Trị ho cho trẻ bằng cách nào hiệu quả mà an toàn nhất… Cùng tìm hiểu 3 cách trị ho cho trẻ tại nhà trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn yếu lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây bệnh hại nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó ho là bệnh phổ biến hơn cả. Vậy trẻ bị ho do đâu và cách trị ho cho trẻ tại nhà như thế nào cho hiệu quả, các mẹ hãy cùng tham khảo ngay bài viết ngay sau đây.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho
Trẻ bị ho do thay đổi thời tiết
Trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như Việt Nam thì các bệnh về đường hô hấp rất phổ biến. Do cơ thể và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, sức đề kháng thấp nên vi khuẩn gây bệnh dễ dàng phát triển mạnh, trẻ em rất dễ mắc bệnh ho có đờm khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

Các triệu chứng khi tre bi ho là trẻ ho thành những cơn ho dài kèm theo đờm có màu trong, trẻ không bị sốt. Ho tuy không nguy hiểm nhưng việc ho kéo dài khiến trẻ quấy khóc, chán ăn và rất nhanh sút cân.
Môi trường ô nhiễm khiến bé bị ho
Môi trường bị ô nhiễm do các chất độc hại, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp và gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ, nhất là tre so sinh bi ho. Phổi, khí quản bị tổn khi hít bụi bẩn và khí độc hại.
Bên cạnh đó, trẻ hít phải lông động vật, các chất kích thích thuốc lá hay môi trường bụi bẩn cũng là nguyên nhân gây bệnh ho ở trẻ.
Vì thế cha mẹ để có cách chữa ho cho bé tốt nhất chính là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn độc hại; tránh sử dụng chất kích thích hay nuôi các động vật chó mèo nên tránh để trẻ tiếp xúc với lông vật nuôi.
Trẻ ho do cảm lạnh
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, cảm lạnh là do virus rhino. Loại virus này có khả năng bám vào bụ nước trong không khí, khiến cho trẻ rất dễ hít phải.

Một số nghiên cứu cho thấy, có hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể xâm nhập vào niêm mạc mũi họng. Khi đã xâm nhập thành công vào mũi họng của bé, các virus này sẽ kích thích 1 phản ứng miễn dịch, gây sưng họng đau đâu, ho, khó thở…
Trẻ bị ho do viêm phổi
Khi bị viêm phổi trẻ thường có các triệu chứng là ho rát cổ họng, sốt cao kèm sổ mũi, khản giọng,… Nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ là do virus đã tấn công vào đường hô hấp. Loại ho này thường xuất hiện vào thời tiết cuối đông-đầu mùa xuân.
Bé bị ho do viêm xoang
Tai, mũi và họng liên thông và có quan hệ mật thiết với nhau nên khi bị xoang, nước mũi có chiều hướng chảy ngược vào họng làm trẻ bị ho. Nếu trẻ bị ho trên 10 ngày kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi nhiều thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Trẻ bị ho do nuốt phải dị vật
Khi trẻ bị ho mà không có các dấu hiệu như sốt, chảy nước mũi, thì có thể trẻ đã nuốt đồ vật vào trong họng hoặc phổi. Điều này dẫn đến nhiễm trùng hô hấp. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân.
Cách trị ho cho trẻ
Trị ho tro bé bằng các bài thuốc dân gian luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Bởi, cách trị bệnh này vô cùng lành tính không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào.
Tuy nhiên, tùy đặc điểm, thể trạng từng bé mà cha mẹ có những cách điều trị khác nhau, sao cho hiệu quả nhất. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số cách dân gian trị ho cho trẻ đặc biệt hiệu quả.
Sử dụng lá hẹ trị ho cho trẻ
Theo Đông Y, lá hẹ có tính ấm, vi cay hơi chua, có công dụng bỗ dương, tán huyết, giải độc, tiêu đờm… thích hợp để làm thuốc chữa ho cho trẻ. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
Mẹ cần chuẩn bị 1 nắm là hẹ tươi, rữa sạch, thái nhỏ. Sau đó cho lá hẹ vào bát cùng với đường phèn đem trưng cách thủy. Khi lá hẹ đã chin thì chắt lấy nước cho bé uống. Nếu bé bị cảm lạnh thì khi chưng, bạn cũng nên cho thêm từ 1-2 lát gừng để tăng tính hiệu quả.
Rau diếp cá và nước vo gạo trị ho cho trẻ
Rau diếp cá có tác dụng kháng viêm long đờm, nước vo gạo có tác dụng rữa sạch họng, làm dịu và giảm ngứa cổ họng rất hiệu quả. Do vậy sử dụng diếp cá và nước vo gạo trị ho cho trẻ là một cách đơn giản và hiệu quả.
Bạn chuẩn bị từ 5-10 lá rau diếp cá, 1 bát nước vo gạo. Rau diếp cá tiến hành rửa sạch rồi giã nhuyễn, trộn với một bát nước vo gạo cho vào nổi. Thực hiện đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút. Sau đó tiến hành chắt lấy nước, để nguội cho trẻ uống.
Sử dụng 3 lần/ ngày, uống sau bữa ăn chính 15p. Bệnh sẽ nhanh chóng khỏi chỉ trong thời gian ngắn. Trong khi thực hiện bài thuốc này, nếu bé đi ngoài bị nát thì bạn hãy hoàn toàn yên tâm. Đây là điều rất bình thường do cơ thể giải đờm và độc tố ra ngoài.
Trị ho cho trẻ bằng củ hành tăm
Hành tăm hay củ nén nhỏ bằng đầu ngón tay và có mùi cay và nồng. Loại củ này có chưa nhiều chất metylpen – tyldisulfid, pentylhydrodisulfid,…. Chất metylpen được xem là chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng viêm rất tốt. Vì thế bạn có thể dùng loại củ này làm thuốc trị ho trẻ em, chữa cảm cúm hay cảm lạnh cực hiệu quả.
Nguyên liệu: chuẩn bị 10 củ nén, 1 củ nghệ, cùng với đường phèn.
Cách làm: Củ nén, nghệ giã nguyễn cho thêm lượng nước và đường phèn vừa đủ, sau đó đem trưng cách thủy khoảng 15 phút đến khi củ nén chín thì bắc ra, khuấy đều.
Cách dùng: cho bé sử dụng khi khi còn ấm cả phần nước và củ nén. Đây được coi là mẹo trị cảm lạnh, trị sốt và chua ho cho tre cực kỳ hiệu quả.
3 bài thuốc trên đều là những bài thuốc dân gian chữa ho cho bé được áp dụng phổ biến.
Ưu điểm:
- Nguyên liệu dễ kiếm từ tự nhiên.
- Dễ sử dụng.
- An toàn không gây tác dụng phụ.
Cách chăm sóc trẻ bị ho
Để trẻ nhanh khỏi ho, bên cạnh việc sử dụng thuốc, các mẹ nên thực hiện tốt một số lưu ý sau:
- Đối với trẻ sơ sinh bị ho, cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường, không nên ép trẻ ăn, uống quá no.
- Khi tre bi ho kèm với tắc nghẹt mũi, cha mẹ nên sử dụng nước muỗi loãng 0,9% kết hợp dung dịch sát trùng để vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước.
Lưu ý

- Không nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc ho, hay thuốc cảm có chứa kháng sinh.
- Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh. Nên sử dụng những loại thuốc dành riêng cho trẻ em và theo rõi thường xuyên các biểu hiện sau khi bé sử dụng.
- Không được cho trẻ uống 2 hay nhiều loại thuốc có cùng hoạt chất trong cùng một lần uống. Khi sử dụng thuốc cảm phối hợp với các thuốc chống dị ứng nên tuyệt đối cẩn trọng,
- Cần chú ý giữ thuốc xa tầm của trẻ nhỏ để tránh việc trẻ tự ý lấy thuốc sử dụng, nhất là với các lọ thuốc dạng lỏng như si-rô.
- Không được dùng tăm bông để ngoáy mũi, điều này có thể dẫn tới làm tổn thương mũi trẻ.
Trên đây là những kiến thức bổ ích, giúp cha mẹ hiểu đúng và co cách xử lý kịp thời khi trẻ bị ho. Mọi ý kiến đóng góp và những thắc mắc cần giải đáp, các mẹ có thể commets bên dưới để được hỗ trợ.
- Cách chữa ho bằng hành tây hiệu quả nhanh
- Top 5 cây thuốc trị ho hiệu quả
- Mẹo trị ho bằng chanh tại nhà