Dị ứng, ngứa nổi mề đay bôi thuốc gì mau khỏi?

Bệnh mề đay bôi thuốc gì, điều trị ra sao chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Bên cạnh những loại thuốc uống được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, các loại thuốc bôi được nhiều người sử dụng bởi hiệu quả điều trị nhanh chóng. Để giúp bạn giải đáp thắc mắc, bài viết sẽ giới thiệu một vài sản phẩm thuốc bôi cho người mắc dị ứng nổi mề đay.

Giải đáp: Mề đay bôi thuốc gì?

Thuốc bôi được xoa trực tiếp lên da nên có tác dụng giảm ngứa nhanh hơn so với các loại thuốc uống trị mề đay. Với thành phần là các hoạt chất có khả năng kiểm soát được lượng histamin trong mao mạch, thuốc bôi ngoài da sẽ giúp người bệnh giảm đi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các vùng da bị tổn thương do mề đay cũng nhanh khỏi hơn. Dưới đây là một số loại thuốc bôi mề đay ngoài da được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng.

Thuốc Phenergan

  • Tác dụng

Thuốc điều trị tốt các vấn đề như ngứa, mẩn đỏ do dị ứng, mề đay gây ra. Ngoài ra, thuốc còn hiệu quả tốt với những nốt côn trùng đốt, vùng da bị bỏng hoặc bị kích ứng do tia X

  • Liều dùng

Dù trong mỗi sản phẩm đều có hướng dẫn cụ thể, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Với người lớn, liều dùng khuyến nghị là 3 đến 4 lần mỗi ngày. Mỗi lần chỉ bôi một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị.

Với trẻ em, bạn không nên sử dụng loại thuốc này vì hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh thuốc an toàn với trẻ nhỏ. Bạn nên tham khảo những thông tin xoay quanh chủ đề trẻ em bị mề đay bôi thuốc gì mau khỏi để tìm được cách điều trị phù hợp và an toàn.

  • Một số tác dụng phụ cần lưu ý

Mặc dù Phenergan là loại thuốc được khuyến nghị sử dụng cho điều trị mề đay, dị ứng, thuốc vẫn không thể tránh khỏi việc gây ra tác dụng phụ. Người bệnh nên tham khảo kỹ những lưu ý sau để cân nhắc có nên sử dụng hay không. Một số tác dụng phụ thường gặp như vùng da được bôi thuốc trực tiếp có thể bị kích ứng, da sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng,…

Thuốc Phenergan tuýp 10g
Thuốc Phenergan tuýp 10g

Thuốc Eumovate

  • Tác dụng

Loại kem bôi này có tác dụng chính là làm giảm các triệu chứng gây ra bởi một số bệnh da liễu thường gặp như: viêm da do dị ứng, kích ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã,.. hoặc một số trường hợp da bị mẩn ngứa, côn trùng đốt.

  • Liều dùng

Trước khi tìm hiểu thông tin về liều dùng dưới đây, người bệnh cần hiểu rằng, mỗi người sẽ có mức độ bệnh khác nhau. Do vậy, tùy theo chỉ định bác sĩ, liều dùng của người bệnh có thể có sự chênh lệch với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Với các bệnh có triệu chứng tương tư bệnh mề đay, dị ứng, người bệnh cần thực hiện bôi thuốc lên vùng da mẩn ngứa 1-2 lần mỗi ngày. Khi thấy tình trạng bệnh đã cải thiện hơn, người bệnh có thể giảm số lần sử dụng thuốc dựa theo tư vấn của dược sĩ.

  • Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng loại thuốc này là sắc tố da bị thay đổi, phát ban, gây bỏng rát tại nơi tiếp xúc trực tiếp với thuốc,… Tùy theo cơ địa của mỗi người, thuốc có thể gây nên tác dụng phụ khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.

Ngoài hai loại thuốc trên, các bác sĩ chuyên khoa cũng chỉ định cho người bệnh mề đay, dị ứng sử dụng một số loại thuốc khác như Flucinar, Triamcinolone hay Enote,… Với những thông tin trên, hy vọng, người bệnh sẽ không còn phải thắc mắc bị dị ứng, mề đay bôi thuốc gì.

Eumovate cream tuýp 5g
Eumovate cream tuýp 5g

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi mề đay, dị ứng

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng.
  • Hiểu rõ các vấn đề như tác dụng phụ, liều dùng, thận trọng, cảnh báo trước khi bắt đầu sử dụng thuốc.
  • Rửa tay sạch trước khi bôi thuốc lên bề mặt da bị tổn thương. Khi tay không vệ sinh sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới vùng da bệnh.
  • Tuyệt đối không để thuốc tiếp xúc với mắt và để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Khi sử dụng theo chỉ định bác sĩ, người bệnh cần biết rõ về thời gian sử dụng thuốc. Thông thường, người bệnh cần tái khám nếu 4 tuần sau khi sử dụng thuốc, bệnh vẫn không cải thiện.
  • Không dùng liều thấp hoặc cao hơn so với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì như vậy thuốc sẽ không có tác dụng.
  • Ngoài những tác dụng phụ đã được nhà sản xuất liệt kê trong phần hướng dẫn sử dụng, người bệnh cần nhanh nhạy nắm bắt tình hình cơ thể. Khi cảm thấy cơ thể có những phản ứng khác, cần dừng sử dụng và nhanh chóng tham vấn bác sĩ điều trị.
Theo dõi cẩn thận sự thay đổi của vùng bị tổn thương khi bắt đầu sử dụng thuốc
Theo dõi cẩn thận sự thay đổi của vùng bị tổn thương khi bắt đầu sử dụng thuốc

Cách chăm sóc để hỗ trợ điều trị hiệu quả

Bên cạnh việc tìm hiểu mề đay bôi thuốc gì cho hiệu quả, điều trị như thế nào, bạn nên tham khảo thêm một số lưu ý về việc chăm sóc sức khỏe tại nhà dưới đây. Những cách này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị mề đay, dị ứng, giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.

  • Xây dựng lối sống, thực đơn ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây, rau củ, thịt nạc, các loại đậu,…
  • Hạn chế các đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều đạm, nhiều chất béo,…
  • Tránh để cơ thể phải chịu sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ đột ngột như không khí lạnh, nắng gắt hoặc môi trường nhiều bụi bẩn. Điều này sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của mề đay.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm nước ấm vừa đủ, tránh nước quá nóng.
  • Hạn chế gãi ngứa với những vùng da bị tổn thương.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe hơn.
Những thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp vùng da dị ứng nhanh phục hồi hơn
Những thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp vùng da dị ứng nhanh phục hồi hơn

Một số mẹo chữa mề đay dị ứng

Với những trường hợp bệnh có triệu chứng nhẹ, bạn có thể áp dụng một trong những mẹo chữa mề đay dưới đây thay vì băn khoăn mề đay bôi thuốc gì nhanh khỏi.

Chườm lạnh, tắm nước mát

Khi các vùng da bị mẩn ngứa được tiếp xúc với nước lạnh, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Cảm giác ngứa ngáy cũng được giảm đi rõ rệt và mề đay cũng không lan rộng đến các khu vực khác.

Uống đủ lượng nước mỗi ngày

Nước có khả năng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, lượng nước nạp vào sẽ giúp da giữ được độ ẩm, các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm cũng giảm dần. Lượng nước đủ cho một người phụ thuộc vào cân nặng của người đó. Do vậy, bạn có thể tìm hiểu cách tính lượng nước phù hợp với cơ thể để nạp đầy đủ, giúp làn da mịn màng hơn và nhanh khỏi bệnh.

Sử dụng các thành phần từ thiên nhiên

Sử dụng gel nha đam thoa lên các vùng mẩn ngứa sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn
Sử dụng gel nha đam thoa lên các vùng mẩn ngứa sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn
  • Sử dụng nha đam: Phần gel nha đam được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng sử dụng với các công dụng khác nhau trong việc làm đẹp. Với lượng nước cùng vitamin dồi dào, nha đam sẽ giúp các vùng da bị tổn thương bớt nóng rát, ngứa. Ngoài ra, nó còn có khả năng sát trùng da, ức chế các vi khuẩn không có lợi.
  • Tắm lá trà xanh: Mẹo chữa mề đay với loại thảo mộc này đã được áp dụng từ lâu. Với tính mát, đắng và công dụng giải độc, thanh nhiệt, lá trà xanh sẽ hỗ trợ tốt quá trình điều trị các bệnh mề đay, dị ứng.
  • Sử dụng bột yến mạch: Cũng giống như nha đam, yến mạch có tác dụng tốt trong việc giữ ẩm cho da và làm dịu các vùng da bị tổn thương do bệnh gây nên.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc mề đay bôi thuốc gì mau khỏi, điều trị sao cho hiệu quả. Bên cạnh việc sử dụng thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, việc chăm sóc da và cơ thể trong quá trình điều trị cũng đóng vai trò quan trọng. Để bệnh mề đay, dị ứng nhanh chóng thuyên giảm, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc và chăm sóc da để có kết quả tốt trong thời gian ngắn.