Mề đay tái phát thường xuyên: Nguyên nhân và Giải pháp

Mề đay tái phát thường xuyên là tình trạng bệnh đã khỏi nhưng lại xuất hiệu triệu chứng như ban đầu. Thông thường, bệnh mề đay chỉ kéo dài vài tuần đối với tình trạng cấp tính. Nhưng cũng có những bệnh nhân bị tái phát thường xuyên, thuộc nhóm đối tượng bị mề đay mãn tính. Vậy đâu là nguyên nhân khiến mề đay tái phát thường xuyên? Làm sao để chữa trị hiệu quả dứt điểm căn bệnh này?

Tình trạng mề đay tái phát thường xuyên

Mề đay xuất hiện nếu hệ miễn dịch trong cơ thể bị kích hoạt, sản sinh ra lượng Histamine lớn. Dẫn đến những nốt mẩn đỏ, gây ngứa, khô và nóng rát xuất hiện trên da. Như vậy, tác nhân gây dị ứng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mề đay.

Có hai giai đoạn của bệnh, giai đoạn thứ nhất là mề đay cấp tính. Bệnh khởi phát đột ngột và thường không kéo dài quá 6 tuần. Mề đay cấp tính có thể tự khỏi nếu như người bệnh biết cách chăm sóc bản thân một cách khoa học.

Hình ảnh nổi mề đay ở bệnh nhân gây cảm giác khó chịu
Hình ảnh nổi mề đay ở bệnh nhân gây cảm giác khó chịu

Giai đoạn thứ hai là mề đay mãn tính. Hay còn được hiểu một cách khác, mề đay cấp tính tái phát thường xuyên sẽ trở thành mãn tính. Giai đoạn này kéo dài trong nhiều tháng. Những bệnh nhân bị mề đay mãn tính thường có chu kỳ lặp lại bệnh liên tục, gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống.

Thời gian bệnh có thể kéo dài tới 3 hoặc 4 tháng. Chỉ cần một kích ứng nhỏ trên da cũng khiến cho triệu chứng của bệnh xuất hiện. Nhanh chóng lan rộng ra các vùng da khác. Đặc biệt là lúc gãi hoặc dùng thuốc điều trị không phù hợp. Hiện tượng mề đay tái phát thường xuyên là triệu chứng bệnh cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm.

Nguyên nhân khiến mề đay tái phát thường xuyên

Tình trạng mề đay tái phát thường xuyên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm cả các tác nhân ngoại cảnh đến sự ảnh hưởng từ bên trong cơ thể.

Tác nhân bên ngoài khiến mề đay tái phát thường xuyên

Mề đay mẩn ngứa là tình trạng dị ứng ngoài da  khi cơ thể tiếp cận với một số tác nhân gây dị ứng. Lúc này bộ máy kháng thể sản sinh ra Histamin để đối phó với tác nhân gây nên dị ứng. Trên da của người bệnh xuất hiện nhiều quầng mẩn đỏ, rất ngứa. Thậm chí, còn gây phù mí nếu như bị nổi mề đay quanh mắt, hẹp khí quản khó thở.

Nếu người bệnh vẫn tiếp tục gặp phải nguyên do đó thì chắc chắn bệnh mề đay vẫn tái phát. Nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

Mề đay tái phát do các tác nhân bên ngoài và bên trong cơ thể
Mề đay tái phát do các tác nhân bên ngoài và bên trong cơ thể
  • Dị ứng với lông động vật: Hầu hết mọi người đều có khả năng bị dị ứng với một số loài động vật nhất định. Đặc biệt là đối với lông động vật. Sự kích thích, tiếp xúc với nguồn gây dị ứng này hình thành các nốt nổi mề đay trên da. Dấu hiệu xuất hiện chỉ trong thời gian rất ngắn.
  • Dị ứng với thực phẩm: Trong số tất cả những thực phẩm mà con người sử dụng. Có rất nhiều loại chứa một số thành phần gây dị ứng đối với con người. Dĩ nhiên, không phải người nào cũng bị dị ứng với một hoặc một số thực phẩm nhất định. Có người dị ứng với tôm, cua, cá. Có người lại bị dị ứng với đậu phộng hoặc bơ, lạc.
  • Dị ứng thời tiết: Hiện tượng nổi mề đay do dị ứng thời tiết không còn xa lạ. Đó là khi cơ thể phản ứng lại với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Khí hậu thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao.
  • Dị ứng với mỹ phẩm, hóa chất: Việc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da nhưng không đảm bảo chất lượng cực kỳ nguy hiểm. Người dùng cần kiểm tra kỹ xem trong thành phần mỹ phẩm có chứa chất gây kích ứng hay không.
  • Côn trùng đốt: Nọc độc, nước dãi của côn trùng gây kích thích hệ miễn dịch rất nhanh chóng. Một số loại côn trùng làm cho da nổi mẩn đỏ dữ dội chỉ sau 1 – 2 giờ.

Mề đay tái phát do tác nhân từ bên trong cơ thể

Nội tiết, khả năng đào thải độc tố của con người cũng ảnh hưởng nhiều tới bệnh mề đay. Gan, thận là nơi thực hiện chức năng chuyển hóa, đào thải độc tố ra bên ngoài. Tuy nhiên, các cơ quan này suy yếu, khiến cho độc tố cứ tích tụ dần dần. Chính vấn đề này gây ra hiện tượng kích thích, làm nổi mề đay.

Phụ nữ mang thai hormone thay đổi, nội tiết tố rối loạn cũng khó tránh khỏi. Nổi mề đay khi mang thai ảnh hưởng lớn tới cả sức khỏe của mẹ và bé. Chúng ta đã từng bị mề đay, chữa khỏi nhưng bên trong cơ thể không ổn định thì chắc chắn sẽ tái phát lại.

Sai lầm khi điều trị khiến mề đay tái phát thường xuyên

Ngoài các lý do trên, mề đay tái phát có thể là do quá trình chữa trị chưa phù hợp. Hoặc đôi khi, phương pháp chữa bệnh chỉ giảm đi triệu chứng chứ không dứt điểm. Chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh, bỏ dở liệu trình chữa bệnh,…

Chưa loại bỏ được tác nhân gây bệnh

Điều cốt yếu đầu tiên khi trị bệnh là cần tìm ra nguyên nhân phát bệnh mề đay. Tuy nhiên, đa phần người bệnh lại tự ý đi mua thuốc về bôi, uống. Thậm chí còn không biết tại sao mình lại bị bệnh, là do dị ứng thời tiết hay thực phẩm… Đó là lý do mà dù chữa lâu đến mấy bệnh vẫn không khỏi được. Bởi vì không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh thì dấu hiệu mẩn đỏ cứ tái diễn liên tục.

Muốn loại bỏ được mề đay phải ngăn chặn được tác nhân gây bệnh
Muốn loại bỏ được mề đay phải ngăn chặn được tác nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn tới mề đay là vô vàn, có thể do nội tiết, do thức ăn, động vật,… Bằng cách rà soát lại trí nhớ xem gần đây nhất bản thân tiếp xúc với tác nhân nào, người bệnh sẽ biết lý do mắc bệnh. Thậm chí, cần thiết thì chúng ta phải đi kiểm tra chức năng gan, thận có bị ảnh hưởng gì không.

Phương pháp điều trị chưa phù hợp

Hiện nay, có biết bao phương pháp chữa trị mề đay xuất hiện. Bao gồm cả giải pháp bằng Đông y và Tây y. Tuy nhiên, không phải bài thuốc nào cũng thích hợp với mọi người. Do đó, bệnh nhân phải hiểu rõ thể trạng, mức độ nghiêm trọng để chọn phương án tốt. Phương pháp chữa bệnh chưa phù hợp đồng nghĩa với bệnh không thể khỏi dứt điểm. Nguy cơ tái phát rất cao.

Đặc biệt, bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ liệu trình điều trị từ bác sĩ. Đừng bao giờ tự ý mua thuốc mà chưa có tư vấn từ chuyên gia, bác sĩ.

Mề đay tái phát thường xuyên do chưa chữa trị triệt để

Bất cứ căn bệnh nào cũng cần thời gian đợi thuốc phát huy tác dụng. Nhất là với phương pháp trị mề đay bằng Đông y. Thành phần hoàn toàn tự nhiên, do đó thời gian tác dụng càng lâu. Người bệnh mất kiên nhẫn, bỏ dở liệu trình giữa chừng vừa khiến bệnh khó khỏi lại khiến bệnh nhanh chóng tái phát.

Làm gì để ngăn chặn mề đay tái phát liên tục?

Người đã bị mề đay vẫn có nguy cơ tái phát lại bất cứ lúc nào. Không có phương pháp nào ngăn chặn 100% tình trạng mề đay tái diễn. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện, không để mề đay tái phát thường xuyên. Bằng nhiều phương pháp, triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát. Thế nhưng, điều này đòi hỏi mỗi người phải có ý thức và tự biết cách chăm sóc bản thân mình.

Muốn ngăn chặn mề đay tái phát cần có lối sống khoa học
Muốn ngăn chặn mề đay tái phát cần có lối sống khoa học
  • Tránh xa các nguồn gây bệnh: Biết bản thân bị dị ứng với tác nhân nào thì cần tránh xa tác nhân đó để tránh dị ứng.
  • Tập cho mình một lối sống lành mạnh, đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
  • Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là rau xanh hoặc trái cây tươi.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thực phẩm cay nóng cũng là kẻ thù đối với người muốn ngăn chặn mề đay.
  • Tập thể dục thường xuyên nâng cao đề kháng, rèn luyện sức khỏe.
  • Giữ nhiệt độ ổn định cho cơ thể, nhất là vào thời điểm giao mùa.

Mề đay tái phát có tự khỏi hay không?

Bệnh mề đay có thể tự khỏi đối với người có thể trạng tốt, biết cách chăm sóc cơ thể. Mề đay cấp chỉ kéo dài vài ngày hoặc tối đa 6 tháng. Mề đay mãn tính thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn rất nhiều. Dù vậy, người bệnh không nên chủ quan, đợi chờ mề đay tự biến mất. Bởi vì suốt quá trình chung sống với bệnh, chúng ta gặp khá nhiều khó khăn. Thậm chí, phải đối diện với một số biến chứng nguy hiểm.

Thay vào đó, trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức ngăn chặn mề đay tái phát. Khi bị bệnh thì nên đi khám, đánh giá tình trạng và xử lý kịp thời. Nếu không muốn bệnh kéo dài dai dẳng, người bệnh có thể dùng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y khắc phục.

Bệnh mề đay tái phát thường xuyên không chỉ làm cho người bệnh khó chịu mà còn gây nhiều hệ quả tiêu cực. Bệnh trầm trọng dẫn tới bội nhiễm da, sưng phù, hẹp khí quản, khó thở. Do đó, ngay khi dấu hiệu bệnh xuất hiện nên điều trị đúng cách, đúng thời điểm.