Mề đay phù mạch là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị?

Mề đay phù mạch là hiện tượng da hoặc niêm mạc bị sưng nề trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại nếu chủ quan. Do vậy, để giúp bạn có thêm thông tin về căn bệnh này, bài viết sẽ tập trung cung cấp một số kiến thức về nguyên nhân và cách chữa trị bệnh.

Bệnh mề đay phù mạch là gì?

Mề đay phù mạch (bệnh phù mạch) là căn bệnh có hiện tượng giống bệnh nổi mề đay thông thường, tuy nhiên lại xảy ra ở sâu trong da. Bệnh xuất hiện do phản ứng sưng của niêm mạc và da trong khoảng thời gian ngắn nhất định. Thông thường, bệnh này sẽ biến mất trong khoảng một đến hai ngày kể từ khi xuất hiện tùy vào cơ địa của mỗi người. Bệnh có những biểu hiện chủ yếu như gây nên các khối sưng đỏ và phát ban ở sâu trong da, kèm với hiện tượng đau răng.

Bệnh mề đay này khác với mề đay mẩn ngứa thông thường, có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là mắt, môi và bộ phận sinh dục. Bệnh ít xuất hiện ở các vùng như cổ họng, phổi và lưỡi. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Một số trường hợp bệnh nặng có thể gặp phải hiện tượng phù đường hô hấp và tiêu hóa, nguy hiểm tới tính mạng, dễ dẫn đến tử vong.

Biểu hiện của bệnh mề đay phù mạch
Biểu hiện của bệnh mề đay phù mạch

Các triệu chứng của bệnh mề đay phù mạch

Khi bị bệnh phù mạch, cơ thể bạn sẽ xuất hiện một số biểu hiện đặc trưng. Các triệu chứng thường xuất hiện tại một điểm, sau đó lan truyền ra những điểm khác. Tùy từng cơ địa, bệnh sẽ kéo dài trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Một số trường hợp có thể trở thành mãn tính. Những triệu chứng cơ bản xuất hiện khi người bệnh mắc mề đay phù mạch như:

  • Xuất hiện hiện tượng sưng đỏ tại mắt, môi, bàn tay, bàn chân và thậm chí cả cơ quan sinh dục. Bệnh ít xuất hiện hơn ở vùng cổ họng, phổi và lưỡi.
  • Các vùng da sưng nề gây ra cảm giác đau rát, khó chịu. Trong khoảng 1-2 ngày đầu, vùng da bị sưng khá nhỏ, sau đó lan ra rộng hơn, kéo dài ngày hơn và có thể dẫn tới bệnh mề đay mãn tính.
  • Khi mắc bệnh này, người bệnh có thể gặp triệu chứng đau đầu, thị lực giảm, gây lo lắng và cơ thể mệt mỏi.
  • Trong một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh sẽ gặp hiện tượng phù mạch ở lưỡi, họng, dẫn tới khó thở. Trong trường hợp xấu, tình trạng này có thể dẫn tới ngạt thở và tử vong.
  • Đối với những trường hợp phù mạch xuất hiện ở đường tiêu hóa, người bệnh sẽ đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân,..
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh

Phân loại nguyên nhân gây bệnh

Khi đã hiểu được mề đay phù mạch là gì, người bệnh nên bắt đầu tìm hiểu đến nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến như: dị ứng thuốc, thức ăn, nước hoa, hoặc do di truyền,… Tùy từng loại bệnh phù mạch sẽ có nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại bệnh dựa vào nguyên nhân gây bệnh phù mạch bạn cần lưu ý để xác định được tình trạng của bản thân khi có biểu hiện.

Phù mạch mề đay dị ứng

Bệnh thường xảy ra sau khoảng 1 – 2 tiếng khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây nên dị ứng. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh là do dị ứng đồ ăn (đậu phộng, hải sản,…), dị ứng thuốc, dị ứng phấn hoa, các loại côn trùng đốt, hoặc dị ứng hạt latex, các chất cản quang,…

Một số loài hoa có thể gây nên dị ứng nghiêm trọng
Một số loài hoa có thể gây nên dị ứng nghiêm trọng

Phù mạch mề đay do thuốc

Hiện tượng mề đay này xảy ra khi cơ thể phản ứng với thuốc, nhưng không theo cơ chế dị ứng mà xuất hiện nhiều ngày sau khi sử dụng thuốc lần đầu. Nguyên nhân là người bệnh sử dụng các loại thuốc gây ức chế men hay các hiệu ứng từ thuốc có chứa kinin, chất chuyển hóa axit arachidonic và nitric oxide.

Mề đay phù mạch tự phát

Đây là dạng mề đay mãn tính và dễ có khả năng tái phát nhiều lần. Dù chưa có nghiên cứu cụ thể về nguyên nhân của bệnh, các chuyên gia vẫn thống kê được khoảng 50% trường hợp bệnh tự phát do rối loạn tự miễn của cơ thể.

Phù mạch mề đay di truyền

Phù mạch mề đay có thể di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường từ bố mẹ sang con cái. Hiện tượng di truyền này khá hiếm gặp, nguyên nhân do gen có sự bất thường dẫn tới thiếu hụt lượng protein trong máu.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây nên bệnh mề đay phù mạch như: yếu tố về môi trường (nóng, lạnh, nước, ánh sáng mặt trời,…) tương tự như mề đay vật lý hoặc do tinh thần mệt mỏi, căng thẳng,..

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Ngay khi bạn nhận thấy cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu đáng nghi, bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Để hiểu rõ hơn khi nhận tư vấn từ bác sĩ, bạn nên tham khảo trước một số phương pháp chẩn đoán bệnh dưới đây.

  • Chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử bệnh của bản thân, gia đình.
  • Thực hiện kiểm tra mức độ nhạy cảm của vùng da bị sưng đỏ, phù nề
  • Lấy mẫu da để xác định dị nguyên
  • Trong trường hợp nghi ngờ mắc mề đay phù mạch di truyền, cần thực hiện xét nghiệm dựa vào nồng độ và chức năng của các protein đặc hiệu trong máu
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán phổ biến
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán phổ biến

Các phương pháp điều trị bệnh

Mỗi loại bệnh phù mạch sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Tùy theo tình trạng và mức độ của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho người bệnh cách điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp phổ biến vẫn thường được áp dụng cho từng loại bệnh như sau.

Phù mạch đường hô hấp

Khi người bệnh gặp tình trạng này, trước tiên cần sơ cứu đường hô hấp, sau đó lập tức đưa bệnh nhân nhập viện và cấp cứu. Với bệnh này, người bệnh cần làm theo mọi chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống hay tiêm thuốc khi chưa được tư vấn.

Phù mạch thông thường

Trường hợp người mắc có mức độ bệnh nhẹ sẽ được điều trị giống như bệnh mề đay thông thường kết hợp điều trị thêm các phản ứng, dị ứng khác. Một số mẹo hỗ trợ điều trị mà người bệnh có thể tham khảo như: thực hiện chườm khăn lạnh, túi lạnh lên khu vực da bị tổn thương. Tuy nhiên, không giống như một số bệnh mề đay khác, các bác sĩ da liễu cho rằng người bệnh mề đay phù mạch không nên bôi kem dưỡng da. Cách làm này được đánh giá là không đem lại tác dụng vì kem dưỡng không thể ngấm sâu vào lớp hạ bì.

Đá lạnh sẽ giúp giảm ngứa, đau rát hiệu quả
Đá lạnh sẽ giúp giảm ngứa, đau rát hiệu quả

Phù mạch mãn tính

Khi mắc bệnh phù mạch trong thời gian dài, dễ tái phát, người bệnh cần có kế hoạch điều trị theo đúng chỉ dẫn, tư vấn từ bác sĩ. Một số biện pháp cơ bản được sử dụng như: sử dụng thuốc kháng histamin, tiêm dưới da,… Mục đích của cách điều trị này là giúp giảm ngứa ngáy, đau nhức, sưng nề và để người bệnh tiếp tục cuộc sống hàng ngày mà không phải bận tâm nhiều về bệnh.

Ngoài ra, có rất nhiều cách điều trị khác bạn có thể tìm hiểu như: tiêm tĩnh mạch, sử dụng thuốc có yếu tố ức chế bradykinin, C1,… hoặc sử dụng các thuốc đồng hóa steroid,… Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào, bạn cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tùy tiện sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh mề đay phù mạch

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Do vậy, hãy tham khảo những thông tin dưới đây để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc mề đay phù mạch.

  • Không nên ăn uống, sử dụng các đồ vật có yếu tố dễ gây dị ứng như: thức ăn, hóa chất, các loại thuốc có chứa thành phần gây dị ứng.
  • Khi xuất hiện bệnh phù mạch ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng túi lạnh hoặc khăn lạnh để chườm lên vùng da sưng đỏ, giúp giảm đau và giảm sự lây lan.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian,… tránh tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trong trường hợp điều trị bệnh bằng thuốc trong thời gian dài mà không thuyên giảm, cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn pháp đồ điều trị phù hợp.
Ăn uống lành mạnh, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng cũng là một cách phòng bệnh hiệu quả
Ăn uống lành mạnh, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng cũng là một cách phòng bệnh hiệu quả

Bệnh mề đay phù mạch tuy không phổ biến nhưng có thể gây ra nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nếu chủ quan. Do đó, ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy tới các cơ sở y tế để được khám chữa và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn nên tham khảo một số cách phòng bệnh như trên để giảm thiểu tuyệt đối nguy cơ mắc bệnh.