Tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là như thế nào?

Tình trạng sữa mẹ sau khi sinh, có người nhiều sữa, có người ít sữa, bị tắc sữa… luôn khiến nhiều người đau đầu. Tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được cũng thường xuyên xảy ra ở các mẹ bầu sau khi sinh. Vậy tình trạng này là như thế nào, có những biện pháp nào khắc phục bị căng sữa, mẹ bị căng sữa có ảnh hưởng gì đến bé không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra sữa?

Tình trạng bị căng sữa nhưng không tiết ra sữa được là như thế nào?
Tình trạng bị căng sữa nhưng không tiết ra sữa được là như thế nào?

Khi mẹ bị căng sữa sẽ cảm thấy vùng ngực căng tức, bầu ngực bị sưng. Tuy nhiên, tình trạng bị sưng bầu ngực lại khá phổ biến. Bởi sau khi sinh từ 2 – 5 ngày, ngực của mẹ bầu sẽ lớn hơn một chút, có cảm giác hơi nặng và đau hơn do mẹ đang trong giai đoạn sản xuất thật nhiều sữa cho bé. Sau đó khoảng 2 – 3 tuần, mẹ sẽ cảm thấy ngực mềm mại hơn, thoải mái hơn nhưng vẫn đầy sữa cho con bú.

Cũng có nhiều trường hợp mẹ bị căng sữa khiến bầu ngực bị sưng. Nếu bị nặng và kéo dài, mẹ bầu có thể bị sưng lan tới nách, có cảm giác đau nhói, không thoải mái và khi sờ thấy hơi sần. Đặc biệt là dù đầy sữa nhưng lại không tiết ra sữa được, không có sữa cho con bú, phải sử dụng đến sữa ngoài thậm chí có thể còn bị sốt nhẹ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được ở phụ nữ sau khi sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ bị tắc tuyến sữa dẫn đến căng sữa, đau tức vùng ngực. Cũng có thể đó là do cơ địa của mỗi người hoặc do mẹ không cho con bú thường xuyên sau vài ngày đầu sinh em bé. Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ cho con bú thường xuyên nhưng vẫn bị căng sữa, vắt không ra sữa.

Một số nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị căng sữa là do mặc áo ngực quá chật, ống dẫn sữa bị tắc. Với những mẹ bầu đã từng phẫu thuật ở vùng ngực cũng có nguy cơ cao bị căng sữa. Do các phần cấy ghép đã chiếm hết không gian làm tăng lượng máu, bạch huyết và sữa mẹ khiến mẹ bị căng sữa, căng tức vùng ngực.

Xem thêm Kem nở ngực giúp ngực to hơn

Nguyên nhân khiến mẹ bị căng sữa nhưng không tiết được sữa
Nguyên nhân khiến mẹ bị căng sữa nhưng không tiết được sữa

Mẹ bị căng sữa có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

Tình trạng bị căng sữa diễn ra khá phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy tình trạng này không có dấu hiệu giảm, đặc biệt là không tiết ra được sữa thì sẽ ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Ảnh hưởng đầu tiên chính là bé không có sữa mẹ để bú, phải tìm nguồn sữa khác để bổ sung dinh dưỡng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, hệ thống miễn dịch, chống lại bệnh tật kém.

Nếu nguyên nhân khiến mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là do tắc tuyến sữa thì sẽ ảnh hưởng lớn đến mẹ. Mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú, hình thành u xơ tuyến vú, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài cũng khiến mẹ cảm thấy khó chịu, sưng đau ở vùng ngực. Không có sữa cho bé bú cũng khiến nhiều người mẹ bị stress, trầm cảm sau khi sinh.

Cách khắc phục tình trạng bị căng sữa nhưng không tiết ra sữa được

Thực ra có nhiều cách để khắc phục tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra sữa. Dưới đây là những cách đơn giản nhất giúp bạn khắc phục được tình trạng này, có đủ sữa cho con bú.

Cho con bú thường xuyên

Cho con bú thường xuyên là cách để mẹ hết bị căng sữa. Mẹ cần lưu ý, trong khoảng 2 giờ sau khi sinh phải cho bé bú ngay lập tức và trong 24 giờ tiếp theo, mẹ nên cho bé bú thường xuyên khoảng 8 – 10 lần/ ngày. Mẹ nên cho bé bú sau 3 tiếng mỗi lần, cho bé bú khi bé có dấu hiệu đói bụng. Đặc biệt, khi cho bé bú, mẹ nên để bé gần mình, tiếp xúc da thịt để kích thích tuyến sữa, tăng tiết sữa, giảm cảm giác căng tức.

Mẹ phải cho con bú sau khi sinh khoảng 2 giờ
Mẹ phải cho con bú sau khi sinh khoảng 2 giờ

Mẹ nên cho bé bú đều cả hai bên, mỗi bên bú ít nhất khoảng 15 phút rồi mới chuyển sang bên kia. Thỉnh thoảng mẹ cũng nên thay đổi tư thế cho bé bú để tăng tiết lượng sữa. Thông thường bé sẽ bú khoảng 10 – 20 phút, nếu bé bú chưa được 10 phút, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Vắt sữa hàng ngày khi bé không bú hết

Mẹ tiết ra quá nhiều sữa nhưng bé không có nhu cầu bú hết cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị căng tức vùng ngực. Lượng sữa cũ còn lại cùng với lượng sữa mới tiếp tục được tiết ra sẽ khiến tuyến sữa bị tắc. Nếu bé bú không hết, mẹ cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hút sữa để loại bỏ phần sữa thừa còn lại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các dụng cụ hút sữa mà mẹ bầu có thể tham khảo.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự vắt sữa bằng tay. Lưu ý dù vắt sữa hay hút sữa, mẹ bầu cũng cần phải thực hiện đúng thao tác, chỉ hút bỏ sữa khi vú bị căng cứng. Mẹ cũng nên lưu ý chỉ hút bỏ một lượng vừa phải. Nếu hút hết sữa, tuyến sữa sẽ bị kích thích và càng tiết ra nhiều sữa hơn. Điều này sẽ khiến tình trạng bị căng sữa vẫn tiếp diễn, nếu mẹ không biết sẽ phải lặp lại việc vắt sữa bị căng sữa hàng ngày.

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ vắt sữa để vắt sữa thừa
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ vắt sữa để vắt sữa thừa

Tắm bằng nước ấm/ chườm bằng khăn ấm

Tắm với nước ấm bằng vòi hoa sen là cách để mẹ giảm đau tức vùng ngực do căng sữa. Mẹ sử dụng vòi hoa sen phun trực tiếp lên vùng ngực đặc biệt là đầu ti sẽ giảm tình trạng căng tức đáng kể, các mô tuyến vú cũng mềm ra giúp mẹ giảm đau. Trong khi tắm mẹ cũng nên dùng tay massage nhẹ nhàng để phần sữa thừa chảy ra.

Sử dụng khăn ấm và chườm nóng vào hai bầu vú hoặc các cữ hút để bầu ngực giảm sưng đau, kích thích tuyến vú. Mẹ nên sử dụng loại khăn mềm, tốt nhất là khăn sữa của bé nhúng vào nước ấm, sau đó áp vào ngực khoảng 5 phút/ lần. Mẹ chườm bầu ngực bằng khăn ấm cho đến khi bầu ngực hết đau, cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng.

Massage

Sau mỗi lần cho con bú hay trong khi tắm, mẹ nên massage nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực để giảm tình trạng căng sữa. Massage cũng là cách loại bỏ phần sữa thừa còn dư lại, khắc phục tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Mẹ nên đặc biệt chú ý đến các vùng ngực bị rắn, cứng và massage thường xuyên hơn.

Chườm bằng khăn ấm ở bầu ngực để giảm căng tức, đau sưng ngực
Chườm bằng khăn ấm ở bầu ngực để giảm căng tức, đau sưng ngực

Nếu bé khó ngậm ti, mẹ hãy dùng tay nặn ít sữa ra ngoài. Điều này sẽ khiến phần đầu ti mềm mại hơn, bé dễ ngậm hơn và bị kích thích bởi hương thơm của sữa mẹ. Mẹ cũng có thể massage nhẹ nhàng trong lúc cho con bú để giảm tình trạng bị tắc sữa, căng tức bầu ngực.

Mặc áo ngực phù hợp

Áo ngực chật, bó sát cũng khiến mẹ bị đau đầu ti, căng tức vùng ngực, khiến bầu vú bị căng sữa. Mẹ bầu nên chọn loại áo ngực có kích thước lớn hơn thường ngày một chút, rộng rãi để khi mặc không bị bó sát, ảnh hưởng đến bầu ngực. Để đảm bảo nhất mẹ bầu nên chọn loại áo ngực cho sản phụ. Loại áo này được thiết kế giúp hạn chế gây áp lực lên vùng ống dẫn sữa, đồng thời cũng tạo cảm giác thoải mái cho mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý ăn uống đủ chất và vận động thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể, kích thích tuyến sữa. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ hạn chế được tình trạng bị tắc sữa, sữa mẹ cũng đủ dưỡng chất và thơm ngon hơn.

Cho con bú thường xuyên để giảm tình trạng bị căng sữa
Cho con bú thường xuyên để giảm tình trạng bị căng sữa

Thăm khám bác sĩ khi cần thiết

Nếu mẹ đã thử hết những cách trên nhưng vẫn không thể khắc phục tình trạng bị căng sữa nhưng không tiết ra sữa được. Đặc biệt là đối với các trường hợp mẹ bị căng sữa kèm với sốt cao trên 38oC thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Trong trường hợp được bác sĩ cho phép, mẹ có thể sử dụng thuốc trị căng sữa hoặc thuốc giảm đau khi bị đau nặng, căng tức vùng ngực. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Nguyên nhân hàng đầu của tình trạng căng sữa nhưng không tiết ra sữa được là do bị tắc hoặc viêm tuyến sữa. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ chuyển biến xấu thành viêm tuyến vú, áp xe vú. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn khắc phục tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được nhé!

Thăm khám bác sĩ nến mẹ bị đau sưng vùng ngực nặng
Thăm khám bác sĩ nến mẹ bị đau sưng vùng ngực nặng

Mẹ bị căng sữa nhưng không tiết được sữa khi nào hết?

Sau một vài tiếng đồng hồ sau khi thực hiện các cách trên, mẹ sẽ giảm tình trạng bị đau, sưng vùng ngực, cảm thấy thoải mái hơn. Trong khoảng 24 – 48 giờ tiếp theo, mẹ sẽ cảm thấy cảm giác căng tức bầu ngực biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, phải mất đến 7 – 10 ngày thậm chí là hơn tình trạng này mới hết hoàn toàn. Tùy theo cơ địa của từng người mà tình trạng bị căng sữa sẽ diễn ra trong thời gian ngắn hay dài.

Khi mẹ hết bị căng sữa, bầu ngực sẽ mềm mại hơn nhưng vẫn đầy ắp sữa, việc cho con bú cũng thuận lợi hơn. Bởi tình trạng căng sữa có thể cản trở bé mỗi khi ngậm ti. Nếu tình trạng bị căng sữa nhưng không tiết ra sữa kéo dài mẹ hãy cẩn trọng những trường hợp mà chúng tôi đã liệt kê ở trên và đi thăm khám bác sĩ ngay.

Trên đây là những cách khắc phục tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ trong giai đoạn đầu nuôi con và cho con bú.

Xem thêm:

2 thoughts on “Tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là như thế nào?

  1. lv replica says:

    It’s a shame you don’t have a donate button! I’d certainly donate
    to this superb blog! I guess for now i’ll settle for bookmarking and
    adding your RSS feed to my Google account.
    I look forward to new updates and will talk about this website with my Facebook group.

    Chat soon!

Comments are closed.