Bệnh hen phế quản: Nguyên nhân & Cách chữa trị hiệu quả

Hen phế quản là gì? Có nguy hiểm không, cách điều trị và phòng tránh thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh này.

Bệnh hen phế quản có thể xảy đến với bất kỳ đối tượng nào, không kể giới tính và tuổi tác. Bệnh hen gây nên nhiều bất tiện cho cuộc sống. Bạn nên chủ động trau dồi những kiến thức để kịp thời nhận biết và phòng tránh hen phế quản. Hen phế quản có nguy hiểm không? Để làm rõ hơn về căn bệnh thường gặp này. Triệu chứng của bệnh cũng như cách điều trị hãy theo dõi bài viết sau đây.

Những điều cần biết về hen phế quản

Hen phế quản có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào
Hen phế quản có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào

Để tìm hiểu sâu hơn về hen phế quản trước tiên bạn cần làm rõ được bệnh lý của phế quản này là gì? Có những loại hen phế quản nào thường gặp?

Hen phế quản là bệnh gì

Trong hệ hô hấp có đường dẫn khí dạng hình ống với nhiệm vụ đưa nguồn không khí vào đến lá phổi. Từ đó lá phổi sẽ có chức năng lọc không khí để nuôi sống con người. Đó là đối với hệ hô hấp của người bình thường. Vậy hệ hô hấp của người bị hen sẽ như thế nào?

Người mắc bệnh hen sẽ có đường ống hô hấp bị sưng viêm, dẫn đến phù nề khiến bạn trở nên khó hô hấp. Đặc biệt khi gặp các tác động từ bên ngoài đường hô hấp dễ dàng bị co lại, hẹp đường thở, dễ kích ứng. Khi đường hô hấp bị kích thích thì các cơ quan hô hấp khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sự co thắt và thu hẹp đường hô hấp này khiến không khí ra vào phổi khó khăn hơn. Đồng thời những điểm bị sưng viêm sẽ sản sinh ra chất dịch nhầy, càng cản trở quá trình hô hấp. Chính quá trình này sẽ gây nên triệu chứng khó thở ở người hen phế quản.

Có thể kết luận lại rằng hen phế quản là một loại bệnh lý gây hiện tượng ho, khó thở và thở khó khăn cho con người. Kết hợp với các tác nhân bên ngoài như: Phấn hoa, lông động vật sẽ dẫn đến bệnh hen phế quản khởi phát mạnh mẽ hơn.

Bệnh hen phế quản bội nhiễm là gì

Bất kỳ căn bệnh nào nếu không được phát hiện và điều trị sớm đều có thể gây ra những biến chứng tiêu cực. Hen phế quản cũng không nằm ngoài quy luật này. Có khá nhiều trường hợp hen phế quản chuyển biến thành hen bội nhiễm. Vậy hen phế quản bội nhiễm là gì?

Hen phế quản bội nhiễm xảy ra khi hệ hô hấp nhiễm vi khuẩn
Hen phế quản bội nhiễm xảy ra khi hệ hô hấp nhiễm vi khuẩn

Bệnh hen không được điều trị đúng cách, tạo cơ hội cho vi khuẩn virus tấn công hệ hô hấp. Khi có mặt thêm sự tấn công của vi khuẩn thì sẽ được gọi là bội nhiễm. Như vậy có thể hiểu rằng hen phế quản bội nhiễm là tình trạng người bệnh đồng thời bị tấn công bởi virus và vi khuẩn. Hen bội nhiễm có nguy cơ tái phát bệnh cao. Vi khuẩn tấn công hệ hô hấp làm quá trình lưu thông khí bị cản trở gây nên các ổ viêm càng nghiêm trọng. Đồng thời là nguyên nhân chính gây phát sinh cơn hen bội nhiễm thứ phát.

Hen phế quản dị ứng

Hen phế quản dị ứng thường xuất hiện khi người bệnh bị kích thích bởi một số tác nhân. phấn hoa, lông động vật, khói bụi hoặc thay đổi thời tiết. Lúc này ống niêm mạc phế quản bị sưng viêm sẽ cản trở hô hấp và người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ho nhiều và khó thở. Người bệnh khi lên cơn viêm phế quản dị ứng sẽ ho rất nhiều, ho không ngừng được, khó thở, thở khò khè tương tự người mắc bệnh hen suyễn. Người bị hen phế quản dị ứng cần hết sức lưu ý đến môi trường xung quanh bởi các tác nhân kích thích khởi phát bệnh có ở khắp nơi.

Triệu chứng, dấu hiệu hen phế quản

Việc nhận biết sớm các triệu chứng của hen phế quản giúp bạn có cơ hội điều trị bệnh sớm và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Sau đây là những triệu chứng thường gặp ở người bị hen suyễn:

Hen phế quản triệu chứng ở trẻ em

Hen suyễn ở trẻ em là một trong những căn bệnh về hô hấp nguy hiểm nhất trên thế giới. Đây là một căn bệnh chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn, chỉ có hạn chế kiểm soát cơn hen suyễn cho trẻ.

Hầu hết trẻ em sẽ bắt đầu khởi phát bệnh khi lên 5 tuổi. Rất khó để cha mẹ có thể xác định những triệu chứng xảy ra là dấu hiệu của hen phế quản bởi trẻ còn quá nhỏ. Triệu chứng của hen suyễn đôi khi chỉ là những cơn ho kéo dài từ tuần này sang tuần khác. Và cha mẹ cũng như bác sĩ rất có thể nhầm lẫn hen phế quản với một số bệnh lý về đường hô hấp khác. Một số dấu hiệu hen phế quản ở trẻ em mà cha mẹ cần hết sức lưu tâm:

  • Ho nhiều, ho dai dẳng đặc biệt vào ban đêm.
  • Khó thở, thở khò khè khi ngủ và xuất hiện tình trạng huýt sáo khi thở đặc biệt là lúc thở ra.
  • Thở nhanh, thở gấp khiến vùng da bên xương sườn và cổ bị thắt chặt lại.
  • Thường xuyên bị cảm lạnh dẫn đến tức ngực, khó thở và nôn mửa.

Đôi khi bạn có thể nhầm lẫn những triệu chứng này với bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên nếu những dấu hiệu này lặp đi lặp lại trong nhiều tuần thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám bởi rất có thể trẻ đã mắc bệnh hen suyễn.

Cha mẹ cần lưu tâm đến trẻ để phát hiện sớm bệnh hen phế quản
Cha mẹ cần lưu tâm đến trẻ để phát hiện sớm bệnh hen phế quản

Triệu chứng hen suyễn có thể diễn ra trầm trọng và thường xuyên hơn. Nếu trẻ gặp phải những tác động từ môi trường, thời tiết, khói bụi, các chất dễ gây dị ứng. Các bậc cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Hen phế quản có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng con trẻ nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và gây nên những hậu quả khó có thể tưởng tượng đến.

Hen phế quản ở người lớn

Hen suyễn là bệnh mãn tính có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào nhưng tập trung nhiều nhất ở đội tuổi trung niên và trưởng thành. Tùy theo tính trạng bệnh mà triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài cũng rất khác nhau. Nếu bệnh ở tình trạng nhẹ thì những biểu hiện ra bên ngoài chưa rõ rệt. Có thể là những cơn ho kéo dài, tức ngực hoặc khó thở. Những triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn hoạt động mạnh, tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và ban đêm. Khi gặp phải một trong các triệu chứng sau thì rất có thể bạn đang mắc phải căn bệnh hen suyễn:

  • Khó thở khi vận động và khi hít thở sâu.
  • Đau tức ngực khi hít thở.
  • Ho kéo dài, ho không dứt.
  • Thở khò khè khi ngủ.
  • Nghe thấy tiếng rít khi hít thở bình thường.
  • Mặt nhợt nhạt, cơ thể toát nhiều mồ hôi
  • Sau mỗi lần bị cảm cúm hoặc cảm lạnh thì việc hít thở sẽ trở nên khó khăn hơn.
Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của hen suyễn
Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của hen suyễn

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết hen phế quản dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh:

Bệnh nhẹ: Cơn hen, khó thể xuất hiện khoảng 2 tuần/lần và kéo dài trong khoảng 1 giờ. Triệu chứng khó thở vào ban đêm sẽ xuất hiện không quá 2 lần/tháng.

Bệnh nhẹ – liên tục: Lúc này tần số xuất hiện cơn hen sẽ tăng lên hơn 2 lần/tuần. Những cơn ho dai dẳng, tức ngực sẽ kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bạn. Triệu chứng vào ban đêm sẽ xuất hiện nhiều hơn 2 lần/tháng.

Bệnh trung bình: Tần suất cũng như cường độ cơn hen suyễn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh đôi khi sẽ cảm thấy không thở được, khó chịu. Cơn hen có thể xuất hiện mỗi ngày và người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc để ổn định đường hô hấp.

Bệnh nặng: Những cơ ho, khó thở tức ngực xuất hiện nhiều đến mức độ bạn phải hạn chế vận động mạnh và các sinh hoạt thường ngày. Bệnh đã trở nặng sẽ gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh đồng thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Lúc này những cơn hen suyễn có thể xuất hiện bất chợt không báo trước và bạn phải luôn dự trữ thuốc trong người. Ngay khi sử dụng thuốc nhưng các triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức để được điều trị y tế. Bởi căn bệnh hen suyễn khi trở nặng có nguy cơ tử vong rất cao.

Nguyên nhân nào dẫn đến hen phế quản

Bệnh hen suyễn có thể khởi phát từ những nguyên nhân chính sau:

Do thuốc lá

Mọi người đều biết rằng khói thuốc lá vô cùng độc hại, là nguyên hàng đầu gây ung thư phổi và nhiều bệnh lý khác về hô hấp. Đặc biệt khói thuốc lá xcung là một trong các tác nhân gây nên bệnh hen phế quản. Khói thuốc xâm nhập vào đường hô hấp, kích thích các niêm mạc gây sưng viêm, lâu ngày làm hẹp đường hô hấp. Người hút thuốc trực tiếp và gián tiếp đều có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao. Trẻ em có mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn rất nhiều so với  trẻ em bình thường (theo nghiên cứu của Hiệp hội phổi Mỹ).

Hen suyễn do béo phì

Theo nghiên cứu y khoa người béo phì thì có nguy cơ bị hen suyễn cao gấp 5 lần người bình thường. Béo phì làm gia tăng bạch cầu trong cơ thể, gây viêm nhiễm đường thở. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi rút tấn công đường hô hấp của bạn.

Chức năng phổi ở người béo phì thường kém hơn người có cân nặng ổn định. Vì vậy hạn chế khả năng hô hấp và gây tắc nghẽn ống dẫn khí. Béo phì tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh hen suyễn tuy nhiên nó tiềm tàng nguy cơ gián tiếp gây ra bệnh này. Bạn nên có chế độ ăn uống, rèn luyện hợp lý để tránh bị béo phì, thừa cân.

Ô nhiễm không khí

Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của hen suyễn
Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của hen suyễn

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tình trạng mắc bệnh hen phế quản. Tỷ lệ người bị hen suyễn ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn do chất lượng không khí không tốt bằng. Trong không khí ô nhiễm thường có chất ozone, sulfur dioxide. Đây là 2 chất có tác động kích thích đường thở, gây thở khò khè và hẹp đường thở, khởi phát các triệu chứng hen suyễn.

Hen suyễn do nghề nghiệp

Người làm các công việc sau có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn người bình thường:

  • Giáo viên.
  • Nhân viên y tế.
  • Nhân viên vệ sinh.
  • Người chăm sóc động vật.
  • Công nhân nhà máy.
  • Thợ mộc.
  • Nông dân phun thuốc trừ sâu.
  • Thợ sơn, thợ hàn…

Các yếu tố ở nơi làm việc như không khí, nhiệt độ dị nguyên là tác nhân gây nên bệnh hen phế quản. Theo nghiên cứu số ca hen suyễn trên thế giới thì có đến 20 – 45% là do các yếu tố nghề nghiệp gây ra.

Hen suyễn do dị ứng

Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng khi bị hen suyễn
Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng khi bị hen suyễn

Hen phế quản do dị ứng là nguyên nhân rất phổ biến. Những tác nhân gây dị ứng có thể đến từ. Phấn hoa, mốc, mạt nhà, vảy, da, lông động vật. Tình trạng dị ứng có thể làm cho tình trạng hen suyễn thêm trầm trọng. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên, đồng thời giữ sức khỏe thật tốt khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những thực phẩm cũng như loại thuốc có thể gây dị ứng.

Hen phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp

Ho khan kéo dài, khó thở do nhiễm trùng đường hô hấp không khó gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nhiễm trùng đường hô hấp lâu ngày có thể dẫn đến các triệu chứng hen suyễn: Thở khò khè, hẹp đường thở. Hãy tìm gặp bác sĩ để điều trị những bệnh lý về hô hấp để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không

Bệnh hen phế quản là căn bệnh mãn tính vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây ra và tiềm ẩn nhiều di chứng nghiêm trọng cho cơ thể bạn như:

Xẹp phổi:

Đây là biến chứng nặng nề khiến phổi bị tổn thương. Xẹp phổi là tình trạng nhu phổi bị suy giảm, các phế nang bị thu hẹp khiến diện tích phổi cũng giảm xuống. Điều này khiến việc hô hấp càng khó khăn hơn. Xẹp phổi thường xuất hiện ở đối tượng trẻ em nhiều hơn người lớn. Xẹp phổi sẽ được ngăn chặn nếu được điều trị kịp thời và đúng cách.

Khí phế thũng:

Đây là sự tổn thương đến phế nang của phổi. Cách vách phế nang không co giãn được từ đó làm tắc nghẽn đường khí vào phổi. Hậu quả là khả năng trao đổi khí của phổi giảm mạnh người bệnh sẽ xuất hiện trạng thái khó thở, da dẻ, mặt mày bị tím tái.

Hen phế quản có nguy cơ tử vong cao
Hen phế quản có nguy cơ tử vong cao

Tràn khí màng phổi:

Rất nhiều bệnh nhân hen suyễn gặp phải tình trạng này. Và tràn khí màng phổi có nguy cơ gây tử vong cao. Khi các phế nang giãn rộng và không co lại kịp thời. Áp lực dồn lên các mạch máu ở phế nang tăng lên, khi bệnh nhân hoạt động mạnh quá sức phế nang sẽ vỡ ra. Khí trong phế nang sẽ tràn lên bề mặt phổi gây biến chứng tử vong cho người bệnh.

Suy hô hấp:

Khi các cơ quan không được cung cấp đầy đủ oxy thì cơ thể dần suy yếu và chết đi. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì suy hô hấp rất dễ dẫn đến tử vong. Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản bội nhiễm với các triệu chứng: khó thở, thở gấp co thắt ngực khi vận động mạnh hoặc bị chấn động.

Tổn thương não:

Việc phổi không cung cấp đủ oxy khiến tim ngừng đập hoặc hoạt động kém. Lúc này lượng CO2 trong máu sẽ tăng lên khiến người bệnh chìm vào hôn mê sâu và có thể tử vong.

Tâm phế mãn tính:

Người bệnh sẽ thấy khó thở khi phải vận động nhiều, cơ thể dần trở nên tím tái khi thiếu oxy, sườn đau nhức, gan to ra. Đây là biến chứng phổ biến ở những người bị hen suyễn lâu năm, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Nhiễm khuẩn ở phế quản:

Khi nhiệt độ thay đổi, các loại vi khuẩn có trong không khí ô nhiễm sẽ tấn công vào đường thở ngay khi có cơ hội. Những ổ sưng viêm sẵn có ở người hen suyễn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn, khiến tình trạng bệnh hen phế quản thêm nghiêm trọng, tái phát nhiều lần.

Như vậy, từ những biến chứng có thể xảy ra ở người bị bệnh hen phế quản nặng, có thể thấy được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này đối với tính mạng con người. Nếu không may mắc phải căn bệnh hen suyễn bạn nên có ý thức bảo vệ sức khỏe để tránh những biến chứng nguy hiểm trên.

Bệnh hen phế quản có lây không

Bệnh hen suyễn có lây không và lây qua đường nào? Có lẽ là những câu hỏi thường gặp của bạn đọc. Hen suyễn là bệnh mãn tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy, có rất nhiều người e ngại về căn bệnh này và tỏ ra nghi vấn về việc lây nhiễm hen phế quản trong cộng đồng.

Theo Y khoa, bệnh hen suyễn không phải bệnh lây nhiễm. Chính vì vậy, bệnh không lây qua đường hô hấp hay đường miệng (nói chuyện, hôn nhau, ăn uống chung…). Vì vậy khi sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi cùng người có bệnh hen phế quản thì bạn cũng không nên lo lắng.

Bệnh hen phế quản không lây qua tiếp xúc cũng như giao tiếp
Bệnh hen phế quản không lây qua tiếp xúc cũng như giao tiếp

Tuy nhiên, hen suyễn có khả năng di chuyển giữa các thế hệ trong gia đình với nhau. Để phòng ngừa bệnh hen suyễn hãy tự tạo cho mình thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời giữ cho tinh thần thoải mái và vui vẻ mỗi ngày. Cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Đồng thời nên thăm khám định kỳ để phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe.

Hen phế quản và cách điều trị

Hằng năm có rất nhiều hội thảo về bệnh hen phế quản được mở ra để tìm kiếm những phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân có thể kể đến như: Hen phế quản Gina 2018, hen phế quản slide… Hen phế quản điều trị thành công cần dựa vào rất nhiều yếu tố: độ tuổi, cơ địa, tình trạng bệnh… Khi điều trị cho bệnh nhân hen phế quản cần đảm bảo những tiêu chí sau:

Cách điều trị hen phế quản ở trẻ em

Trẻ em là những đối tượng có sức đề kháng yếu, rất dễ bị bệnh tật ấn công. Khi trẻ có dấu hiệu bị hen suyễn cha mẹ cần đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín để được chữa trị.

  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc cắt cơn hen và thuốc dự phòng là điều không thể thiếu đối với bệnh nhân hen suyễn. Những loại thuốc giúp cắt cơn hen suyễn cho trẻ em thường ở dạng xịt. Cha mẹ luôn nhắc nhở trẻ mang theo bên người. Khi có những dấu hiệu khó thở tức ngực cần sử dụng ngay. Thuốc dự phòng hen suyễn cho trẻ em có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường thở, giảm thiểu những kích thích khiến bệnh hen bốc phát như: Dị ứng lông vật nuôi, phấn hoa, thay đổi thời tiết.
Không tự ý mua thuốc cho trẻ
Không tự ý mua thuốc cho trẻ

Tất cả những loại thuốc sử dụng cho trẻ cần được sự chỉ định từ phía bác sỹ. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ngoài và thay đổi liều lượng dùng.

  • Chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bị hen phế quản. hãy bổ sung nhiều vitamin, chất xơ để trẻ tăng sức đề kháng, đồng thời hạn chế ăn nhiều thực phẩm có chất béo bão hòa.

Lưu ý khi điều trị cho trẻ hen suyễn:

  • Khi trẻ có dấu hiệu khó thở hay bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đưa ngay đến cơ sở y tế.
  • Cho bé dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh xa các tác nhân kích thích bệnh hen.
  • Thăm khám định kỳ để kịp thời theo dõi những tiến triển của bệnh.
  • Không nên tự ý thay đổi toa thuốc hoặc cách điều trị hen phế quản của trẻ khác nên con mình.

Cách điều trị hen phế quản ở người lớn

Điều trị bệnh hen suyễn ở người lớn có thể áp dụng theo 2 phương pháp Đông Y và Tây Y. Cụ thể:

  • Với cách chữa bệnh hen suyễn theo Tây Y: Người bệnh sẽ được điều trị kết hợp thuốc và chế độ ăn uống nghỉ ngơi. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Bác sĩ sẽ kê thuốc để hạn chế và ngăn ngừa những cơn hen bốc phát. Đồng thời, nó giúp kiểm soát tần suất xuất hiện ở cơn hen giúp bạn có thể sinh hoạt, học tập thoải mái hơn. Ngoài ra, người bệnh luôn luôn phải có thuốc hen dự trữ bên người để phòng những trường hợp bệnh tái phát bất ngờ.

Người hút thuốc lá cần bỏ thuốc để thuốc điều trị có hiệu quả tốt. Đồng thời nên thận trọng khi điều trị bệnh cúm. Quan trọng hơn bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám định kỳ để kịp thời điều trị.

  • Với cách chữa bệnh hen phế quản theo Đông Y: Các bài thuốc Đông y có tác dụng bô hư, tăng cường chức năng của Tỳ – Phế – Thận và giúp điều hòa hô hấp. Mục đích của điều trị Đông Y toàn diện, giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng, tiêu diệt thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Từ đó giảm tần suất tái phát bệnh hen suyễn cho bệnh nhân.

Chế độ ăn uống cho người bệnh hen phế quản

Chế độ ăn uống góp phần không nhỏ giúp bệnh hen phế quản được đầy lùi. Đồng thời giúp người bệnh có một sức khỏe tốt, ngăn ngừa các bệnh cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Người có bệnh hen suyễn nên có một chế độ ăn uống hợp lý. Vì thế, bạn cần biết bệnh này nên ăn gì và kiêng gì để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Cụ thể:

Hen phế quản nên ăn gì

Những thực phẩm mà người bệnh hen phế quản nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày như:

  • Thực phẩm giàu Omega – 3: Chất này có nhiều trong các loại cá, đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá trích và có trong các loại hạt họ Đậu. Omega – 3 giúp làm giảm tình trang sưng viêm ở đường hô hấp, cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Đặc biệt Omega – 3 còn giúp bạn có một trí nhớ tốt và cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào hệ hô hấp.
Nước ép rau củ có lợi cho cho sức khỏe
Nước ép rau củ có lợi cho cho sức khỏe
  • Các loại rau củ quả: Rau củ quả chứa hàm lượng vitamin và chất xơ rất lớn. Trong đó vitamin A, vitamin C, vitamin E, glutathione, beta – carotene có công dụng điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả. Các chất này có nhiều trong các loại rau củ quả có màu xanh thẫm như: Rau chân vịt, rau cải bó xôi, súp lơ, bí xanh. Cũng đừng quên bổ sung thêm một số gia vị cay như hành tây, tỏi, nghệ tiêu, rau thơm để tăng sức đề kháng, tiêu đờm giúp đường thở thông thoáng hơn.
  • Các loại nước ép: Nếu bạn nhàm chán với những thực đơn rau luộc hay xào, hãy thay thế bằng những món nước ép bổ dưỡng thơm ngon. Gợi ý thực đơn cho người hen suyễn nên uống các loại nước ép: nước ép cà rốt, sinh tố chuối, sinh tố táo, nước ép cà chua sẽ rất tốt cho cơ thể.
  • Tăng cường Magie: Magie có công dụng kháng viêm, giảm sưng rất tốt cho bệnh nhân hen suyễn. Ngoài ra Magie còn có tác dụng giãn cơ, thống thoáng đường thở giúp bạn hô hấp dễ dàng hơn. Nên bổ sung Magie tự nhiên từ các loại thực phẩm sau: Rau chân vịt, đậu nành, quả bơ, chuối tiêu, sữa chua, rong biển…
  • Bổ sung protein: Protein giúp cơ thể có đầy đủ năng lượng để hoạt động, làm việc và hoạt tập. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn an toàn khỏi sự tấn công ở virus, vi khuẩn gây bệnh tình trạng hen suyễn thêm nghiêm trọng. Thịt, cá, trứng, sữa là những thực phẩm giàu protein nên không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh. Bệnh nhân hen suyễn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn khoa học, hợp lý giúp tình trạng hen suyễn được cải thiện tốt hơn.

Hen phế quản kiêng ăn gì

Bên cạnh việc cung cấp đủ những dưỡng chất có lợi cho cơ thể thì bạn cũng cần lưu ý đến một số thực phẩm có thể kích thích cơn hen tái phát:

  • Muối: Hãy tập cho bản thân thói quen ăn nhạt. Không chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng hen suyễn mà còn giúp bạn phòng tránh nhiều bệnh tật. Giảm lượng muối trong bữa ăn sẽ làm giảm nguy cơ tái phát hen suyễn hiệu quả.
Giảm bớt lượng muối trong thực đơn
Giảm bớt lượng muối trong thực đơn
  • Đồ uống có chứa chất kích thích: Loại bỏ các thức uống có chứa chất kích thích như. Nước có ga, cà phê, bia rượu ra khỏi khẩu phần ăn uống hàng ngày. Chất histamine có trong rượu bia là chất kích thích đường thở co lại gây khó thở, thở khò khè và các triệu chứng chảy nước mũi.
  • Đồ ăn dầu mỡ: Thức ăn ăn chiên rán nhiều dầu mỡ là kẻ thù của sức khỏe con người. Đồ ăn dầu mỡ chứa nhiều cholesterol gây kích thích phổi và là nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn tái phát. Bạn nên có một thực đơn lành mạnh với nhiều rau, chất xơ và giảm lượng đồ ăn chiên rán.
  • Thức ăn nhanh: Theo nhiều nghiên cứu thức ăn nhanh đều chứa chất bảo quản. Đây là chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây tái phát hen suyễn, kích ứng phổi. Hầu hết những người bệnh hen suyễn đều có phản ứng tiêu cực lại với chất bảo quản Sulfite có trong thức ăn sẵn. Vì vậy bạn hãy sử dụng thực phẩm tươi sống để nấu nướng, tránh xa những  đồ ăn được chế biến sẵn để có một sức khỏe tốt. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tái phát hen phế quản.

Hen phế quản sẽ gây ra nhiều bất tiện cho con người và ảnh hưởng đến công việc, học tập. Tuy nhiên chỉ cần bạn điều trị đúng cách kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì bệnh có thể cải thiện theo chiều hướng tích cực. Hy vọng những thông tin trên bổ ích cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *