Viêm họng xung huyết và những điều bạn cần biết

Viêm họng xung huyết là tình trạng trở nặng của chứng viêm họng cấp. Bệnh thường tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi và đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vậy để biết viêm họng xung huyết là gì, triệu chứng và cách phòng ngừa thế nào?… hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp cho những thắc mắc này nhé.

Viêm họng xung huyết là gì

Viêm họng xung huyết là một thể dạng của bệnh viêm họng, thường xuất hiện và phát triển khi thời tiết thay đổi, giao mùa. Đây là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương với một số triệu chứng điển hình như sưng đỏ, đau rát, có thể phù nề, xung huyết. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus hoặc vi khuẩn tấn công.

Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn hoặc với những người đang mắc các bệnh lý khác như viêm amidan, các bệnh về tai mũi họng…

Viêm họng xung huyết là một dạng trở nặng của viêm họng, đặc trưng là niêm mạc đỏ tấy. Bệnh không chỉ gây ra những cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đau đầu mà còn có thể chuyển biến nặng hơn và nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Hình ảnh viêm họng xung huyết
Hình ảnh viêm họng xung huyết

Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện kèm khi cơ thể mắc các bệnh như viêm amidan, cúm, sởi, phát ban… Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng xung huyết, phù nề ở niêm mạc họng, làm niêm mạc họng viêm có màu đỏ… khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau rát và mệt mỏi.

Nguyên nhân viêm họng xung huyết

Theo thống kê của các tổ chức y tế, đa số các trường hợp bệnh thường do virus tấn công niêm mạc họng, một số ít trường hợp do vi khuẩn liên cầu bê-ta tan huyết nhóm A, tụ cầu vàng, phế cầu và Hemophilus Inluenze… Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm họng xung huyết:

  • Môi trường ô nhiễm: Việc sống trong môi trường bụi bẩn, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, hóa chất công nghiệp… có thể làm viêm và các tổn thương đường hô hấp, từ đó dẫn đến viêm họng.
  • Thời tiết thay đổi: Vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho cơ thể không kịp thích nghi làm suy giảm sức đề kháng và chức năng của hệ hô hấp.
  • Thói quen ăn uống, sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc, thói quen ăn đồ cay nóng, nước lạnh… có thể làm tổn thương niêm mạc họng, từ đó dẫn đến bệnh viêm họng xung huyết
  • Hệ miễn dịch yếu: Những đối tượng như trẻ em, phụ nữ trong quá trình mang thai, người già hoặc những người mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch là những người dễ mắc bệnh. Bởi hệ miễn dịch suy yếu là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn tấn công.
  • Mắc các bệnh lý khác: Với những người đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tiểu đường, xương khớp, viêm xoang, viêm phế quản, khí quản, viêm thanh quản… đều có nguy cơ cao mắc chứng bệnh về họng này.

Ngoài ra, việc bạn thường xuyên thức quá khuya, tinh thần căng thẳng, cơ thể suy nhược… cũng sẽ tạo cơ hội để các mầm bệnh tấn công.

5 Nguyên nhân chính gây viêm họng xuất huyết
5 Nguyên nhân chính gây viêm họng xuất huyết

Triệu chứng viêm họng xung huyết

Các triệu chứng bệnh viêm họng xung huyết có thể xuất hiện khác nhau tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do virus thì bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 5 ngày nếu sức đề kháng của người bệnh tốt. Còn đối với trường hợp bệnh do vi khuẩn tấn công hoặc các tác nhân khác thì bệnh có thể kéo dài và tái phát nhiều lần. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm họng xung huyết:

  • Khi bị họng xung huyết, người bệnh sẽ cảm thấy bị nóng rát, vướng víu ở cổ họng, ho không có đờm nhưng lại xuất hiện các chất dịch nhầy kèm theo.
  • Đặc biệt, nếu bệnh trở nặng hơn, người bệnh còn có thể bị sốt cao trên 39 độ C kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, nước mũi, đau đầu, khó thở…
Bệnh nhân có thể sốt cao đến 40 độ
Bệnh nhân có thể sốt cao đến 40 độ
  • Trường hợp họng xung huyết nặng đi khám, bạn sẽ được cho biết về tình trạng của cơ thể mình với các biểu hiện bệnh lý rõ ràng như niêm mạc họng bị tấy đỏ, trụ trước và trụ sau bị phù nề, có thể nổi hạch sưng tấy dưới hàm rất đau. Bên cạnh đó, hai amidan sưng to, có hốc, có mủ nếu viêm tái phát nhiều lần,đặc biệt nguy hiểm khi bạch cầu trong máu tăng cao…
  • Nổi hạch dưới cổ khiến người bệnh khó chịu và đau
  • Bạch cầu trong máu tăng, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon…

Khi mắc phải các triệu chứng nói trên, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời, tránh để bệnh kéo dài và nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Thuốc xịt họng có tốt không? Nên dùng loại nào

Phải làm gì khi bị viêm họng xung huyết

Để biết phải làm gì khi bị viêm họng xung huyết, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có liệu pháp điều trị phù hợp.

Nguyên tắc điều trị

  • Uống thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với nghỉ ngơi, ăn uống khoa học.
  • Súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý để giảm tình trạng đau nhức vùng họng.
  • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả… Đặc biệt, thức ăn nên được chế biến mềm, loãng và nhạt để tránh làm tổn thương vùng họng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, ăn thức ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọn… để tránh nguy cơ họng xung huyết bùng phát.
Người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc khi điều trị bệnh
Người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc khi điều trị bệnh

Hiện nay, viêm họng xung huyết được điều trị bằng các phương pháp phổ biến như sau:

Sử dụng thuốc kháng sinh

Với các trường hợp bệnh do liên cầu bê-ta tan huyết nhóm A, tụ cầu vàng, phế cầu và Hemophilus Inluenze… các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Penicillin A, Penicillin G, Penicillin V, Cephalosporin. Hoặc có thể dùng nhóm thuốc Macrolid như Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin…

Dùng thuốc điều trị theo triệu chứng

  • Thuốc chống viêm: Sử dụng các loại thuốc Alphachymotrypsin, Methylprednisolon, Prednisolon có tác dụng chống viêm vùng niêm mạc họng.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Aspirin, Ibuprofen, paracetamol…
  • Thuốc trị ho: Với các triệu chứng ho không đờm, kèm theo dịch nhầy có thể một số loại thuốc ho dạng viên hoặc siro.
Thuốc ho dạng siro
Thuốc ho dạng siro
  • Thuốc ngậm: Dùng một số loại thuốc dạng ngậm có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn như Mybacin, lysopaine, oropivalone…
  • Thuốc xịt họng: Các loại thuốc như Eludril, hexaspray, locarbiotal…có tác dụng kháng viêm, giảm đau ở niêm mạc họng.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng xung huyết mà incontinet.com muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng đã giúp ích được các bạn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của gia đình mình. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và thành công!