Mề đay có mấy loại là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, vì đây là căn bệnh về da liễu khá phổ biến. Vậy bệnh lý này có những thể bệnh nào? Triệu chứng và nguyên nhân từng trường hợp do đâu? Mời bạn đọc cùng tham khảo và tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Có mấy loại mề đay? Đôi nét về bệnh bệnh lý mề đay
Để biết được có mấy loại mề đay thì người bệnh cần hiểu rõ mề đay là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh lý này do đâu? Từ đó sẽ biết được tình trạng bệnh của mình thuộc trường hợp nào.
Đôi nét về mề đay
Nổi mề đay là tình trạng da bị nổi phát ban có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê hiện nay có khoảng 20% dân số đã từng bị nổi mề đay ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân gây ra bệnh do nhiều lý do từ chủ quan đến khách quan. Tuy nhiên, điểm chung đều do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với yếu tố gây dị ứng. Khiến gây ra các phản ứng bên trong cơ thể làm phóng thích histamin, dẫn đến tình trạng nổi mề đay trên da.
Biểu hiện dễ nhận biết cho thấy bệnh nhân bị nổi mề đay là xuất hiện các vết sẩn, phù nề da. Triệu chứng đi kèm thường gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát khiến bệnh nhân khó chịu. Các vết mẩn thường không có hình dạng hay kích thước giống nhau. Chúng có thể xuất hiện dưới bất kỳ hình thù nào, có thể lây lan ở mọi nơi trên cơ thể. Một số vị trí mề đay thường phát triển như: trên da, niêm mạc, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa,…

Có mấy loại mề đay?
Theo cơ chế, căn bệnh này có thể tự khỏi và việc chẩn đoán cũng không hề khó khăn. Tuy nhiên, cũng tùy theo từng mức độ của bệnh gây ra. Do đó, mề đay được phân loại ở nhiều thể bệnh với biểu hiện và nguyên nhân khác nhau. Nhờ đó, người bệnh có thể biết đang ở mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu từ đâu và cách điều trị như thế nào sẽ phù hợp với thể trạng hiện tại.
Để giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi có mấy loại mề đay. Dưới đây là một số thể bệnh của bệnh lý này gây ra:
- Mề đay thông thường.
- Mề đay vật lý.
- Mề đay tiếp xúc.
- Viêm mạch mề đay.
- Phù mạch.
Mề đay thông thường
Mề đay thông thường là một dạng bệnh do dị ứng gây ra. Bệnh lý này là tình trạng phổ biến nhất mà nhiều người thường gặp phải. Với trường hợp này mề đay có mấy loại? Thể bệnh này cũng được chia làm hai loại là mề đay cấp tính và mãn tính. Ở mức độ cấp, bệnh còn nhẹ dễ điều trị hoặc có thể tự khỏi. Tuy nhiên, với mề đay mãn tính bệnh khó chẩn đoán và việc chữa trị cũng sẽ lâu hơn.
Mề đay cấp tính
Mề đay cấp tính là một thuật ngữ ám chỉ cho bệnh da bị dị ứng xuất hiện dưới 6 tuần. Tổn thương do mề đay gây ra xuất hiện đột ngột và có khả năng lan tỏa nhanh. Tình trạng bệnh được chẩn đoán còn phụ thuộc vào thể trạng hiện tại. Dựa vào vị trí nổi mề đay, hình thái của nó cũng như các yếu tố kích thích khác.
Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng của mề đay mãn tính
- Ở mức độ cấp tình trạng bệnh chưa nặng, da vẫn có thể bằng phẳng. Hoặc chỉ hơi cộm một chút so với những vùng da lân cận.
- Da bắt đầu xuất hiện các vết mẩn, sần hồng, trắng nhạt. Hoặc ban da có thể nổi mẩn hồng và đỏ.
- Cảm giác ngứa đi kèm khi da bị nổi sần, nguy cơ lây lan cao nếu gãi.
- Một số trường hợp có thể gây ra đau rát nhẹ, nóng râm ran. Bên cạnh đó còn khiến bệnh nhân mắc một số bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Gây buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, sổ mũi,…
- Nếu ở trường hợp nặng hơn mề đay cấp tính vẫn có thể gây sưng môi, mặt, phù mí mặt. Ngoài ra có thể khiến bệnh nhân khó thở do viêm sưng làm nghẹn cổ họng.

Mề đay mãn tính
Thể bệnh mãn tính do mề đay gây ra thường xuất hiện và kéo dài trên 6 tuần. Hoặc có thể tái phát lại nhiều lần làm phiền đến cuộc sống của bệnh nhân. Như đã nói ở trên, mề đay mãn tính rất khó xác định được nguyên nhân. Chỉ có khoảng 5 đến 20% trên tổng số ca mắc bệnh có thể tìm được nguyên do gây bệnh.
Một số biểu hiện và triệu chứng sau đây để bạn đọc nhận biết được mề đay mãn tính:
- Xuất hiện nhiều các vế mẩn, sẩn hoặc gây phù nề nghiêm trọng tại nhiều nơi trên cơ thể. Nguy cơ lây lan cao hơn so với thể bệnh cấp tính, có thể gây ra các hệ lụy nguy hiểm.
- Các vết mẩn, ngứa kéo theo những cơn ngứa dữ dội và kéo dài. Vùng da bị tổn thương có dấu hiệu nóng, rát theo từng cơn. Người bệnh thường khó kiểm soát được hành động cào hoặc gãi gây nhiễm khuẩn nặng.
- Cơ thể nóng, sốt, mệt mỏi do mề đay xuất hiện thường xuyên khiến sức khỏe bị suy giảm. Chưa kể nó còn ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan khác.
- Mất thẩm mỹ có thể để lại những vết thâm, sẹo, kể cả chàm rất xấu xí và khó chữa.
- Đặc biệt, mề đay mãn tính còn có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như phù mạch, suy hô hấp. Sốc phản vệ cũng là một trong những hệ lụy ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Tìm hiểu về mề đay vật lý
Mề đay vật lý có mức độ tổn thương và lây lan thấp hơn so với mề đay thông thường. Vậy ở trường hợp này mề đay có mấy loại? trường hợp này có thể chia thành ba thể bệnh phổ biến: Mề đay do kích thích cơ học, do thay đổi thời tiết và mề đay do ánh nắng mặt trời. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra cho từng thể bệnh trên:
Mày đay do kích thích cơ học:
- Mắc chứng da vẽ nổi.
- Mề đay muộn do áp lực.
- Mề đay do rung (vibration).
Mày đay do thay đổi nhiệt độ:
- Mề đay do cholinergique.
- Mề đay do tiếp xúc nhiệt tại chỗ.
- Mề đay do lạnh.
Mày đay do ánh nắng mặt trời.
- Mề đay bởi các tia độc hại do mặt trời gây ra

Triệu chứng và biểu hiện của mề đay vật lý
- Bề mặt da nổi mẩn ngứa kích thước và hình dáng không đồng đều.
- Tổn thương tại vùng da nổi mẩn có thể ở một vị trí hoặc lây lan do người bệnh gãi, cào.
- Triệu chứng đi kèm bao gồm ngứa ngáy, châm chính và nóng rá ở vùng bị mề đay.
- Mề đay vật lý thường xuất hiện ở tay chân, ngực, vùng da mặt hoặc lưng.
Mề đay phù mạch
Phù mạch hay còn gọi là mề đay phù mạch là một dạng bệnh tương tự như phát ban. Nhưng tình trạng bệnh sẽ xảy ra sâu bên trong da, do đó mà người bệnh không thể nhìn thấy nhưng có thể cảm nhận được. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố, chủ yếu là các tác nhân như: bị mề đay do di truyền, phát ban bị tái phát nhiều lần, bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp,…
Mề đay phù mạch xuất hiện với các biểu hiện và triệu chứng sau:
- Vùng da bị tổn thương bên trong sẽ rất nhạy cảm. Bắt đầu có dấu hiện sưng da và đau do phát ban.
- Vị trí bị viêm nhiễm có thể phù nề và sưng tấy từ 1 đến 2 ngày. Sau đó, sẽ có nguy cơ lan rộng ra những vùng khác và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Vị trí mà phù mạch xuất hiện thường ở: mắt, môi, lưỡi, mí mắt và cả cơ quan sinh dục. Ngoài ra nó còn có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tiêu hóa.
- Mề đay phù mạch khi lây lan rộng gây ra những bệnh lý khác, dễ đe dọa đến tính mạng dẫn đến tử vong.
-
Phù mạch khiến da bị sưng tấy tổn thương sâu bên trong
Các loại mề đay khác
Vậy ngoài những thể bệnh trên mề đay có mấy loại bệnh nào khác nữa không? Với những thể bệnh khác nó còn bao gồm mề đay tiếp xúc và viêm mạch mề đay. Hai trường hợp này cũng khá phổ biến, chủ yếu do sự chủ quan của bệnh nhân mà dẫn đến.
Mề đay tiếp xúc: Trường hợp này chỉ xảy ra khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng. Điển hình như mỹ phẩm, hóa chất làm đẹp (thuốc làm tóc,…), hay những yếu tố khác cần có đồ bảo hộ.
Viêm mạch mề đay: Gần giống với viêm da dị ứng, tuy nhiên nó chỉ xuất hiện trong khoảng 24h. Các vết mẩn không gây cảm giác quá khó chịu và mau lành. Đây là một dạng mề đay lành tính và có thể tự khỏi không hề nguy hiểm.
Hy vọng, với những thông tin cụ thể trên, bạn đọc đã có thể tìm cho mình câu trả lời về các loại mề đay. Từ đó biết được mức độ và loại bệnh mà mình hoặc người thân đang mắc phải. Cũng như tìm được hướng điều trị và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, khi thấy cơ thể có những phản ứng bất thường do bệnh gây ra, người bệnh hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị hiệu quả nhất nhé!