Đốt họng hạt và những điều bạn cần biết

Nhiều người bệnh cho rằng viêm họng hạt chỉ đốt hạt mới khỏi. Trên thực tế, việc đốt họng hạt được chỉ định khá bừa bãi ở các phòng khám. Trong khi đó, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng lại rất cân nhắc chỉ định này vì nó đem tới không ít phiền toái cho người bệnh. Vậy có nên đốt họng hạt hay không? Cần lưu ý những gì khi tiến hành đốt viêm họng hạt?

Nguyên nhân viêm họng hạt

Vi khuẩn, virus, nấm là tác nhân trực tiếp gây nên bệnh. Lúc đầu, khi có điều kiện thích hợp thì virus sẽ tấn công phá hủy tế bào niêm mạc họng, tạo diều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập phát triển từ đó gây bệnh.

Bên cạnh đó việc sử dụng các loại bàn chải đánh răng không phù hợp, vệ sinh không đúng cách có thể gây ra các tổn thương vùng niêm mạc họng khiến các vi khuẩn dễ tấn công hơn.

Hình ảnh viêm họng hạt
Hình ảnh viêm họng hạt

Đối với những người bị viêm xoang, các dịch xoang thường dễ tràn xuống thành họng gây ra sự ứ tắc vùng họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra bệnh.

Những người bị chứng acid trào ngược dạ dày khiến viêm họng dễ tiến triển thành viêm họng hạt, Ngoài ra, yếu tố tạo nên môi trường thuận lợi để viêm họng cấp tiến triển thành viêm họng mãn tính có thể là:

  • Người bệnh chủ quan rằng chỉ là viêm họng thông thường bệnh sẽ tự khỏi.
  • Nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm cúm thông thường, thay đổi thời tiết,…
  • Điều trị không đúng thuốc, đúng bệnh và không dứt điểm khiến bệnh diễn biến nhanh hơn.

Có nên đốt viêm họng hạt hay không

Vì có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt, nên để điều trị triệt để cần phải xác định được căn nguyên mới đêm lại hiệu quả điều trị cao. Còn việc đốt họng hạt chỉ giải quyết tạm thời triệu chứng mà chưa điều trị được căn nguyên gây bệnh.

Phẩu thuật đốt họng hạt
Phẩu thuật đốt họng hạt

Hơn nữa, việc đốt họng hạt rất dễ gây tình trạng sẹo ở họng, nhất là nếu đốt đi đốt lại nhiều lần. Sẹo họng khiến người bệnh rất khó chịu, luôn có cảm giác vướng ở vùng họng, hay gây tình trạng nghẹn, khó nuốt. Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân dù được đốt họng hạt vẫn hay bị ho lại và tiếp tục mọc các hạt mới ở vòm họng. Không ít người bị viêm họng hạt được đốt họng hai, ba lần mà kết quả đâu vẫn hoàn đó, hạt mới vẫn mọc lên, chưa kể lại thêm vết sẹo ngay tại họng khiến họ càng khó chịu, lúc nào cũng có cảm giác nuốt vướng.

Tại sao không nên đốt viêm họng hạt

  1. Đầu tiên, đốt viêm họng hạt có nguy cơ để lại sẹo họng, vừa mất thẩm mỹ mặt tiền, vừa gây phiền toái trong việc ăn uống. Sau khi áp dụng phương pháp này, nhiều người cảm thấy ngứa ngáy và đau đớn ở vùng họng, việc ăn uống do đó cũng trở nên khó khăn hơn bình thường.
  2. Đáng lo ngại hơn, đốt viêm họng hạt có thể là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng họng. Đốt viêm họng là quá trình diễn ra dưới nhiệt độ cao, gây tổn thương niêm mạc họng. Nếu bệnh nhân không biết chăm sóc đúng cách sau cuộc “giải phẫu”, khả năng nhiễm trùng tại chỗ rất cao, gian nan và tốn kém trong điều trị.
  3. Bên cạnh đó, đốt viêm họng hạt không phải là giải pháp chữa trị triệt để tình trạng này. Nhiều người tiêu tốn rất nhiều tiền của vào việc điều trị, nhưng hầu hết họ đều bị mắc lại lại sau một thời gian ngắn. Nghiên cứu mới nhất đã kết luận rằng “đốt viêm họng hạt không loại bỏ hết bệnh, thậm chí còn mở đường cho nhiều hạt mới phát triển nhanh hơn”.
  4. Ngoài ra, đốt viêm họng hạt tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh nan y xuất hiện. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vòm họng thường gặp hiện nay.

Ngoài đốt họng hạt ra, có một số phương pháp điều trị viêm họng hạt như như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng) hoặc khí dung kháng sinh tại chỗ… tuy nhiên cũng chỉ là điều trị triệu chứng, không cho kết quả về lâu dài. Do vậy, quan trọng nhất vẫn là xác định nguyên nhân để chữa dứt điểm.

Phòng ngừa và điều trị viêm họng hạt

Để phòng ngừa và điều trị viêm họng hạt một cách hiệu quả trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như: Không ăn nóng, uống lạnh, ăn cay, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác.

Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Thường xuyên tập thể dục thể thao đều đặng mỗi ngày. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nấm mốc, ô nhiễm….

Bỏ tất cả các thuốc súc họng, nước súc miệng nếu có kể cả nước muối. Vì dùng kéo dài các thuốc này gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Nếu bệnh dạ dày chưa ổn định, vẫn còn đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày trở lại, uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.