gây ra phản ứng ngược.
4. Dùng lá trầu không để chữa trị tổ đỉa theo cách dân gian
Nếu nhắc về những loại thảo dược kháng viêm tốt thì không thể không kể đến lá chữa tổ đỉa bằng lá trầu không. Lá trầu không có thể được trồng ở cả nông thôn và thành thị, hoặc mua được ở chợ một cách dễ dàng. Vì thế, lá trầu không thường được dùng để chữa các bệnh ngoài da như tổ đỉa bằng những cách thức đơn giản khác nhau như rửa vết thương với nước lá trầu không, kết hợp với phèn chua, hay rau răm,…

Cách dùng nước lá trầu không rửa vết thương bị tổ đỉa:
Tương tự như cách trị tổ đỉa bằng nước gừng, nấu một xấp lá trầu không (khoảng 10 chiếc với nước sôi và một ít muối). Sau đó, chờ đến khi nước nguội rồi dùng để rửa vết thương trên da bị tổ đỉa để sát khuẩn và giúp da lành nhanh hơn.
5. Chữa tổ đỉa đơn giản với rau răm
Theo kinh nghiệm chữa dứt điểm tổ đỉa được dân gian lưu truyền, rau răm cũng có tác dụng chữa tổ đỉa rất tốt. Chỉ với một nắm rau răm được hái ngoài vườn, vết thương từ các vùng da bị tổ đỉa sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu người bệnh kiên trì chữa trị trong thời gian ít nhất là 2 tuần.
Từ những nghiên cứu của đông y về rau răm, đây không chỉ là loại thảo dược trị được tổ đỉa mà còn hiệu quả trong các vấn đề tiêu hóa, mề đay do có tính ấm, lành tính.

Riêng với tổ đỉa, cách đơn giản nhất để trị bệnh này là dùng rau răm tươi giã nhuyễn đắp lên vùng da bị tổn thương do tổ đỉa. Để tăng hiệu quả chữa trị và làm lành vết thương đó là người bệnh có thể dùng băng gạc hoặc khăn sạch để bó lại. Một điều quan trọng không kém là chỉ nên đắp rau răm trên da khoảng 30 phút, tuyệt đối không được đắp quá lâu và kiên trì sử dụng phương pháp này hằng ngày.
6. Dùng lá lốt để chữa tổ đỉa
Cùng với rau răm, lá lốt là một trong những loại nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn mang đậm hương vị Việt Nam. Thế nhưng không dừng lại ở đó, lá lốt còn được người dân truyền tai nhau về tác dụng cực tốt khi chữa bệnh đau xương khớp, làm ấm bụng và cả chữa trị bệnh tổ đỉa.
Chỉ riêng về lá lốt trong y học, người ta nghiên cứu được có các chất như beta-caryophylen, benzylaxetat,… trong tinh dầu của lá lốt. Từ đó, lá lốt được dùng như loại thuốc có thể trị được ngứa ngáy, viêm nhiễm.

Để và phát huy tối đa công dụng của nó, người bệnh nên dùng xay lá lốt với nước ấm để uống, riêng phần xác lá thì nấu cùng nước sôi để nguội sau đó rửa vết thương. Để tăng tính hiệu quả, người bệnh cũng có thể dùng xác lá sau khi nấu để đắp lên vùng da bị tổ đỉa.
7. Chữa trị tổ đỉa bằng dây đau xương
Cũng tựa như cái tên của nó, dây đau xương có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Ngoài ra, dây đau xương còn có thể dùng để trị bệnh tổ đỉa theo cách dân gian. Trên thực tế, có khá ít người biết đến công dụng đặc biệt này của dây đau xương, loài cây này có khả năng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, giúp người bệnh thoải mái hơn trong khi điều trị.

Để sử dụng dây đau xương vào quá trình chữa trị tổ đỉa dân gian, người ta thường dùng lá cây khô đã sao vàng để nấu nước uống. Người mắc tổ đỉa nên uống nước dây đau xương thường xuyên và kiên trì để giảm bệnh.
8. Lá đào và cách chữa tổ đỉa dân gian
Trong y học, lá đào là loại thảo dược có công dụng chữa nhiều loại bệnh theo cách dân gian. Đào xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và ra hoa vào mùa lạnh. Lá đào mang vị đắng, có thể dùng để chữa nhiều bệnh dựa vào đặc tính thanh nhiệt, sát khuẩn, chống dị ứng, mẩn ngứa,…Vì thế, phương pháp dùng lá đào để chữa trị tổ đỉa dân gian khá phổ biến với đa số người dân miền Bắc.

Để có kết quả tốt khi dùng lá đào trị tổ đỉa, người bệnh nên sử dụng một trong hai cách hoặc kết hợp cả hai cách được gợi ý là dùng lá đào đắp trực tiếp lên vết thương bị tổ đỉa và dùng nước của nó để rửa ngoài da. Nếu chữa trị tổ đỉa bằng cách đắp trực tiếp thì người bệnh nên giã nhuyễn lá đào rồi đắp khoảng 30 phút, còn với cách rửa ngoài da thì nên dùng nước đun cùng lá đào tươi để nguội ngâm rửa các vùng da bị bệnh.
9. Chữa tổ đỉa đơn giản với lá khế
Khế vốn là loại cây vô cùng quen thuộc với mỗi người chúng ta. Ngoài phần quả được yêu thích, lá khế cũng được sử dụng nhiều trong việc chữa trị tổ đỉa theo cách dân gian. Lá khế có tác dụng giảm ngứa, chống viêm nhiễm nhưng không khó để tìm kiếm. Vậy nên có thể nói rằng lá khế là một trong những lựa chọn tốt nếu người bệnh muốn chữa trị tổ đỉa đơn giản tại nhà.

Cách chữa tổ đỉa dân gian với lá khế khá đơn giản, người bệnh dùng lá khế tươi để đun sôi nước (cho vào nồi thêm một ít muối). Tiếp theo dùng nước lá khế để nguội để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa để nhanh chóng thuyên giảm tình trạng ngứa và lây lan của bệnh.
10. Dùng củ ráy để trị tổ đỉa theo cách dân gian
Từ kinh nghiệm dân gian được lưu truyền cùng với các kiến thức về y học cổ truyền, củ ráy có thể chữa được bệnh tổ đỉa theo cách đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Ráy là loại cây dễ tìm, mọc thành bụi, chuyên trị những bệnh viêm nhiễm về da liễu như tổ đỉa.

Cách thực hiện chữa trị tổ địa là dùng củ của loại cây này, bỏ vỏ, giã cho thật nhuyễn rồi nấu với nước. Ngâm vùng da bị tổ đỉa vào nước của ráy sau khi chờ nước nguội để giảm thiểu cảm giác ngứa và nhiễm trùng vết thương.
Những điều cần lưu ý khi chữa tổ đỉa dân gian
Các cách chữa tổ đỉa dân gian đa phần rất dễ thực hiện bởi nguyên liệu không hề khó tìm. Tuy vậy, người bệnh trước và trong quá trình trị bệnh tại nhà cần phải thật thận trọng để tránh tình trạng nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị sau này. Một số điều cần lưu ý khi tiến hành chữa trị tổ địa bằng những cách dân gian đơn giản bao gồm:
1. Xác định chính xác tình trạng bệnh tổ đỉa
Người bệnh cần chắc chắn rằng mình mắc bệnh tổ đỉa và xác định rõ tình trạng bệnh trước khi bắt tay vào thực hiện các phương pháp chữa trị dân gian tại nhà. Tránh nhầm lẫn giữa các triệu chứng, gây nên tác hại cho cơ thể.
2. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong khi bị tổ đỉa
Một điều tất nhiên là để quá trình chữa bệnh được nhanh chóng, trong thời gian này người bệnh cần giữ vệ sinh thật sạch sẽ để tăng hiệu quả chữa bệnh, đề phòng viêm nhiễm tại nơi có vết thương.
3. Tránh làm vỡ mụn nước khi chữa tổ đỉa tại nhà theo cách dân gian
Đề cao cảnh giác, tránh trường hợp vô tình làm vỡ các mụn nước trong tình trạng ngứa ngáy. Khi các mụn nước bị vỡ, vi khuẩn dễ dàng có điều kiện bùng phát làm nhiễm trùng vết thương một cách nghiêm trọng.
4. Hạn chế ăn các thực phẩm gây ngứa trong quá trình chữa trị tổ đỉa
Trong khi điều trị các bệnh liên quan đến da liễu, người bệnh cần kiêng ăn một số thực phẩm để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Một số thực phẩm cần tránh có thể kể đến như tôm, cua và các loại hải sản nói chung.
5. Thăm khám bác sĩ ngay khi bệnh tình có chuyển biến nặng hơn
Nếu tình trạng mụn nước, ngứa ngáy không thuyên giảm hoặc có chiều hướng nặng hơn, điều đó có nghĩa là đã xảy ra vấn đề trong khi chữa bệnh tại nhà. Vì thế, người bệnh cần nhanh chóng đi đến các cơ quan y tế, bác sĩ để được khám chữa bệnh.
Hy vọng rằng từ những cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà được gợi ý trên, bệnh tổ đỉa trên da sẽ dễ dàng được kiểm soát và giảm bớt cảm giác khó chịu của người bệnh khi mắc phải căn bệnh này với những nguyên liệu vô cùng quen thuộc.
Xem thêm: