Viêm da cơ địa nên tắm lá gì? Bên cạnh thuốc Tây y, các bài thuốc Nam từ lá tự nhiên luôn được người Việt Nam tìm hiểu và sử dụng để trị các bệnh liên quan đến da liễu. Bởi cách chữa trị này đơn giản, cho hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Dưới đây là một số giải pháp loại bỏ dị ứng da bằng lá cây tự nhiên có thể tham khảo.
Viêm da cơ địa tắm lá gì cho mau khỏi?
Một số loại lá cây có dược tính rất cao, cùng với đó là khả năng sát khuẩn, làm lành vết thương. Vì thế, dùng lá cây để chữa trị bệnh viêm da cơ địa thường đạt được hiệu quả lâu dài. Dưới đây là 8 loại lá cây mà chúng ta có thể sử dụng:
Sử dụng lá trà xanh

Lá trà xanh không còn xa lạ đối với mọi người, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Lá trà xanh được sử dụng để pha nước uống, dùng làm phụ gia chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, tác dụng của lá trà xanh trong Y học là không thể phủ nhận.
Một số người sử dụng lá cây này để sát khuẩn vết thương hở, hạn chế dịch tiết. Vitamin C,, quercetin, kaempferol thúc đẩy phục hồi da. Kích thích Collagen sản sinh, làm giảm sẹo thâm. Đó là lý do vì sao người bị viêm da cơ địa á sừng nên dùng loại lá này để tắm.
Cách thực hiện như sau:
- Dùng lá trà xanh rửa sạch rồi đun sôi với nước, mở vung cho nước nguội bớt đến nhiệt độ vừa đủ để tắm. Có thể vò dập lá trà trước khi đun để có hiệu quả cao hơn, nước tắm đạt tính sát khuẩn tốt. Mỗi tuần cần tắm ít nhất 4 lần.
- Khi tắm không nên pha thêm nước lã vào nước tắm từ lá trà. Không được dùng cùng với xà phòng tắm, sữa tắm có hóa chất.
Tắm lá khế chữa viêm da cơ địa
Trong Đông y, lá khế là loại thảo dược tính bình, có vị hơi chát và chua. Tác dụng chính của lá khế là lợi tiểu và giảm ngứa, tiêu viêm. Người mắc bệnh viêm da cơ địa có thể dùng lá khế để tắm, thúc đẩy làm lành vết viêm, sát khuẩn, kích thích da mới mọc nhanh hơn. Đặc biệt, sau vài lần sử dụng đầu tiên dấu hiệu ngứa, tiết dịch được kiểm soát.
Tác dụng hỗ trợ ngăn chặn phát ban, mẩn ngứa do dị ứng ngoài da của lá khế thích hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Bao gồm cả viêm da cơ địa ở trẻ em và người lớn. Sử dụng thường xuyên phòng ngừa tái phát, bội nhiễm. Hiệu quả cao hơn khi bổ sung thêm muối vào thành phần nước tắm.
Cách thực hiện:
- Lấy lá khế rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng với khoảng 3 lít nước sạch. Đến khi sôi thêm vào một thìa nhỏ muối tinh. Nước sôi chừng 2 phút thì tắt bếp, mở vung để nguội bớt. Sử dụng nước lá khế tắm mỗi ngày, không cần pha thêm nước lã hoặc dùng xà phòng.
Tắm lá trầu không tiêu viêm, giảm ngứa
Lá trầu không vẫn được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y khác nhau. Trong đó, dùng lá trầu không để chữa viêm da do dị ứng khá phổ biến. Cách làm này đạt được kết quả lâu dài nhưng phải kiên trì áp dụng. Trong thảo dược này có chứa tinh dầu thơm, có các thành phần như eugenol, chavibetol, cineol,… Những thành phần này vừa có khả năng ức chế vi khuẩn lại làm lành vết thương nhanh chóng.

Nguyên nhân gây nên viêm da cơ địa bội nhiễm chính là tự cầu khuẩn Staphylococcus aureus. Lá trầu không có thể tiêu diệt tác nhân này. Do đó, tắm bằng nước lá trầu không hẹn chế tình trạng lan rộng ra nhiều vùng mới. Đồng thời, chặn đứng nguy cơ gây bội nhiễm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không, nên lấy phần lá già để có dược tính cao nhất. Rửa sạch bụi bẩn trên bề mặt, rồi cho vào nồi nước đun sôi. Mỗi lần tắm với nước lá trầu không nên dùng khăn bông mềm, hạn chế chà xát mạnh.
- Sau khi tắm xong không cần tráng lại với nước lã. Càng không nên dùng xà phòng, sữa tắm để tránh làm da tổn thương hơn.
Chữa viêm da cơ địa với lá tía tô
Nếu như chưa biết viêm da cơ địa tắm lá gì tía tô là một gợi ý không tồi. Đây là một loại rau quen thuộc với mọi người, có khả năng chữa bệnh viêm da an toàn. Lá tía tô có màu tím, mùi thơm, vị hơi cay nhẹ, tính ấm. Ngoài tác dụng tăng cường hương vị cho món ăn, tía tô còn chữa bệnh viêm da cơ địa cấp.
Cơ chế tác động của lá tía tô đối với người viêm da cơ địa đó là: Làm giảm ngứa, sát khuẩn, chống viêm, tăng cường hồi phục. Nhờ thế, những triệu chứng sưng đỏ, đau rát, khó chịu sẽ biến mất nhanh chóng. Ngoài ra, trong tía tô chứa tinh dầu perillaldehyde thôi thúc quá trình phục hồi mô tế bào.
- Dùng lá tía tô làm sạch, có thể dùng cả phần thân cây. Đun cùng với khoảng 3 lít nước, để sôi trong vòng 2 phút. Mở vung cho nước nguội bớt
- Tắm nước lá tía tô đều đặn mỗi ngày.
Tắm lá ngải cứu giúp làm dịu da
Đối với phụ nữ, ngải cứu có công dụng điều hòa kinh nguyệt. Còn đối với bệnh nhân viêm da cơ địa, lá ngải cứu làm giảm đau rát nhanh chóng. Hiện tượng ngứa ngáy cũng không còn hành hạ người bệnh nếu tắm lá kinh giới đều đặn. Chưa kể đến hiệu quả phục hồi tổn thương da, ngăn ngừa dịch tiết, chống viêm.

Cách thực hiện:
- Đun 3 lít nước lọc sạch với khoảng 400g lá ngải cứu.
- Trước khi tắm nên để nước nguội bớt, chỉ còn hơi ấm, không nên tắm với nước quá nóng. Điều đó làm cho da bị tổn thương nặng hơn, mỗi tuần cần tắm ít nhất 4 lần. Kiên trì cho tới khi khỏi bệnh.
Chữa viêm da dị ứng với sài đất
Cây sài đất thường được dùng để sắc thuốc điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên, đối với người viêm da cơ địa thì chỉ cần dùng để tắm. Cây sài đất rút ngắn thời gian điều trị, làm giảm đi mọi triệu chứng khó chịu. Dĩ nhiên, phương pháp chữa bệnh từ tự nhiên này không gây ra tác dụng phụ.
Cách làm như sau:
- Lấy 200g cây sài đất tươi, rửa cùng với nước muối pha loãng 2 lần.
- Cho sài đất vào nồi, thêm 4 lít nước lọc đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa.
- Để nước trong nồi đến khi nhiệt độ giảm xuống mức độ vừa tắm. Mỗi tuần tắm cùng cây sài đất 4 lần thì triệu chứng của bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Tắm lá đơn tướng quân
Trong Đông y, lá đơn tướng quân là một loại dược liệu phổ biến. Đặc điểm của lá có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng dùng để tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Dân gian đã sử dụng lá đơn tướng quân chữa viêm da dị ứng từ rất lâu. Làm giảm đi mọi dấu hiệu ban đỏ, ngứa ngáy, đau nhức và tiết dịch. Đặc biệt, hợp chất chống Oxy hóa là lý do khiến tổn thương da mau chóng hồi phục.

Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá đơn tướng quân rửa thật sạch sẽ và để ráo nước. Cho khoảng 2 lít nước vào nồi, bỏ lá đơn tướng quân vào đun cùng, để sôi chừng 3 phút.
- Dùng nước lá cây này tắm mỗi ngày, thực hiện kiên trì trong vài tuần. Để có kết quả tốt nhất nên kết hợp với chế độ chăm sóc thích hợp.
Đối tượng có thể dùng lá cây để chữa viêm da cơ địa?
Tắm nước lá cây để điều trị viêm da cơ địa là giải pháp ngoài da. Vì thế, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng bệnh nhân, kể cả người lớn tuổi hay trẻ nhỏ. Các loại lá cây không có sức bào mòn da mạnh mẽ, đồng thời lành tính nên khó gây kích ứng. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng sử dụng cần lưu ý:
- Với trẻ nhỏ: Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể chữa khỏi bằng cách tắm lá cây. Chúng ta nên dùng nước lá nồng độ thấp để cơ thể bé dễ thích nghi nhất.
- Với phụ nữ có thai: Viêm da cơ địa ở phụ nữ có thai hầu hết không thể dùng thuốc uống. Dùng lá cây để tắm sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Người lớn tuổi: Một số trường hợp người lớn tuổi bị viêm da cơ địa vẫn có thể dùng lá cây. Điều này bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, đồng thời không làm ảnh hưởng tới những bệnh lý nền khác.
Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng nước tắm từ lá cây
Cho dù đã biết viêm da cơ địa tắm lá gì nhưng người bệnh cần chú ý rất nhiều điều để bảo vệ sức khỏe của mình. Bất cứ loại lá cây nào cũng chỉ phát huy tác dụng cao nhất khi dùng đúng cách.
Cần làm sạch lá cây trước khi sử dụng

Các lá cây tự nhiên bám rất nhiều bụi bẩn, vi sinh vật nhỏ ở bề mặt. Chúng ta cần làm sạch trước khi đun nước tắm nhằm đảm bảo không gây hại cho làn da. Khi chọn lá thì nên dùng những lá còn tươi, không bị sâu.
Sau đó, đem lá về nhà rửa thật sạch với nước nhiều lần. Cuối cùng là để ráo nước ở nơi thoáng gió rồi mới đun nước tắm.
Để nước tắm ở nhiệt độ thích hợp
Làn da chúng ta vô cùng nhạy cảm, nhất là với da em bé, nhiệt độ lớn có thể làm khô da. Vì thế, khi pha nước tắm cần chú ý tới độ nóng. Không nên để nước bỏng, tránh làm khô da, bỏng tại chỗ viêm dị ứng. Nước quá lạnh cũng không tốt cho người đang chữa trị viêm da cơ địa. Với trẻ em, dùng cùi trỏ để kiểm tra nhiệt độ. Khả chịu nóng của trẻ em thấp hơn so với người lớn nên cần để nước nguội thêm một chút.
Kiên trì khi điều trị viêm da cơ địa bằng lá cây
Khác với thuốc Tây y, chữa trị viêm da cơ địa bằng lá cây mang lại hiệu quả khá chậm. Tuy nhiên, ưu điểm đó là an toàn, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Các dược liệu có trong lá cây cần thời gian dài để tác dụng. Vì thế, người bệnh phải thật kiên trì, tắm nước lá cây liên tục cho tới khi nào thuyên giảm.
Có chế độ sinh hoạt lành mạnh
Để bệnh mau khỏi, người bệnh cần phải rèn cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh. Ăn uống điều độ, khoa học, loại bỏ đồ ăn cay nóng, chất kích thích hoặc đồ chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, uống thêm nước lọc, ăn các loại rau xanh, trái cây nhiều chất xơ và vitamin. Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để có sức khỏe tốt nhất.
Vậy là chúng ta đã tìm ra đáp án cho câu hỏi viêm da cơ địa tắm lá gì. Giải pháp chữa trị bệnh viêm da dị ứng với thảo dược mang tới hiệu quả lâu dài nhưng cần sự kiên trì của bệnh nhân. Riêng người bệnh có dấu hiệu bội nhiễm thì cần đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.