Chức năng của phế quản: Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thuỳ phổi.
Phế quản là một thành phần của hệ thống hô hấp, nó có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái, bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi. Hai phế quản tạo với nhau một góc 70 độ. Phế quản chính phải thường lớn hơn, dốc hơn và ngắn hơn nên khi dị vật lọt vào thường đi vào phổi phải.
Cấu tạo của phế quản

Phế quản chính phải bao gồm 10 phế quản phân thùy, được chia thành 3 nhánh lớn là phế quản thùy trên, thùy giữa và phế quản thùy dưới; tương ứng với phổi phải sẽ có 3 thùy là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới.
Phế quản thùy trên tách thành 3 phế quản phân thùy: đỉnh (1), sau (2), và trước (3); tương ứng với 3 phân thùy cùng tên của thùy trên phổi phải.
Phế quản thùy dưới tách thành 5 phế quản phân thùy: đỉnh của thùy dưới (6), trong (7), trước (8), ngoài (9), sau (10); ứng với 5 phân thùy: trên, đáy trước, đáy trong, đáy ngoài, đáy sau của thùy dưới phổi phải.
Phế quản thùy giữa chia thành 2 phế quản phân thùy: ngoài (4) và trong (5), tương ứng với phân thùy ngoài và trong của thùy giữa phổi phải.
Phế quản chính trái cũng bao gồm 10 phế quản phân thùy, chia làm 2 nhánh lớn là phế quản thuỳ dưới và phế quản thuỳ trên, tương ứng với phổi trái có 2 thuỳ: thuỳ dưới, thuỳ trên. Phế quản thùy dưới tách thành 5 phế quản phân thùy, cách chia và có tên tương tự bên phải.
Phế quản thùy trên tách làm 2 ngành là ngành trên (dẫn khí cho vùng đỉnh) và ngành dưới (dẫn khí cho vùng lưỡi). Ngành trên lại chia thành phế quản phân thùy đỉnh sau (1&2) và phế quản phần thuỳ đỉnh trước (3); còn ngành dưới được chia thành phế quản phân thùy lưỡi trên (4) và phế quản phân thùy lưỡi dưới (5). Các phế quản phân thùy này lại tương ứng với các phân thùy phổi cùng tên.
Chức năng của phế quản
Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thuỳ phổi. Tiểu phế quản tận là nhánh cuối cùng, được nối với các túi phế nang. Từ tiểu phế quản tận đến các phế nang là một đơn vị cơ bản của phổi (chỉ nhìn được khi dùng kính hiển vi). Nó thực hiện độc lập các chức năng quan trọng của hệ thống hô hấp.

Phế nang có các mao mạch tạo thành một mạng lưới dày đặc làm nhiệm vụ trao đổi khí. Cùng với các mạch máu là các dây thần kinh kinh có chức năng điều khiển các cơ trơn phế quản làm cho phế quản co thắt lại hoặc giãn ra. Toàn bộ mặt trong của phế nang và các phế quản có niêm mạc được bao phủ bằng lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển nhằm đưa các dị vật lọt vào ra ngoài.
Người trưởng thành có thể tích lưu thông là 1,2 l/phút, trong vòng 24h là 1.700 l. Trong các mao mạch phế nang, thể tích máu là 250 ml. Nhờ vào sự chênh lệch áp lực giữa CO2 và O2 mà O2 từ phế nang được chuyển vào máu gắn vào hồng cầu làm máu ở động mạch có màu đỏ tươi truyền đi nuôi cơ thể. Còn CO2 sẽ được chuyển ra phế nang rồi theo các phế quản đi ra ngoài.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn các kiến thức bổ ích về cấu tạo và chức năng của phế quản, có thấy phế quản đóng vai trò rất quan trọng trong bộ máy hô hấp. Mỗi người chúng ta cần nên biết tự bảo vệ phế quản của mình của mình cũng như cộng đồng bằng cách giữ gìn môi trường, hạn chế hút thuốc lá, chống ô nhiễm môi trường, xây dựng một lối sống lành mạnh. Khi có các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính, hô hấp như ho có đờm, sốt cao, ho, khạc đờm, đau ngực, khó thở, …, cần phải tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Viêm phế quản mãn tính và cách điều trị hiệu quả nhất
- Viên phế quản nên ăn gì tốt
- Viêm tiểu phế quản là gì và cách điều trị hiệu quả