Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không?

Tổ đỉa có những dấu hiệu như da xuất hiện các dạng mụn nước sâu, mọc khu trú hoặc rải rác ở vùng lòng bàn tay và lòng bàn chân. Kể từ khi bùng phát bệnh, các triệu chứng của tổ đỉa thường tồn tại trên cơ thể từ 3-4 tuần sau đó thuyên giảm dần. Tổ đỉa thường gây ngứa ngáy, thậm chí là đau rát. Vậy bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổ đỉa có nguy hiểm không?

Tổ đỉa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Những tổn thương da do tổ đỉa thường tái đi tái lại nhiều lần, khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày.

Bệnh tổ đỉa ở ngón chân
Bệnh tổ đỉa ở ngón chân

Đối với những trường hợp bệnh nhân không chăm sóc da đúng cách, thường xuyên cào, gãi sẽ khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng và gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra thường nằm sâu trong lớp cấu trúc của da nên rất khó vỡ. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có các tác động mạnh lên vùng da tổn thương như chà xát, cào gãi thì mụn nước sẽ vỡ, chảy dịch ra bên ngoài và gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng, da sẽ xuất hiện những mụn mủ, viêm đỏ, gây đau đớn, nóng rát và phát sinh nhiều biến chứng khó lường.
  • Biến dạng móng: Nhiều trường hợp mắc tổ đỉa ở ngón chân và ngón tay có thể khiến móng bị biến dạng, khô và nứt nẻ gây mất thẩm mỹ.
  • Ảnh hưởng tâm lý người bệnh: Những triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra thường khiến người bệnh mặc cảm và tự ti khi trong sinh hoạt thường ngày. Ngoài những tổn thương biểu hiện ra bên ngoài, tổ đỉa còn khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Các triệu chứng này tồn tại trong thời gian dài khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ và căng thẳng thần kinh.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?

Nhiều bệnh nhân thắc mắc: “Tổ đỉa có tự khỏi được không?”. Câu trả lời là “Có”, bệnh tổ đỉa thường bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm mùa xuân – hè và có thể tự khỏi sau khoảng từ 3-4 tuần. Sau khoảng thời gian mắc bệnh, các mụn nước có xu hướng tự tiêu để lại lớp vảy màu vàng trên da. Khi vảy bong hết sẽ để lại nền da có màu hồng và căng bóng.

Tổ đỉa có tự khỏi được không?
Tổ đỉa có tự khỏi được không?

Mặc dù có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng những tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập-làm việc, chất lượng giấc ngủ và tâm lý của người bệnh. Không những vậy tổn thương do tổ đỉa gây ra nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Vì vậy các chuyên gia da liễu khuyên bạn nếu có những triệu chứng của bệnh tổ đỉa cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm da và giúp ổn định chất lượng sống.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tổ đỉa tái phát

Để giảm thiểu và ngăn ngừa những biểu hiện khó chịu do tổ đỉa gây ra đối với người bệnh, y học đã có các biện pháp vô cùng hiệu quả. Bởi vậy người bệnh cần sớm nhận biết những triệu chứng gây bệnh và chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp giúp người bệnh cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ và nguy cơ tái phát bệnh tổ đỉa:

1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Cho đến nay hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh tổ đỉa, việc sử dụng thuốc chỉ nhằm mục đích kiểm soát những triệu chứng của bệnh gây ra. Tùy vào từng giai đoạn và cơ địa khác nhau của từng người sẽ được kê các loại thuốc khác nhau.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc tổ đỉa ở giai đoạn cấp

  • Bác sĩ chỉ định sử dụng dung dịch Jarish để bôi lên vùng da bị tổn thương. Dung dịch này có tác dụng giúp mụn nước se lại, không lan rộng.
  • Sử dụng dung dịch xanh metylen lên các vết mụn nước để bị vỡ để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh Histamin như cetirizin, loratadin,… hoặc các loại kháng sinh khác để đề phòng nhiễm trùng.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc tổ đỉa ở giai đoạn bán cấp

  • Sử dụng hồ nước để bôi lên những vùng da bị tổn thương để hạn chế phù nề và giảm sưng.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kem bôi chống viêm nhiễm có chứa thành phần corticoid.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc tổ đỉa ở giai đoạn mãn tính

  • Sử dụng thuốc bôi có chứa corticoid.
  • Một số loại thuốc làm ẩm da theo đơn của bác sĩ
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus
Khi sử dụng thuốc Tây y điều trị tổ địa cần hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn
Khi sử dụng thuốc Tây y điều trị tổ địa cần hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây y người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn, tránh trường hợp tự ý mua thuốc về sử dụng sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải đó là da bị bào mòn, kích ứng dạ dày, viêm tuyến thận,…

2. Điều trị bằng phương pháp dân gian

Dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc trị bệnh tổ đỉa và đã được rất nhiều người bệnh áp dụng thành công. Ưu điểm của những phương pháp này đó là vô cùng tiết kiệm chi phí, cách làm đơn giản và đặc biệt không gây tác dụng phụ.

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa được nhiều người lựa chọn bao gồm:

  • Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không: Sử dụng lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi. Thêm vào một chút muối. Sử dụng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày.
  • Cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt: Sử dụng lá lốt tươi, rửa sạch và đun sôi lấy nước. Sau đó dùng nước này ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa. Hoặc các bệnh nhân cũng có thể sử dụng phần lá lốt đã vò nát để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
  • Chữa tổ đỉa bằng rau răm: Sơ chế rau răm sau đó rửa sạch. Để cho ráo nước sau đó giã nguyễn. Đắp lá rau răm lên vùng bị tổ đỉa trong vòng 30 phút. Sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Sử dụng tỏi chữa tổ đỉa: Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn sau đó chắt lấy nước cốt. Sử dụng bông gòn thấm nước tỏi nên những nốt mụn nước.

Theo các chuyên gia những phương pháp chữa trị bằng dân gian tuy lành tính nhưng hiệu quả điều trị thường khá lâu. Chính vì vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để có được kết quả tốt nhất. Đồng thời các bài thuốc dân gian thường chỉ phù hợp với những bệnh nhân mắc tổ địa ở những giai đoạn đầu, với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Xem thêm:

Một số lưu ý để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tổ đỉa

Cơ chế khởi phát của bệnh tổ đỉa có liên hệ mật thiết với những cơ địa dị ứng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố kích thích. Chính vì vậy để hạn chế bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần, bạn cần kiểm soát tốt những yếu tố như sau:

  • Tránh tiếp xúc với nguồn nước đã bị ô nhiễm, thuốc trừ sâu, hóa chất,…
  • Không sử dụng nước uống có chứa niken và những món ăn mà bạn có tiền sử dị ứng. Những chất kích thích có trong nước và thức ăn sẽ khiến cơ thể thúc đẩy hệ miễn dịch sản sinh và giải phóng histamin vào da gây nổi mụn nước và ngứa ngáy.
  • Hạn chế mặc quần áo quá bó trong thời gian dài.
  • Không dùng tay chà xát hay gãi, cào vào những vùng da chịu hư tổn. Bởi điều này sẽ kích thích các triệu chứng của bệnh tổ đỉa khởi phát hoặc chuyển biến theo chiều hướng tệ hơn.
  • Với những người bị mắc tổ đỉa nên hạn chế sử dụng xà phòng hay sữa tắm có thành phần hóa học.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để biết bệnh tổ đỉa nên kiêng ăn gì
  • Giữ vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ và khô thoáng
  • Người mắc bệnh tổ đỉa không nên ngâm tay, ngâm chân hoặc tiếp xúc nhiều với nước để tránh tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn hay các loại nấm phát triển.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Tổ đỉa có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không?” đồng thời trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để ngăn ngừa và kiểm soát căn bệnh dai dẳng này. Chúc các bệnh nhân sớm khỏi bệnh và có một cuộc sống vui khỏe!

Xem thêm:\

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *