Ghẻ Nước: Dấu Hiệu Nhận Biết Và 5 Cách Chữa Trị Tại Nhà Nhanh Chóng

Bệnh ghẻ nước là loại bệnh về da phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Bệnh thường xuất hiện và phát triển mạnh nhất trong môi trường bẩn, bị ô nhiễm, thói quen sinh hoạt thiếu sạch sẽ, tập trung đông người. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc dùng chung các vật dụng. Bệnh ghẻ nước tuy không gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị dứt điểm bệnh có thể tái phát nhiều lần và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, chàm hóa da và viêm cầu thận cấp.

Để hiểu hơn về bệnh ghẻ nước, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh ghẻ nước là gì?

Hình ảnh ghẻ nước
Hình ảnh ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước là tình trạng phần phía trong và mặt trên lớp thượng bì da bị nhiễm ký sinh trùng có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Hominis. Bệnh gây ngứa một cách dữ dội và nổi mụn ghẻ nước trên da. Ghẻ nước có thể xuất hiện tại nhiều nơi trên da, phổ biết nhất là các kẽ ngón tay và chân, mu bàn tay hay tại các vùng da kín ít vệ sinh.

Bệnh có xu hướng phát triển mạnh vào mùa lạnh, tập trung ở nơi chật hẹp, các vùng thành phố đông dân cư, thiếu vệ sinh, nước sinh hoạt bẩn…Bệnh có thể lây lan nhanh nếu không được kiểm soát tốt.

Nguyên nhân bị ghẻ nước

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước là do ký sinh trùng, hay còn gọi là con ghẻ nước, cái ghẻ, bọ ve hay mạt ngứa tên là Sarcoptes scabie hominis gây ra. Cái ghẻ có 4 chân, kích thước nhỏ khoảng 0,3mm nên khó nhìn bằng mắt thường. Cái ghẻ sống khắp nơi trên và trong thượng bì da, chúng đào luống, hoạt động sinh sản mỗi ngày, thường chu kỳ sống của chúng khoảng 1-2 tháng. Trứng con ghẻ và các chất thải từ hoạt động của chúng khiến da bị kích ứng và gây nên ghẻ nước.

Ký sinh trùng Sarcoptes scabie hominis là tác nhân chính gây bệnh
Ký sinh trùng Sarcoptes scabie hominis là tác nhân chính gây bệnh

Một số nguyên nhân chủ yếu dấn đến bệnh ghẻ nước:

  • Môi trường sống bẩn, ô nhiễm: Đây là tác nhân chính dẫn đến bệnh ghẻ nước. Sống trong môi trường khói bụi, ẩm mốc, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Thói quen vệ sinh bẩn: Thói quen vệ sinh cá nhân kém, không tắm rửa cơ thể hàng ngày, các vật dụng không được lau chùi thường xuyên cũng là có thể tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển.
  • Môi trường chật chội, đông dân cư: Tại những nơi chật chội, tập trung đông người như: trường học, ký túc xá sinh viên, khu trọ… là những nơi bệnh xuất hiện nhiều nhất.
  • Thời tiết lạnh, ẩm ướt: Đây là điều kiện lý tưởng cho việc ký sinh trùng ghẻ xuất hiện, phát triển và lây lan trên diện rộng.

Dấu hiệu ghẻ nước

Ghẻ nước là bệnh có những biểu hiện rõ ràng, dễ phát hiện, thường bị ghẻ nước ở tay, kẽ tay và các vùng xung quanh, nhiều trường hợp chân bị ghẻ nước khi tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn. Thông thường, khi bị ghẻ nước, bệnh nhân sẽ có một số những biểu hiện lâm sàng như:

Các biểu hiện chủ yếu khi bị ghẻ nước
Các biểu hiện chủ yếu khi bị ghẻ nước
  • Ngứa dữ dội: Ngứa dữ dội là biểu hiện rõ ràng và phổ biến nhất của bệnh ghẻ. Cơn ngứa thường xuất hiện xuất hiện vào ban đêm, tại các vùng như cổ tay, khủy tay, nách, kẽ ngón tay, núm vú, dương vật và mông.
  • Da nổi nhiều mụn ghẻ nước: Vùng da bị ghẻ nước xuất hiện mụn ghẻ nước nhỏ và vảy có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có kích thước nhỏ mọc sát nhau, lan rộng, chứa dịch nhầy, lỏng như nước và căng. Nếu gãi hoặc mặc quần áo bó sát sẽ có thể bị vỡ ra. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ nước. Mụn ghẻ nước hình thành do hoạt động của con ghẻ nước, chúng đào hang nhỏ màu trắng hoặc xám. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mụn ghẻ nước có thể xuất hiện ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Xuất hiện các luống ghẻ: Luống ghẻ do con ghẻ cái tạo ra, đó là những hang trên bề mặt da, dài khoảng 3-5mm. Thường các luống ghẻ này xuất hiện tại kẽ ngón tay, lòng bàn tay và các vùng kín.

Phân biệt bệnh ghẻ nước với các bệnh ngoài da khác

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh ghẻ nước rất giống với một số bệnh ngoài da như: 

  • Tổ đỉa: đặc trưng là các mụn nước nhỏ mọc ở các vùng ngoài rìa ngón tay, bàn tay ngón chân, bàn chân gây ngứa dai dẳng
  • Sẩn ngứa nổi mề đay: triệu chứng sẩn huyết thanh khắp cơ thể, gây ngứa rát
  • Viêm da cơ địa: đặc điểm là các thương tổn về da tập trung thành từng đám, dưới các chi gây ngứa dai dẳng

Để xác định chính xác bệnh ghẻ nước, bạn cần đến các phòng khám để được chẩn đoán bệnh cũng như được bác sĩ chuyên môn tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp. Tránh việc tự ý dùng thuốc khi chưa biết chắc chắn loại bệnh mình đang mắc phải.

Điều trị ghẻ nước như thế nào

Như đã trình bày ở trên, bệnh ghẻ nước có những biểu hiện gần giống với nhiều bệnh ngoài da khác, nếu không cẩn thận rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy cần phải tiến hành xét nghiệm, đánh giá về tình trạng bệnh để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Về phương pháp điều trị ghẻ nước, người ta thường sử dụng các loại thuốc tây y. Bên cạnh đó, các bài thuốc dân gian cũng được nhiều người sử dụng rất hiệu quả.

Ghẻ nước bôi thuốc gì

Thuốc D.E.P

Hình ảnh thuốc D.E.P
Hình ảnh thuốc D.E.P

Là loại thuốc được bào chế dưới dạng kem mỡ hoặc dạng lỏng không màu, không mùi, dùng để trị ghẻ ngứa và loại bỏ các ký sinh trùng trên da. Bôi thuốc mỗi ngày 2 -3 lần/ngày sau khi vệ sinh sạch và lau khô vùng da bị ghẻ. 

Chống chỉ định: Không sử dụng đối với những người mẫn cảm với thành phần thuốc, không bôi thuốc lên mắt, vết thương hở hoặc vùng da không bị bệnh.

Kem bôi crotamiton 10%

Là loại kem bôi da có tác dụng trị ghẻ hoặc các triệu chứng ngứa vùng da. Sau khi vệ sinh thân thể sạch sẽ, tiến hành thoa lớp kem mỏng lên bè mặt da bị ghẻ, bôi 1 lần/ngày. 

Thuốc crotamiton có độc tính thấp nên ít gây tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời gian mang thai.

Thuốc xịt Spregal

Thuốc xịt Spregal điều trị ghẻ
Thuốc xịt Spregal điều trị ghẻ

Là loại thuốc có thành phần là esdepaletrin và piperonyl butoxid, với tính kháng khuẩn mạnh có tác dụng hiệu quả trong điều trị ghẻ và các triệu chứng ngứa da. Để bình xịt cách cơ thể khoảng 30cm, xịt nhẹ nhàng toàn thân, nhiều hơn ở những vùng bị ghẻ ngoại trừ da đầu.

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc 1 lần duy nhất và sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thuốc kháng histamin

Là loại thuốc được sử dụng trong điều trị dị ứng, viêm mũi dị ứng, mề đay, ban da, viêm da dị ứng. Với bệnh ghẻ, thuốc kháng histamin được chỉ định sử dụng kèm với các loại thuốc khác để điều trị ghẻ. Do thuốc có tác dụng phụ nên việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc.

Kem Permethrin 5%

Đây là loại thuốc đặc trị bệnh ghẻ được sử dụng phổ biến ở Mỹ. Thoa Permethrin 5% toàn thân để diệt con ghẻ và trứng của chúng. Bôi thuốc liên tục trong 5-7 ngày mới có tác dụng, sau khoảng 12-14 giờ mới tắm hoặc rửa. 

Thuốc có thể gây ra kích ứng da hoặc ngứa da. Chống chỉ định với người mẫn cảm với thành phần thuốc. 

Benzyl Benzoate 33%

Thuốc được sử dụng để tiêu diệt cái ghẻ gây bệnh. Bôi thuốc Benzyl Benzoate mỗi ngày lên vùng da bị ghẻ mỗi ngày ( trừ da đầu và mặt). Lưu thuốc sau 3 ngày mới tắm bằng nước ấm.

Lindan 1% (lotion)

Thuốc trị ghẻ Lindan 1%
Thuốc trị ghẻ Lindan 1%

Thuốc trị ghẻ Lindane 1% chỉ sử dụng cho trường hợp bị ghẻ nặng. Thuốc có tác dụng rất nhanh và mạnh, tuy nhiên có khả năng ảnh hưởng đến thần kinh. Vì vậy thuốc này thường chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Cách dùng: Thoa thuốc lên vùng da bị ghẻ, sau khoảng 8 tiếng rửa sạch và lau khô da.

Chống chỉ định: không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

Sulfur 5-10% dạng sương

Đây là loại thuốc sử dụng an toàn cho cả người lớn và trẻ em, dùng thuốc trong 3 ngày sau đó mới tắm rửa. 

Ivermectin, 200 µg/kg

Thuốc dùng uống với 1 liều duy nhất là 200 mcg/kg trọng lượng cơ thể. Dùng thuốc khi đói để 

Bị ghẻ nước tắm lá gì và cách trị ghẻ nước tại nhà

Tắm nước muối ấm

Tắm nước muối ấm giúp trị ghẻ tại nhà hiệu quả
Tắm nước muối ấm giúp trị ghẻ tại nhà hiệu quả

Muối biển chứa natri clorua có tác dụng sát khuẩn rất tốt, thích hợp với điều trị ghẻ. Ngoài ra muối có thành phần gồm các khoáng chất vi lượng cực kỳ tốt cho cơ thể. Tắm nước muối là một trong những cách chữa ghẻ nước nhanh nhất và hiệu quả. Pha ít muối cùng ước tắm giúp sát khuẩn, giảm ngứa.

Nước lá đào trị ghẻ

Theo đông y, lá đào có vị đắng, tính bình tác dụng làm tan tụ huyết, sát khuẩn, chữa ghẻ lở. Dân gian sử dụng nước lá đào đun nước tắm hàng ngày để chữa ghẻ nước.

Bài thuốc: 50g lá đào, rau sam 40g, rửa sạch đun sôi rồi tắm hàng ngày, sử dụng liên tục 5-7 ngày sẽ có hiệu quả.

Mẹo chữa ghẻ nước bằng vỏ và lá cây xà cừ

Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ và lá cây xà cừ có đặc tính kháng khuẩn cao giúp loại bỏ nấm, ký sinh trùng trên da. Vỏ xà cừ đun lên rồi chắt nước, uống khoảng 1 tuần sẽ hết ghẻ. Đây là bài thuốc rất hiệu quả và được sử dụng khá phổ biến.

Nước lá ba chạc

Hình ảnh lá cây ba chạc
Hình ảnh lá cây ba chạc

Về mặt dược lý, lá ba chạc có đặc tính kháng khuẩn mạnh, dùng lá ba chạc tươi đun sôi rồi đem chấm lên vùng da bị ghẻ.

Nha đam trị ghẻ

Sử dụng lá nha đam tươi bôi trực tiếp lên vùng da bị ghẻ sẽ có tác dụng giảm ngứa, làm dịu vùng da tổn thương. Thoa 1-2 lần/ ngày sẽ hiệu quả.

Phòng bệnh ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước là bệnh có khả năng lây lan rất nhanh nếu không có phương án kiểm soát cũng như phòng tránh. Vì vậy song song với điều trị, việc kiểm soát và ngăn chặn bệnh cũng cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Người bị ghẻ cần thực hiện:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, bao gồm quần áo, vật dụng cá nhân thường xuyên, tránh giặt chung với đồ dùng người không bị bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất và môi trường ô nhiễm
  • Nếu phát hiện người thân trong gia định bị ghẻ nước cần cách ly, điều trị sớm để tránh lây lan
  • Có chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh.

Với những nội dung chia sẻ của incontinet.com về bệnh ghẻ nước nói trên, chắc bạn đã hiễu rõ về bệnh ghẻ nước. Từ đó sẽ có những phương pháp trị