Có thể khẳng định rằng, viêm amidan là căn bệnh đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Theo thống kê của bộ y tế, riêng ở nước ta mỗi năm có trên 4000 trường hợp mắc phải chứng bệnh này. Viêm amidan là tình trạng amidan bị viêm nhiễm do vi rút hoặc vi khuẩn khiến chúng bị viêm sưng, phì đại so với cấu trúc cơ bản.
Bệnh được phân loại thành hai dạng là viêm amidan mãn tính và cấp tính. Mỗi dạng bệnh có thể đem lại những triệu chứng khác nhau. Nếu sức đề kháng tốt cùng những triệu chứng của viêm amidan ở mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, đừng vì vậy mà chủ quan với bệnh bởi lẽ, nếu không được chữa trị dứt điểm, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuỳ từng nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh triệu chứng viêm amidan có thể không giống nhau.
Triệu chứng viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính là tình trạng khi bệnh mới khởi phát với những triệu chứng bệnh viêm amidan như:
Triệu chứng toàn thân
Sốt cao đột ngột là viêm amidan triệu chứng cơ bản nhất của chứng bệnh này.

Lúc này, cơ thể sẽ cảm thấy rét đột ngột và sốt cao toàn thân từ 39 đến 40 độ, kèm theo những dấu hiệu như: mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, toàn thân mất sức và có hội chứng nhiễm trùng…
Triệu chứng cơ năng
Ngoài sốt cao, triệu chứng bị amidan cấp tính còn xuất hiện một số dấu hiệu cơ năng như: Tắc mũi, ngạt mũi khiến bệnh nhân phải thở bằng đường miệng. Đối với trẻ nhỏ sẽ quấy khóc và bỏ bú do trẻ khó thở.
Họng đau, luôn có cảm giác như vật gì đang vướng trong họng, miệng khô, hơi thở hôi. Cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh có hoạt động nhai hoặc nuốt.
Chảy nước mũi, xuất hiện dịch nhầy trong mũi cũng là triệu chứng bị viêm amidan. Việc viêm nhiễm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi dịch mũi chảy xuống phế quản gây ra những cơn ho kèm theo hiện tượng khàn tiếng.

Không chỉ vậy, triệu chứng của bệnh viêm amidan còn khiến miệng bệnh nhân bắt đầu khô hơn và lưỡi xuất hiện các màu trắng bẩn, amidan sưng to và có thể kèm mủ khiến cho người bệnh luôn có cảm giác gợn họng, khó chịu.
Đối với bệnh viêm amidan do virus, triệu chứng viêm amidan còn biểu hiện ở niêm mạc vòm họng không chỉ sưng đỏ mà còn có thể gây xuất tiết khiến những tổ chức bạch huyết ở thành sau họng bị tổn thương theo.
Bên cạnh đó, những triệu chứng khác mà người bệnh có thể gặp phải như: viêm kết mạc, phù nề cuống mũi, hốc mũi, viêm tai giữa…
Triệu chứng viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính là tình trạng khi viêm amidan cấp tính không được chữa trị triệt để khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng, tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh viêm amidan mãn tính có những biểu hiện như sau:
Về cơ bản, những triệu chứng của bệnh viêm amidan mãn tính cũng tồn tại gần như bệnh viêm amidan cấp tính tuy nhiên ở mức độ nặng nề hơn và nguy hiểm hơn.
Đối với viêm amidan mãn tính, bạn có thể sốt hoặc không. Tình trạng đau họng dữ dội hơn, cơn đau có thể lan dần lên tai, đỉnh đầu diễn ra từng đợt hoặc kéo dài kiên tục không ngưng nghỉ. Xuất tiết dịch nhầy ở họng cũng nhiều hơn khiến bản thân người bệnh muốn khạc nhổ thường xuyên.

Giọng nói người bệnh khan hơn thậm chí có thể gây mất giọng cũng là một triệu chứng của viêm amidan mãn tính, Vết viêm quá lớn gây tắc nghẽn đường thở khiến bệnh nhân khó thở, kéo theo hàng loạt biến chứng như suy phổi, suy tim hay thận…
Mũi tiết nhiều dịch nhầy hơn và gây phù nề phần cuống, tổ chức bạch huyết phát triển ở thành sau họng viêm nặng nề.
Triệu chứng đau amidan mãn tính đối với trẻ em còn khiến bé mất ngủ, quấy khóc nhiều hơn gây ra chứng phát triển chậm ở trẻ, trẻ lười ăn, yếu ớt… Ở người lớn gây giảm cân nhanh chóng, cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống.
Cách xử lý viêm amidan
Dù đang ở thể cấp tính hay mãn tính người bệnh tìm hiểu rõ nguyên nhân, quan sát triệu chứng bệnh viêm amidan để có lữa chọn những phương pháp chữa trị cũng như phòng tránh bệnh phù hợp nhất.
Nếu nguyên nhân bệnh gây ra do vi khuẩn, một số loại kháng sinh kháng khuẩn thường được sử dụng là clamoxyl, augmentine, cephalexine, zinnat dạng uống hoặc tiêm.

Nếu những triệu chứng của bệnh viêm amidan khiến người bệnh quá đau đớn có thể dùng thêm thuốc kháng sinh giảm đau hạ sốt như paracetamol. Thuốc giảm xung huyết, phù nề, giảm ho như men chống viêm a choay, amitase… hay các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối sinh lý 0,9%… để súc họng cũng là một liệu pháp giúp ngăn chặn những triệu chứng bị viêm amidan hiệu quả.
Ngoài việc uống thuốc, người bệnh cũng nên kết hợp thêm những phương pháp giúp chữa trị viêm amidan tại nhà như: chữa viêm amidan bằng đường phèn, mật ong hay gừng… Trong trường hợp ổ viêm quá lớn, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ, phương pháp phẫu thuật cắt amidan là cần thiết giúp loại bỏ triệt để ổ viêm.
Phòng bệnh viêm amidan
Ngoài biện pháp chữa trị, người bệnh cũng cần chủ động phòng tránh những tác nhân gây viêm amidan, bảo vệ sức khoẻ như:

- Luôn giữ ấm cho cơ thể nhất là cổ họng, gam bàn tay, bàn chân.
- Tránh xa môi trường bụi bẩn, ô nhiễm hay hoá chất độc hại.
- Uống đủ nước giúp làm giảm vết viêm.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh và những vitamin cần thiết để nâng cao sức đề kháng.
- Hạn chế những đồ ăn cay nóng, quá cứng hoặc quá khô; chất kích thích… nhằm chánh làm tổn thương vòm họng.
- Có biện pháp vệ sinh răng miệng sạch sẽ, xúc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng, dung dịch súc miệng sát khuẩn…
Như vậy, có thể nói rằng triệu chứng viêm amidan tồn tại ở nhiều thể dạng và mức độ khác nhau. Hãy chủ động bảo vệ cơ thể để viêm amidan sẽ không làm phiền bạn!
- Chữa viêm amidan bằng mật ong hiệu quả không?
- Cắt amidan nên ăn gì tốt?
- Trẻ bị viêm amidan và những điều mẹ cần biết