Sử dụng củ ráy chữa tổ đỉa: Lưu ý những gì để mang lại hiệu quả cao nhất?

Dùng củ ráy chữa tổ đỉa là phương pháp dân gian điều trị bệnh tổ đỉa không phải ai cũng biết. Dù không có giá trị nhiều về kinh tế, nhưng theo Đông y, củ ráy lại là một trong những vị cứu tinh giúp chữa bệnh tổ đỉa tương đối hiệu quả. Vậy sử dụng củ ráy chữa tổ đỉa như thế nào đúng cách? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Vì sao nên dùng củ ráy chữa tổ đỉa?

Củ ráy mọc hoang nhiều ở nông thôn, cụ thể là những nơi ẩm thấp, nhiều nước. Nhìn bên ngoài trông giống cây khoai nước, sờ vào dễ thấy ngứa ran lên nên nhiều người hay tránh xa. Củ ráy có nhiều độc nên ăn nhiều sẽ làm rát lưỡi, ngứa miệng và cổ hỏng. Miền Bắc hay gọi đây là cây ráy hoặc dọc mùng trắng. Miền Nam thì gọi đây là cây bạc hà.

Củ ráy chữa tổ đỉa
Củ ráy chữa tổ đỉa

Nhưng trong Đông y, củ ráy lại là vị thuốc quý chữa được một số bệnh ngoài da. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng củ ráy chữa tổ đỉa. Vì củ ráy có tính mát, vị cay giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tán ứ.

Trong củ ráy còn có lượng lớn hoạt chất Flavonoid có tính oxy hóa cao, kháng khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa được sự hình thành của các gốc tự do và viêm nhiễm da.

Người bị tổ đỉa lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón, mặt dưới ngón tay, mu bàn tay và bàn chân có nổi các mụn nước sâu trong. Phần lớn các mụn này chìm khảm dưới da, một số ít mụn nổi cộm trên bề mặt da gây ngứa, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Nhờ chống viêm, kháng khuẩn và thanh nhiệt tốt nên củ ráy sẽ nhanh chóng áp chế được các các nốt mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân do bệnh tổ đỉa gây ra. Bên cạnh đó, với các còn thúc đẩy quá trình hồi phục, tái tạo da, để da chóng lành, giảm ngứa ngáy, khó chịu.

Hướng dẫn dùng củ ráy chữa bệnh tổ đỉa

Không phải ai cũng biết cách dùng củ ráy chữa bệnh tổ đỉa. Thực ra, cách làm rất đơn giản, chỉ cần thực hiện đúng theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 củ ráy tươi.
  • Bước 2: Đem củ ráy rửa sạch dưới vòi nước rồi cạo sạch vỏ bên ngoài.
  • Bước 3: Thái củ ráy thành từng lát mỏng rồi cho vào cối giã.
  • Bước 4: Cho củ ráy vừa giã vào nồi nước đun sôi trong 15 phút.
  • Bước 5: Khi nước đã sôi, tắt bếp rồi để cho nguội.
  • Bước 6: Ngâm chân và tay bị tổ đỉa vào chậu nước củ ráy vừa đun khoảng 15 đến 20 phút.
  • Bước 7: Rửa sạch lại chân tay rồi lau khô bằng khăn mềm.
Mỗi lần thực hiện cần hai củ ráy tươi
Mỗi lần thực hiện cần hai củ ráy tươi

Nếu đã chọn chữa bệnh tổ đỉa bằng củ ráy, người bệnh cần hết sức kiên trì do không thể khỏi trong ngày một ngày hai. Nên thực hiện mỗi ngày trong vài tuần để có kết quả tốt nhất. Nếu thực sự phù hợp, những vết thương hở sẽ dần lành lại, tình trạng ngứa và độ lây lan cũng thuyên giảm đi nhiều.

Lưu ý khi dùng củ ráy chữa tổ đỉa

Tuy cách dùng củ ráy chữa tổ đỉa rất đơn giản, nhưng vẫn có rất nhiều điều cần chú ý khi dùng phương pháp này. Bởi nếu làm sai kỹ thuật thì bệnh không những thuyên giảm, mà còn nặng thêm. Vì thế, trước khi áp dụng, người bệnh hãy đọc kỹ những lưu ý sau để đạt hiệu quả cao nhất:

  • Chỉ áp dụng khi biết chắc bệnh tổ đỉa giai đoạn đầu, mới khởi phát thôi. Nếu đã nặng quá như bị lở loét, viêm nhiễm nhiều thì không được dùng.
  • Y học hiện đại chưa thể giải thích được thực sự củ ráy có chữa được bệnh tổ địa hiệu quả hay không. Cho đến nay, đây cũng chỉ là do dân gian truyền miệng. Chứng tỏ phương pháp này có thể hiệu quả với người này, nhưng lại không hiệu quả với người kia. Thành công hay không phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, tuổi tác, tình trạng bệnh…
  • Dù phương pháp này an toàn, ít gây tác dụng phụ, người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để biết bản thân có áp dụng được hay không. Nếu bác sĩ đã nói: Không thì tuyệt đối không được sử dụng.
  • Trong quá trình đào, nhổ lấy củ, sơ chế, người bệnh nên đeo găng tay dày, bịt khẩu trang để tránh bị dính mủ củ ráy. Bởi trong mủ có chứa lượng lớn sapotoxin gây nhiều tác dụng không hay như cứng hàm, tê lưỡi, ngứa ngáy. Nếu tay đang bị ngứa mà còn dính thêm loại mủ này sẽ khiến cơn ngứa càng trầm trọng hơn.
  • Vì sapotoxin sẽ mất đi trong quá trình đun nấu, nên người bệnh cần đun sôi củ ráy thật lâu rồi mới tắt bếp cho an toàn. Không nên sốt ruột, vừa thấy sôi đã tắt bếp ngay khiến chất độc vẫn tồn dư. Khi ngâm tay, chân sẽ làm chất độc tiếp xúc thêm và gây hại cho da.
  • Phương pháp chữa bệnh dân gian này đòi hỏi sự kiên trì rất cao. Nếu sớm bỏ cuộc thì sẽ không mang lại hiệu quả tốt trong điều trị. Thời gian duy trì khoảng 2 đến 5 tuần. Tuy nhiên, nếu sau 2 tuần mà bệnh không hề thuyên giảm một chút nào thì nên ngừng và áp dụng phương pháp khác hiệu quả hơn.
  • Song song với điều trị bằng củ ráy, người bệnh cần vệ sinh thân thể thật kỹ, sạch sẽ bằng những sản phẩm lành tính, nguồn gốc từ thiên nhiên. Không dùng các loại sữa tắm, xà phòng, dầu gội chứa nhiều hóa chất hay có chất tẩy rửa mạnh.
  • Hạn chế tối đa để da bị tổ đỉa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại, lông động vật, phấn hoa, mủ thực vật chứa độc tố dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Khi ra đường nên che chắn, bảo vệ vùng da bị tổ đỉa cẩn thận.
  • Không được chà xát mạnh trên da. Dù các vết mụn nước sẽ làm người bệnh ngứa ngái nhưng tuyệt đối không được gãi mạnh hay làm trầy xước khu vực da bị tổ đỉa để tránh vi khuẩn, vi rút tiếp xúc được làm bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Trang phục ở nhà hay đi ra ngoài đường cũng nên chọn loại thoáng, rộng, sạch, thấm hút tốt. Đi chơi về, hay tập luyện thể thao ra nhiều mồ hôi cần thay đồ ngay. Do quần áo dính bụi bẩn, mồ hôi nhiều là môi trường rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, xâm nhập trực tiếp vào da, đặc biệt các vết loét, hở.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để góp phần điều trị bệnh được tốt hơn. Hãy tham khảo kỹ bị tổ đỉa nên ăn gì và kiêng gì. Trong đó, không nên ăn các loại thực phẩm cần kể đến như nhộng tằm; thịt chó; thịt gà và da gà; thực phẩm có mùi tanh; đậu nành; thực phẩm cay nóng; thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa; uống rượu bia. Nên tích cực ăn rau củ quả giàu vitamin; thực phẩm giàu kẽm; thực phẩm chứa men tiêu hóa và uống nhiều nước.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng. Có lối sống lành mạnh, tích cực, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần luôn thoải mái, không thức khuya.
  • Nhiều người có thói quen ra hiệu thuốc để mua thuốc trị tổ đỉa. Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia là không được tự ý mua thuốc về điều trị mà không có ý kiến của các bác sĩ. Bị tổ đỉa dùng thuốc gì, liều lượng ra sao thì chỉ có bác sĩ mới trả lời câu hỏi này được sau khi thăm khám cụ thể.
Bị tổ đỉa nên kiêng ăn nhộng tằm để tránh bệnh tái phát
Bị tổ đỉa nên kiêng ăn nhộng tằm để tránh bệnh tái phát

Trên đây là kinh nghiệm dùng củ ráy để chữa tổ đỉa do dân gian truyền miệng lại. Thực tế, đã có nhiều người dùng củ ráy chữa và đã thành công, nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa, tuổi tác, và tình trạng bệnh của người bị. Y học hiện đại vẫn chưa chứng minh cách làm này thực sự có hiệu quả hay không. Do đó, tốt nhất, người bệnh cần đi khám bác sĩ để biết có áp dụng được không, hay phải sử dụng một phương pháp chữa trị nào khác. Tránh để bệnh lâu, tiến triển nặng thêm sẽ gây nhiễm trùng da, điều trị sẽ gặp khó khăn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *