Viêm họng đỏ, viêm họng trắng và viêm họng loét là những bệnh về đường hô hấp phổ biến ở nước ta. Trong đó, viêm họng đỏ là bệnh thường gặp nhất, đặc biệt vào mùa lạnh hay vào những thời điểm giao mùa. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm họng đỏ như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu.
Viêm họng đỏ là gì

Là một trong những dạng của bệnh viêm họng. Hiện tượng này là do vùng niêm mạc hầu họng bị vi khuẩn hay virus tấn công và lây lan với tốc độ nhanh dẫn đến viêm nhiễm. Bệnh có xu hướng xuất hiện và bùng phát mạnh khi thay đổi thời tiết đột ngột hoặc giao mùa.
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh viêm họng được phân thành 2 thể bệnh thường gặp là VH đỏ và viêm họng trắng.
- Viêm họng trắng: là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn, biểu hiện điển hình là hầu họng và amidan xuất hiện giả mạc màu trắng.
- Viêm họng đỏ: so với viêm họng trắng thì thể bệnh này có mức độ nhẹ hơn, nếu được điều trị sớm bệnh tiến triển và thuyên giảm nhanh.
Viêm họng đỏ có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nhưng thường gặp nhất ở trẻ em cùng với tình trạng sổ mũi, cảm cúm, viêm VA hoặc viêm amidan…
Nguyên nhân viêm họng đỏ
Viêm họng đỏ thường xẩy ra do vùng họng bị nhiễm trùng. Các yếu tố có khả năng gây nhiễm trùng họng sau đây:
- Do các chủng virus, vi khuẩn như liên cầu tụ khuẩn, tụ cầu khuẩn, haemophilus. Hoặc do các yếu tố vi khuẩn như nấm gây nên. Hầu hết, những người mắc bệnh thường là người từng mắc cúm, ho gà, có hệ miễn dịch kém.
- Nguyên nhân khách quan: yếu tố môi trường như bầu không khí ô nhiễm, nhiệt độ thay đổi thất thường sẽ khiến cho tỷ lệ người mắc viêm họng tăng rõ rệt. Bởi đây là điều kiện thuận lợi cho các chủng loại virus phát triển không ngừng nghỉ và dễ lây lan. Làm phát sinh các bệnh về đường hô hấp.
- Nguyên nhân chủ quan: có thể do áp lực thời gian công việc, sinh hoạt khiến bạn ít có điều kiện chăm sóc bản thân. Trong đó, việc không thường xuyên vệ sinh vùng mũi, họng bằng các loại nước muối sinh lý sẽ khiến nhiều loại vi khuẩn sinh sôi và dẫn tới họng đỏ.
- Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo khi bạn thường xuyên ăn ngọt và quên vệ sinh răng miệng. Các chất ngọt ở trong miệng lâu ngày sẽ lên men, tạo điều kiện cho vi khuẩn sống ở vòm miệng tấn công. Việc uống nước ngọt có gas cũng gây xói mòn sức đề kháng bởi tác động từ các chất phụ gia có trong thành phần của nước.
Ngoài những yếu tố trên, bệnh còn xuất hiện và bùng phát do một số tác nhân sau đây:
- Thời tiết lạnh hoặc cơ thể tiếp xúc với môi trường lạnh đột ngột
- Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm
- Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng, amidan, xoang…
- Người có hệ miễn dịch yếu, bị suy giảm hoặc trẻ nhỏ.
- Thói quen vệ sinh răng miệng và vùng họng không sạch sẽ.
Triệu chứng viêm họng đỏ
Các chuyên gia tai mũi họng cho biết, triệu chứng điển hình dễ nhận biết nhất của bệnh viêm họng đỏ là niêm mạc hầu đỏ. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các dấu hiệu khác bao gồm:
- Sốt cao từ 39-40 độ C kèm theo cảm giác mệt mỏi, đua mình mẩy, chán ăn.
- Đau họng, rát họng hơn khi uống nước hoặc mỗi lần nuốt nước bọt, còn với chất rắn thì nuốt ít đau hơn, rất khó nuốt.
- Thường ho thành từng cơn, ho có đờm nhầy màu trắng hoặc đặc vàng kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Khàn tiếng, khi quan sát thấy amidan sưng to, có màu đỏ và nổi hạch ở góc hàm gây sưng đau.
- Trường hợp bị viêm họng đỏ do vi khuẩn sẽ có các biểu hiện: môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh và mặt bơ phờ, có thể mệt mỏi.
Tuy nhiên, tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau:
- Viêm họng đỏ do virus cúm: Việc virus cúm tấn công và gây tổn thương niêm mạc họng gây một số triệu chứng khá nặng như: đau cổ, đau đầu và thành họng có thể xuất huyết
- Viêm họng đỏ do virus APC ở trẻ em: cổ họng sưng đỏ, đau, sưng hạch ở cổ…
- Viêm họng đỏ do vi khuẩn: Nhiễm trùng do vi khuẩn thường để lại các triệu chứng nặng nề hơn so với nhiễm trùng do virus. Điển hình như sốt cao có thể co giật, nôn mửa, ngạt mũi, hạch ở cổ sưng to và đau nhói.
Viêm họng đỏ có nguy hiểm không? Có lây không?
Viêm họng đỏ là thể bệnh lành tính, bệnh có thể khỏi nhanh nếu điều trị sớm và có cách chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên đối với trường hợp bệnh khởi phát do vi khuẩn hoặc có hiện tượng bội nhiễm tụ phế cầu hoặc liên cầu thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang…Tình trạng nhiễm trùng họng nếu không điều trị triệt để, tái phát nhiều lần có thể dẫn đến viêm họng mãn tính. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh thường tái phát nhiều lần, dai dẳng và rất khó khỏi hẳn.
Đa số các trường hợp bệnh khởi phát do virus hoặc vi khuẩn. Bệnh có thể lây nhiễm từ người này qua người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng chung các vật dụng. Vì vậy cần có biện pháp cách ly hoặc giữ khoảng cách an toàn với người bệnh để tránh lây lan.
Xem thêm: Review các loại thuốc xịt họng tốt nhất hiện nay
Cách chữa viêm họng đỏ
Sử dụng thuốc tây y
Viêm họng đỏ có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra nên cách điều trị cũng tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau.
- Với các trường hợp bệnh bắt nguồn từ các loại virus:

Cần nghỉ ngơi và điều trị triệu chứng thì sau vài ngày có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Hãy cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý giữ ấm, tăng cường bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Bên cạnh đó, bạn có thể chữa đau rát họng bằng cách sử dụng nước muối ấm loãng. Dung dịch clorat kali 1% hoặc B.B.M pha gói 5g trong một cốc nước ấm để sức miệng và họng. Thực hiện cách này nhiều lần trong một ngày.
Hay dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng như: Thuốc hạ sốt, giảm đau bằng aspirin, analgin, paracetarmol…Nếu viêm họng ở đối tượng trẻ nhỏ thì nên nhỏ mũi bằng argyrol 1% mỗi ngày.
- Trong trường hợp xác định được tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và có dấu hiệu bội nhiễm:
Sử dụng các loại kháng sinh tại chỗ như: thuốc amoxicilin, erytromycin,… mới giải quyết được bệnh một cách triệt để. Tuy nhiên, việc dùng thuốc với cách thức và liều lượng như thế nào, cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mẹo chữa viêm họng đỏ tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc tây y, bệnh nhân viêm họng đỏ có thể áp dụng một số mẹo dân dan để chữa trị như sau:
- Uống các loại trà chế biến từ các loại thảo dược thiên nhiên như mật ong, bạc hà, gừng… để làm dịu cổ họng, kháng viêm và làm lành các vết thương do bệnh gây ra
- Súc miệng với nước muối ấm hàng ngày để làm sạch họng, qua đó giúp giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn
- Ngậm 1 lát gừng tươi mỗi ngày để giảm ho, giữ ấm cho họng
- Đối với trường hợp sốt, có thể sử dụng khăn ướt để chườm lên vùng trán, cổ, nách, bẹn… để hạ sốt.
Trên đây là những thông tin cần thiết cho bạn về bệnh viêm họng đỏ. Rất mong qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về bệnh này và chuẩn bị cho mình cách phòng ngừa hiệu quả. Đừng quên chia sẻ những thông tin này đến người thân của bạn.
- Tía tô trị viêm họng hiệu quả không, cách làm thế nào?
- Cách chữa viêm họng bằng lá lược vàng hiệu quả nhanh
- Bị viêm họng không nên ăn gì