Bị nổi mề đay xung quanh mắt: Nguyên nhân và hướng xử lý an toàn

Nổi mề đay quanh mắt là hiện tượng dị ứng da ở khu vực mắt của người bệnh. Hầu hết, những người bị bệnh đều thuộc trường hợp mề đay mãn tính. Nếu như không được điều trị sớm, đúng cách thì bệnh lý có thể diễn biến nghiêm trọng. Làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chức năng thị giác.

Nguyên nhân bị nổi mề đay xung quanh mắt

Nổi mề đay, mẩn ngứa xung quanh mắt khiến cho cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Không chỉ gây ngứa, làm khô da mà còn ảnh hưởng tới khả năng thị giác. Mề đay nổi ở xung quanh mắt dễ gây phù nề, sưng mí mắt trong một thời gian ngắn. Nếu không điều trị kịp thời thì triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nổi mề đay quanh mắt là một dạng dị ứng ngoài da ở khu vực mắt
Nổi mề đay quanh mắt là một dạng dị ứng ngoài da ở khu vực mắt

Lúc này, bắt buộc phải dùng tới các phương pháp can thiệp bằng thuốc Tây y. Nắm bắt được nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh, chúng ta sẽ biết cách để khống chế. Giảm thiểu nguy cơ lây lan sang những vùng da khác, ngăn chặn bội nhiễm da.

Nguyên nhân nổi mề đay ở mắt thông thường

Cũng giống như tình trạng nổi mề đay ở tay, chân hoặc bụng. Nguyên nhân khiến cho chúng ta bị nổi mề đay ở mắt là do tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Có thể là:

  • Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, môi trường bị ô nhiễm.
  • Dị ứng với một số loại thực phẩm, nhất là những loại hải sản.
  • Do dị ứng lông động vật, phấn hoa.
  • Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố cũng có nguy cơ làm những triệu chứng nổi mề đay ở xung quanh mắt xuất hiện.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mề đay ở mắt

Những lý do phổ biến nhất dẫn tới bệnh nổi mề đay quanh mắt thường là:

Dụi mắt gây kích ứng vùng da và làm nổi mề đay
Dụi mắt gây kích ứng vùng da và làm nổi mề đay
  • Bị dị ứng bởi các loại mỹ phẩm: Phụ nữ thường hay trang điểm, đặc biệt là ở vùng mắt. Việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn. Hay chỉ đơn giản dùng nhiều loại mỹ phẩm cho một vùng da tạo nên các phản ứng, gây kích thích vùng da đó.
  • Dụi mắt quá nhiều: Thức đêm khiến cho mắt mệt mỏi, hoặc bị dính bụi. Những lý do này khiến chúng ta thường xuyên dùng tay dụi mắt. Việc làm này đã gián tiếp đưa vi khuẩn tấn công khu vực da nhạy cảm. Đồng thời, kích thích da khiến cho mao mạch dưới da phản ứng, tạo nên những nốt mề đay dạng mẩn đỏ, có cảm giác ngứa và hơi nóng rát.
  • Côn trùng cắn: Hầu hết các loại côn trùng đều có chứa nọc độc. Đây là lý do khiến cho hệ miễn dịch trong cơ thể bị kích thích. Sau đó sản sinh Histamin và làm bộc phát chứng nổi mề đay ở xung quanh mắt.
  • Nhiễm trùng da: Một tổn thương nhỏ nào đó ở vùng da xung quanh mắt cũng có thể bị nhiễm trùng. Khi đó, người bệnh xuất hiện triệu chứng của bệnh nổi mề đay, gây cảm giác khó chịu.
  • Mất ngủ thường xuyên: Đôi khi ngủ không đủ giấc, thức khuya quá nhiều khiến cho hệ thần kinh xung quanh mắt bị căng thẳng, mệt mỏi, gây kích ứng.

Cách xử lý nổi mề đay quanh mắt hiệu quả

Bị nổi mề đay phải làm sao? Muốn xoa dịu đi cảm giác bị ngứa, khô rát và khó chịu ở vùng nổi mề đay. Bệnh nhân có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng gây phù nề ở mí mắt thì nên tìm tới sự tư vấn của các chuyên gia hoặc bác sĩ.

Các giải pháp giảm ngứa, đau rát tại chỗ

Ngay khi phát hiện mình bị nổi mề đay xung quanh mắt, không nên quá lo lắng, mất bình tĩnh. Thay vào đó, áp dụng những giải pháp tại chỗ để giảm đi sự khó chịu. Sau đó mới suy nghĩ, tìm ra phương án điều trị hiệu quả, phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Chườm lạnh cho vùng bị bệnh

Nổi mề đay xung quanh mắt dẫn tới hiện tượng tấy đỏ, hơi đau và có thể bị sưng. Dùng nước đá để chườm lạnh vào khu vực bị, bệnh các mao mạch dưới da co lại. Giảm đi triệu chứng phù nề, ngứa đỏ. Người bệnh dùng một viên đá lạnh hoặc cho nước đá vào trong một túi bóng nhỏ. Sau đó, chườm nhẹ lên khu vực xung quanh mắt.

Dùng đá chườm lên vùng mề đay giúp giảm sưng tấy
Dùng đá chườm lên vùng mề đay giúp giảm sưng tấy

Không nên dùng tay dí viên đá vào mắt một lúc lâu. Bởi vì sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, cũng như các tế bào ở khu vực này. Thêm vào đó, giúp cho da tránh tình trạng bị bỏng lạnh. Người bệnh cần phải thực hiện nhiều lần trong một ngày.

Dưỡng ẩm cho da

Cách thứ hai là giữ ẩm cho vùng da bị nổi mề đay xung quanh mắt. Bệnh làm cho vùng da này bị khô, nên có cảm giác rát và nóng. Do đó, việc dưỡng ẩm cho da là rất cần thiết. Ngoài uống nhiều nước, bổ sung những thực phẩm nhiều vitamin. Chúng ta, nên sử dụng một vài loại kem dưỡng ẩm phù hợp với đặc tính da của mình. Tốt nhất là dùng loại kem không có chứa thành phần hóa học, có nguồn gốc thành phần tự nhiên.

Tránh xa những tác nhân gây bệnh là điều cần thiết. Cho dù chúng ta có điều trị tốt đến mấy, nhưng vẫn tiếp xúc với nguồn dị ứng thì tình trạng nổi mề đay không thể nào chấm dứt được.

Giải pháp trị mề đay xung quanh mắt bằng Tây y

Đối với những bệnh nhân có tình trạng bệnh lý nặng, hoặc áp dụng giải pháp khắc phục tại chỗ nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Trường hợp này nhất định phải tìm đến bệnh viện hoặc trung tâm Y tế để được hướng dẫn điều trị bằng Tây y.

Sử dụng thuốc kháng Histamin

Như chúng ta đã biết, nổi mề đay là hiện tượng da bị dị ứng. Hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ sẽ tiết ra một lượng Histamin lớn, làm xuất hiện nốt mề đay. Vì thế, muốn giảm đi triệu chứng này thì phải dùng đến thuốc kháng Histamin. Tuy nhiên, dùng thuốc cần lưu ý:

Dùng thuốc kháng Histamin để giảm ngứa, mẩn đỏ quanh mắt
Dùng thuốc kháng Histamin để giảm ngứa, mẩn đỏ quanh mắt
  • Sử dụng Tây y cần phải có sử kiểm tra tư vấn của bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn.
  • Người bệnh tuyệt đối không được phép tự mua thuốc để điều trị. Bởi vì tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ đưa ra liệu trình phù hợp nhất.
  • Hầu hết thuốc kháng Histamin đều mang lại hiệu quả ngay lập tức. Vì vậy, người bệnh chỉ cần uống thuốc một đến hai ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
  • Để có được kết quả tốt nhất điều trị dứt điểm phải tuân thủ đúng liều lượng, thời gian liệu trình.

Dùng thuốc mỡ Corticosteroid

Trong những giải pháp bằng Tây y thì mỡ Corticosteroid cũng được chỉ định để điều trị mẩn ngứa xung quanh mắt.

  • Loại thuốc mỡ này sẽ do bác sĩ kê đơn, chỉ định dùng để thoa ở ngoài da.
  • Thuốc mỡ chỉ hiệu quả trong tình trạng bệnh tương đối nhẹ.
  • Quá trình thực hiện, bệnh nhân cần dùng bông tăm hoặc khử khuẩn ở tay rồi mới bôi thuốc.
  • Chỉ cần bôi một lớp mỏng và tránh bôi vào khu vực bên trong mắt.
  • Phương pháp này đạt được kết quả tốt nếu như bệnh nhân kiên trì, mỗi ngày cần bôi ít nhất hai lần.

Chữa nổi mề đay quanh mắt bằng Đông y

Có rất nhiều bài thuốc dân gian có hiệu quả trị mề đay vừa an toàn lại hiệu quả. Chữa trị mề đay bằng Đông y chỉ có công dụng với nhóm bệnh nhân bị bệnh nhẹ. Mề đay sưng mắt có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị sau:

Dùng nha đam và mật ong trị nổi mề đay quanh mắt

Nha đam có thành phần kháng khuẩn cao, mật ong thì chứa nhiều Enzyme, cấp ẩm cho da. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này giúp chữa mề đay ở mắt nhanh chóng:

Nha đam và mật ong trị nổi mề đay quanh mắt an toàn
Nha đam và mật ong trị nổi mề đay quanh mắt an toàn
  • Làm sạch một lá nha đam, để ráo nước rồi lột bỏ vỏ, chỉ giữ lại phần thịt.
  • Dùng máy xay để làm nhuyễn nha đam, chắt lấy phần nước cốt.
  • Dùng 1 thìa mật ong nhỏ, trộn cùng nước nha đam, khuấy thật đều.
  • Tiếp đến, dùng bông gòn thấm dung dịch nước nha đam thấm nhẹ. Làm sạch vùng da bị nổi mề đay một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối không chà xát mạnh.

Dùng nước muối giảm chứng nổi mề đay xung quanh mắt

Chúng ta đều biết muối sạch có chức năng sát khuẩn, tiêu viêm nhanh chóng. Do đó, người ta vẫn sử dụng nước muối pha loãng chữa ho, viêm họng. Thậm chí, pha ở nồng độ thích hợp, nước muối còn dùng để rửa vết thương hở. Trị mề đay quanh mắt cũng có thể áp dụng nguyên liệu này.

  • Làm sạch một chiếc chén nhỏ, nên nhúng qua nước nóng để khử khuẩn.
  • Bỏ vào chén khoảng cafe 2 thìa muối tinh hoặc muối hột trắng.
  • Thêm 20ml nước ấm, hòa tan muối rồi dùng bông gòn thấm vào vùng da bị bệnh.
  • Mỗi ngày cần thực hiện đều đặn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Chữa mề đay quanh mắt bằng khoai tây

Trong khoai tây có khoáng chất, vitamin, các carotenoid và một số hóa chất thực vật. Do đó, khoai tây có thể cấp ẩm và ngăn ngừa lão hóa, chống viêm ở da. Dùng khoai tây làm giảm triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy do mề đay.

Tinh chất trong khoai tây giúp giảm sưng, kháng khuẩn do mề đay
Tinh chất trong khoai tây giúp giảm sưng, kháng khuẩn do mề đay
  • Lấy một củ khoai tây còn tươi, làm sạch phần bụi bẩn bên ngoài vỏ.
  • Thái khoai tây thành từng lát mỏng, hoặc cũng có thể xay nhuyễn bằng máy.
  • Dùng phần khoai tây này đắp lên vùng mắt bị mề đay. Mỗi lần thực hiện một lần trước khi đi ngủ.

Chườm nóng vùng mắt với lá khế

Chữa trị mề đay bằng lá khế là giải pháp dân gian được nhiều người thực hiện. Phương pháp này thích hợp với cả bệnh nhân lớn tuổi, phụ nữ mang thai. Thậm chí, tình trạng nổi mề đay ở trẻ sơ sinh cũng thuyên giảm nếu như dùng cách chữa trị này.

  • Dùng một nắm lá khế chua rửa sạch với nước vài lần. Sau đó để ở nơi thoáng cho ráo nước.
  • Bắc chảo gang lên bếp, đun nhỏ lửa và cho nắm lá khế sao cho thật nóng.
  • Bọc lá khế vào một tấm vải sạch và chườm nhẹ lên vết mề đay ở xung quanh mắt.
  • Mỗi ngày thực hiện đều đặn hai lần, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.

Những phương pháp chữa nổi mề đay xung quanh mắt này đều chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng không phải 100% bệnh nhân đều khỏi bệnh. Trường hợp bị nặng, nhất định cần đến trung tâm Y tế khám, chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mề đay quanh mắt là hiện tượng dị ứng da phổ biến, để lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Khi bị mề đay không được tự ý chữa với thuốc Tây y nếu như chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bên cạnh đó, dùng một số giải pháp Đông y cũng là cách tốt giảm thiểu triệu chứng bệnh.

Xem thêm: