Việc phát hiện tổ đỉa ở ngay những ngày đầu mới phát bệnh sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vậy Bệnh tổ đỉa giai đoạn đầu có dấu hiệu thế nào? Cần điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh tổ đỉa giai đoạn đầu có dấu hiệu như thế nào?
Việc sớm phát hiện và điều trị bệnh tổ đỉa không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng điều trị khỏi mà còn giúp chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng.

Sau đây là các dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh tổ đỉa:
- Tổ đỉa được xem là dạng chàm gây viêm da, thường có biểu hiện là xuất hiện các mụn nước nhỏ ẩn dưới da, gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm.
- Do đặc trưng là các nốt mụn thường tập trung xuất hiện ở lòng bàn tay, kẽ ngón chân, ngón tay, phía trên mu bàn tay,bàn chân…không chỉ gây ảnh hưởng về thẩm mỹ mà còn gây tâm lý ngại người khác né tránh vì sợ lây khiến người bệnh mặc cảm và dấu bệnh khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn, khó điều trị hơn.
- Thoạt đầu mụn nước nhỏ ẩn phía dưới da khoảng 3mm, chúng thường nằm rải rác ở khắp lòng bàn tay, các kẽ ngón tay hay ngón chân gây ngứa ngáy khó chịu.
- Dần dần các mụn nước ở dưới da sẽ tụ lại thành các mụn lớn hơn và nổi cộm rõ lên bề mặt da khiến người bệnh cảm thấy da tay trở nên sần sùi, nhiều trường hợp gây ngứa nhẹ hoặc gây ngứa dữ dội.
- Thông thường mụn nước do chàm tổ đỉa gây ra không dễ vỡ, chúng sẽ tự mất sau vài tuần.
- Nếu người bệnh tiếp xúc với xà phòng hay hóa chất thì mức độ ngứa ngáy sẽ ngày càng tăng, nhiều trường hợp người bệnh không chịu được gây ra phản ứng gãi, làm các nốt mụn bị bể và các dịch nước vỡ khiến các mụn nước tiếp tục lan rộng, ở các vùng da bị tổn thương sẽ bị đóng vảy, khô và nứt, các lớp da non được hình thành rất dễ bị tổn thương gây đau, rát.
- Trong một số trường hợp viêm da tổ đỉa sẽ xuất hiện tình trạng sưng, đau hạch bạch huyết ở gần vùng da bị viêm nhiễm.
- Bệnh này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc biến dạng móng tay, móng chân nếu không chữa trị sớm.
- Bệnh tổ đỉa thường phát theo từng đợt, biểu hiện bệnh nặng vào mùa đông, thuyên giảm hơn vào mùa hè.
Chúng ta thường rất dễ nhầm lẫn bệnh chàm tổ đỉa với những triệu chứng nổi mụn nước do dị ứng nên khiến người bệnh không để ý. Vì vậy, khi thấy mụn nước xuất hiện kèm với các dấu hiệu đã nêu đến hãy đi khám để phát hiện bệnh sớm.

Lý do bạn nên sớm phát hiện và điều trị bệnh tổ đỉa giai đoạn đầu
Bạn nên điều trị bệnh tổ đỉa ngay khi mới phát hiện, bởi lý do sau:
- Bệnh tổ đỉa ở giai đoạn đầu thường có biểu hiện bệnh nhẹ, mức độ tổn thương da chưa nhiều. Vì vậy chỉ cần sớm được khám và điều trị đúng phương pháp, bệnh sẽ được điều trị tận gốc trong thời gian sớm nhất.
- Bệnh tổ đỉa mặc dù không nguy hiểm nhưng nó thường xuất hiện trên các vị trí như tay, chân gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tâm lý mặc cảm ngại tiếp xúc với mọi người nên cần việc điều trị sớm để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị, bởi có thể áp dụng các bài thuốc dân gian dễ thực hiện.
- Điều trị sớm giúp người bệnh sớm tìm được nguyên nhân gây bệnh, biết cách ngăn chặn bệnh lây lan và phát triển.

Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa giai đoạn đầu
Để giúp người bệnh chữa trị tận gốc bệnh ghẻ tổ đỉa, nhiều phương pháp điều trị tổ đỉa ra đời từ Tây y, Đông y và các bài thuốc dân gian được thế hệ ông, bà xưa để lại. Sau đây là một số phương pháp chữa tổ đỉa đang được nhiều người sử dụng hiện nay:
1. Phương pháp điều trị tổ đỉa bằng các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc từ dân gian để trị tổ đỉa được sử dụng từ các nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ, ít tác dụng phụ luôn được những bệnh nhân mắc tổ đỉa ở mức độ nhẹ lựa chọn.

Cùng điểm qua một số cách điều trị theo phương pháp dân gian sau đây:
- Chữa tổ đỉa bằng rau răm: Dùng một lượng rau răm tươi vừa đủ, rửa sạch bụi bẩn, để ráo nước và đem giã nhuyễn, sau đó đắp lên vùng da bị tổ đỉa khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Với cách này bạn cần sử dụng hàng ngày, có thể sử dụng rau răm để kết hợp với muối hạt hoặc lá Sài đất để tăng hiệu quả khi sử dụng.
- Chữa tổ đỉa bằng lá bàng với muối: Sử dụng 15 lá bàng, đem rửa sạch, bỏ nước vào đun sôi để cho tinh chất thoát ra ngoài, khi sắp tắt bếp bỏ ít muối tinh khiết vào cùng, chờ nước nguội thì đem ngâm trực tiếp vùng da bị viêm do tổ đỉa vào khoảng 20 phút, sau đó lau khô. Hãy sử dụng bài thuốc này đều đặn 3 lần/tuần
- Cách chữa tổ đỉa bằng tỏi: Tỏi tươi đem bóc vỏ với lượng vừa đủ, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Chữa tổ đỉa bằng muối hạt: Đem một lượng muối hạt vừa đủ đem rang, giã nhuyễn muối và đắp lên da hoặc pha loãng với nước ấm để ngâm trực tiếp. Thực hiện cách này đều đặn sẽ giúp vùng da bị tổ đỉa bớt viêm và ngứa.
- Chữa tổ đỉa với lá trầu không: Sử dụng từ 10 – 15 lá trầu không rửa sạch, bỏ vào nồi cùng 1 lít nước và 1 muỗng phèn chua sau đó đun sôi cho đến khi nước sẫm màu, để nguội và ngâm. Với bài thuốc này bạn nên thực hiện khoảng 2 lần/ 1 tuần.
- Chữa tổ đỉa bằng lá lốt: Dùng 1 nắm lá lốt, rửa sạch đun sôi với 1 lít nước cho đến khi ra hết tinh chất, sau đó để nguội và ngâm trực tiếp vùng da bị tổ đỉa.
Theo một số chuyên gia, các bài thuốc dân gian chỉ sử dụng có hiệu quả với trường hợp bệnh tổ đỉa giai đoạn đầu, đối với những trường hợp bị năng thì phương pháp này chỉ hỗ trợ điều trị. Tránh sử dụng sai cách gây nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn.
2. Chữa bệnh tổ đỉa giai đoạn đầu bằng thuốc Tây
Ở giai đoạn đầu việc sử dụng thuốc Tây, cũng giúp bệnh tình được cải thiện nhanh hơn, với bài thuốc sau đây:
Thuốc trị tổ đỉa cấp: Ở giai đoạn mới phát bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da với các thành phần như: Dung dịch Rivanol, Jarish, nước muối, thuốc tím gentian, milian… để giúp xẹp mụn nước, giảm ngứa, rát.
Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể yêu cầu uống thêm thuốc kháng sinh để chống viêm, tránh bội nhiễm.
Mặc dù khi sử dụng thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh hơn bởi có chứa các thành phần kháng viêm mạnh, nhưng trong quá trình sử dụng người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài việc sử dụng thuốc bôi và kháng sinh giúp ức chế vi khuẩn, Y học hiện đại còn điều trị bệnh tổ đỉa theo phương pháp trị liệu như quang trị liệu, bắn tia UV…đây là những phương pháp có chi phí cao gây tốn kém cho người sử dụng, nên không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng, tuy nhiên đây cũng chưa phải là giải pháp an toàn tuyệt đối vì quá trình trị liệu có thể gây ra những tổn thương về da.
3. Chữa bệnh tổ đỉa ở giai đoạn đầu bằng thuốc Đông y
Theo Đông y thì tổ đỉa xuất phát do máu huyết lưu thông kém, gây ra chứng nóng trong, ứ độc những nguyên nhân này đều do thói quen sinh hoạt không tốt dẫn đến cơ thể thiếu dưỡng chất, thể chất yếu… Do đó, Đông y điều trị theo hướng phân tích, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các triệu chứng an toàn và tận gốc.
Thông thường những bài thuốc Đông y thường sắc nước uống kết hợp ngâm ngoài da. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Đông y người bệnh cần thời gian điều trị lâu dài để bệnh được chữa khỏi hoàn toàn hoặc kéo dài thời gian tái phát. hiệu quả đến chậm hơn nhưng duy trì thời gian khỏi bệnh lâu dài, ngăn tái phát. Thuốc Đông y chữa tổ đỉa có thể ở dạng sắc uống, ngâm rửa hoặc bôi ngoài.
Mỗi phương pháp nêu trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy theo cơ địa của mình bạn nên chọn cách chữa trị phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất.
Một số lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa giai đoạn đầu

Dù ở giai đoạn nào, khi điều trị tổ đỉa cũng cần lưu ý một vài nội dung sau:
- Xây dựng cho mình lối sống lành mạnh bằng cách: ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể thao nhằm tăng sức đề kháng, thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh tình trạng da bị viêm.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm, dầu mỡ, bụi bẩn… bằng cách hãy sử dụng các dụng cụ bảo hộ như bao tay, ủng, khẩu trang khi phải tiếp xúc với các chất trên.
- Hãy giữ cho tinh thần luôn thoải mái tránh để quá căng thẳng, stress… áp lực về tinh thần ảnh hưởng đến thể chất cũng làm bệnh tổ đỉa trở nên nặng hơn.
- Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc chữa bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da, làm giảm khả năng chống chọi các vị khuẩn từ bên ngoài, khiến tổ đỉa dễ dàng xâm nhập vào làn da yếu ớt của bạn.
- Không tùy tiện sử dụng các phương pháp tự chữa bệnh tổ đỉa tại nhà, bạn cần phải khám và được sự hướng dẫn của bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất, tránh làm bệnh ngày càng nặng gây khó khăn cho việc điều trị.
- Mỗi người đều có cơ địa thích ứng thuốc điều trị khác nhau, nên thời gian điều trị cũng như phương pháp điều trị phù hợp sẽ không giống nhau.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp bạn biết được Bệnh tổ đỉa giai đoạn đầu có dấu hiệu thế nào? Điều trị ra sao? Để lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp nhất, không còn gặp phải những triệu chứng phiền toái mà chứng bệnh này gây ra cho cuộc sống của bạn.