Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm trên da xảy ra với các bé ở mọi độ tuổi. Những nốt mụn nước li ti tạo thành từng mảng gây ngứa và khó chịu cho trẻ. Vậy, bệnh tổ đỉa ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào an toàn và hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là gì?
Tổ đỉa là bệnh da liễu khá phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 6 tuổi. Tình trạng này do lớp thượng bì của da bị nấm tấn công gây viêm nhiễm. Vì thế, da bị tổn thương và xuất hiện những đám mụn nước gây ra ngứa ngáy và khó chịu. Lớp mụn này sẽ dần dần sẽ cứng hơn, xẹp dần và chuyển qua màu da vàng.

Trẻ em có sức đề kháng yếu nên dễ bị nấm gây bệnh tổ đỉa tấn công. Trẻ em thường bị bệnh tổ đỉa ở mông, ở tay hoặc bị bệnh tổ đỉa ở chân,… hay bất kì ví trí nào trên cơ thể để có nguy cơ bị tổ đỉa. Khiến trẻ khó chịu, cảm sốt, biếng ăn và quấy khóc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nhiễm ở diện rộng, có nguy cơ bội nhiễm. Nghiêm trọng hơn là bị mắc bệnh viêm mô tế bào hay nổi hạch bạch huyết.
Chính vì thế, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tổ đỉa, nên đưa bé đên cơ sở y tế. Tránh để lâu khiến bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính, sẽ khó điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân gây nên tổ đỉa ở trẻ, dưới đây là những tác nhân mà cha mẹ cần lưu ý:
- Do di truyền: Khi gia đình có người bị bệnh, trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Nếu cả cha mẹ bị tổ đỉa thì trẻ sẽ có 41% nguy cơ nhiễm bệnh. Trong những trường hợp trẻ bị tổ đĩa do di truyền khiến bệnh chuyển mãn tính và dễ tái phát.
- Do dị ứng: Cơ địa trẻ dễ bị dị ứng thời tiết khi giao mùa, dị ứng thực phẩm,… sẽ khiến bệnh tổ đỉa bùng phát khi thời tiết hanh khô và ẩm ướt.
- Cơ địa nhạy cảm: Cơ địa của trẻ quá nhạy cảm cũng là nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa. Khi trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… khiến tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, các chất tẩy có trong sữa tắm hay bột giặt có thể gây dị ứng cũng là tác nhân gây bệnh tổ đỉa.
Một số nguyên nhân khác do trẻ mệt mỏi, căng thẳng kéo dài làm giảm sức đề kháng. Khiến nấm bệnh tấn công cơ thể trẻ gây nên bệnh tổ đỉa.
Các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Khi trẻ mắc bệnh tổ đỉa sẽ có những triệu chứng sau:
- Trên da xuất hiện mụn nước li ti có màu trắng đục, lớp sừng mụn khá dày. Chúng sẽ teo nhỏ dần theo thời gian, đồng thời chuyển sang màu vàng.
- Sau một thời gian, mụn nước này sẽ bong ra và tạo nên vảy trên da gây khó chịu. Những vùng da bị tổn thương có màu hồng và ngứa ngáy. Trường hợp trẻ dùng tay gãi trên da sẽ làm cho bệnh lan rộng hơn và tăng mức độ ngứa. Đồng thời, tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến hạch bạch huyết sưng to và sốt cao.
- Nếu nốt mẩn bệnh tổ đỉa có màu trắng đục kèm sưng tấy thì cha mẹ cần lưu ý. Đó có thể là dấu hiệu của bội nhiễm và rất nguy hiểm tới sức khỏe của con.
Có thể thấy, dấu hiệu bệnh tổ đỉa khá giống bệnh rôm sảy thường thấy ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến sở y tế để xác định chính xác tình trạng bệnh. Tránh để lâu ngày, bệnh nặng sẽ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Trẻ mắc bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em, đơn thuần chỉ là bệnh lý trên da, không gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bé. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh sẽ khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ của làn da. Vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa từ sớm. Tránh tự điều trị có thể khiến bệnh trở nặng gây bội nhiễm, nổi hạch bạch huyết,…

Những triệu chứng của bệnh tổ đỉa cũng khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, sút cân,… Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như sự phát triển của con. Do đó, mẹ cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ. Giúp con cảm thấy dễ chịu, giảm ngứa ngáy và sưng đỏ trên da. Đồng thời, giúp tăng hiệu quả và rút ngắn quá trình điều trị bệnh.
Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Làn da của trẻ em khá mỏng manh nên dễ bị tác nhân có hại xâm nhập gây bệnh. Do đó, cần đưa con đi thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng vừa kể trên. Để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.
1. Điều trị bằng thuốc tây
Trong tây Y, để điều trị bệnh tổ đỉa giai đoạn mãn tính sẽ sử dụng thuốc để ngăn viêm nhiễm, chống nấm và chống ngứa. Các loại thuốc thường sử dụng trong kê đơn bao gồm:
- Thuốc bôi chứa thành phần steroid: là thuốc kháng viêm, giúp giảm ngứa và viêm nhiễm trên da bé.
- Kháng sinh: được dùng trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn.
- Kem dưỡng ẩm: cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa bong tróc vảy và giúp giảm ngứa.
Trong quá điều trị bệnh tổ đỉa cho trẻ, mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ. Có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tăng nguy chuyển biến bệnh nặng hơn.
2. Điều trị bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
Ngoài phương pháp tây Y, chữa bệnh tổ đỉa bằng mẹo dân gian cũng khá an toàn và hiệu quả. Rất thích hợp sử dụng cho trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Các thành phần có trong loại dược liệu có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm. Đồng thời, đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng tại nhà trong điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em:
- Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu: vò nát một nắm lá trầu không đã rửa sạch. Cho vào nồi, thêm nước lạnh và đun sôi trong khoảng 10 phút. Để nguội rồi sử dụng nước để lau rửa vùng da bị tổn thương của trẻ. Bã trầu dùng chà xát lên da trẻ để nâng cao hiệu quả điều trị. Sau khoảng 15 phút thì rửa lại da bằng nước sạch. Nên áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày tăng hiệu chữa bệnh.
- Chữa tổ đỉa bằng lá khế: sử dụng 100g lá khế tươi ngâm với nước muối loãng. Sau 15 phút vớt ra để cho ráo, rồi giã nát và trộn với nước cốt chanh. Vệ sinh vùng da tổn thương rồi đắp hỗn hợp lên trên. Dùng gạc cố định lại, sau 10 phút thì gỡ ra và rửa sạch với nước ấm. Nên kiên trì áp dụng mỗi ngày 1 lần trong thời gian dài để đạt hiệu quả mong muốn.
- Chữa tổ đỉa bằng tỏi: tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để khô ráo rồi giã nhuyễn với muối. Đắp tỏi lên vùng da tổn thương sau khi vệ sinh sạch sẽ. Cố định hỗn hợp trên da bằng băng gạc y tế trong khoảng 10 phút. Sau đó, tháo ra và rửa sạch lại bằng nước ấm. Khi áp dụng phương pháp này nên kiên trì đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, không được sử dụng tỏi trong điều trị bệnh tổ đỉa cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
Những lưu ý trong chăm sóc trẻ bị tổ đỉa
Không giống như làn da của người trưởng thành, da của trẻ rất mỏng và dễ bị tổn thương. Trong chăm sóc trẻ bị bệnh tổ đỉa nếu không các biện pháp phù hợp có thể khiến bệnh lan rộng. Hoặc nguy hiểm hơn là để lại những biến chứng ngoài mong muốn.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau trong chăm sóc và điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em:
- Cắt ngắn móng tay của trẻ và vệ sinh sạch sẽ. Giúp hạn chế tình trạng bé cào lên da gây trầy xước và vỡ các mụn nước. Giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hay bội nhiễm bệnh.
- Sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ với thành phần tự nhiên, tránh kích ứng da. Không dùng sữa tắm chứa hóa chất, tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Nên chọn các loại trang phục rộng rãi, có độ thấm hút mồ hôi cao. Không cho trẻ mặc quần áo chật, ôm sát hay quá dày trong thời tiết nóng bức. Khi cơ thể trẻ đổ mồ hôi nên thường xuyên vệ sinh và thay trang phục cho bé.
- Không gian ở cần rộng rãi, thoáng mát và vệ sinh sạch sẽ. Nơi trẻ sinh hoạt không chứa các tác nhân dị dễ gây dị ứng phấn hoa hay lông động vật,…
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt là vitamin C. Giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường miễn dịch chống lại bệnh tật. Cần bổ sung thịt, sữa rau xanh, trái cây,… trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường. Thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ cũng phải tránh sử dụng các thực phẩm đã kể trên. Mẹ hãy cho con bú nhiều lần hơn mỗi ngày để bé nhanh khỏi bệnh.
- Cho con uống đủ nước mỗi ngày đảm bảo độ ẩm cho da. Cần cho trẻ sử dụng thêm nước ép nước trái cây tươi giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tuyệt đối không được tự ý chuẩn đoán bệnh và kê đơn điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Khi sử dụng các loại kem dưỡng hay kem bôi da cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
- Vệ sinh cơ thể cho bé nhiều lần mỗi ngày. Giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, giúp bé giảm ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm. Đồng thời, kiên trì sử dụng thuốc để bệnh tổ đỉa được điều trị dứt điểm.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh tổ đỉa ở trẻ em. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức trong chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ.
Xem thêm:
- TOP 3 thuốc trị nấm móng an toàn và hiệu quả
- Bệnh hắc lào là gì và hướng dẫn cách chữa hắc lào hiệu quả tại nhà