Nổi mề đay ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa trị triệt để

Nổi mề đay ở cổ là bệnh lý thường xuất hiện vào những khoảng thời gian giao mùa. Khi đó vùng da cổ xuất hiện các nốt mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân gây ra bệnh đến từ thực phẩm, thời tiết, côn trùng,…

Triệu chứng nổi mề đay ở cổ

Chứng nổi mề đay ở cổ là trường hợp vùng da cổ xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Vì thế, phản xạ tự nhiên của nhiều người là dùng tay chà xát lên vùng da cổ để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cách làm sai lầm này có thể khiến mề đay từ cổ lan sang vùng da khác. Trong một số trường hợp nặng hơn có thể gây viêm da, nhiễm trùng sốc phản vệ.

Vì là bệnh da liễu nên triệu chứng nổi mề đay ở cổ khá giống với một số bệnh viêm da khác. Do đó, không ít bệnh nhân nhận định sai và mắc sai lầm trong việc tìm cách điều trị. Vì thế, các chuyên gia y tế đã chỉ ra đặc điểm nhận dạng chứng dị ứng này như sau:

  • Nhận diện bằng mắt: Trên vùng da cổ xuất hiện các nốt sần màu đỏ, hồng hoặc trắng xám ở giữa màu hồng. Tùy vào tình trạng của từng người, chứng dị ứng có thể dạng chấm nốt, dạng đám hay từng mảng.
  • Nhận diện bằng cảm giác: mề đay nổi quanh cổ khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Khi đó, nhiều người cố gắng dùng tay chà xát lên da để giảm bớt ngứa. Tuy nhiên, càng chà xát, da lại càng ngứa và các nốt mề đay lại càng tiếp tục lan sang vùng da lân cận. Trong trường hợp các nốt sần đỏ bị trầy xước dễ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm thậm chí hoại tử da.
  • Nhận diện qua thời gian: Thông thường, mỗi khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, vết mề đay xuất hiện sau ít phút và tồn tại trong vài giờ hoặc vài ngày. Sau đó, chúng sẽ tự biến mất và không để lại sẹo trên da. Tất nhiên, trong khoảng thời gian này, người thường cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược.

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân có tiền sử dị ứng tiếp với tác nhân gây bệnh quá mạnh khiến mề đay xuất hiện ở vùng da cổ lan sang tay, chân, lưng, bụng,… Khi bệnh tình trở nặng, người bệnh có thể bị triệu chứng sốc phản vệ như khó thở, tụt huyết áp, trụy tim,…  Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay ở cổ

Tính đến thời điểm hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nổi mề đay ở cổ. Tất cả mọi kết luận chỉ hướng đến các yếu tố kích thích vùng niêm mạc dưới da sản sinh ra các nốt đỏ gây ngứa sau:

Mề đay ở cổ
Mề đay ở cổ
  • Mề đay do dị ứng thời tiết: Mỗi lúc giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột hay nhiệt độ bên ngoài quá lạnh hoặc quá nóng khiến nhiều người không thể thích nghi trong nhất thời. Vì thế, hệ miễn dịch của bệnh nhân đã phản ứng lại thời tiết bằng chứng mề đay.
  • Thực phẩm: Ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên mọi người không có thời gian chuẩn bị nhiều món ngon. Vì thế, nhiều người đã chọn các món đồ hộp như pate, cá hộp, thịt hộp,… để thưởng thức. Tuy nhiên, trong các món đồ hộp có thể chứa một thành phần nào đó gây nên chứng dị ứng. Bên cạnh đó các món ăn được làm từ hải sản như tôm, cua, bạch tuột, ghẹ,… khiến nổi mề đay khi ăn hải sản cũng là tác nhân khiến mề đay xuất hiện ở vùng da cổ.
  • Dị nguyên: Vì da của một số người, nhất là trẻ em, thường rất mẫn cảm, nên mỗi khi tiếp xúc với ánh sáng, khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng,,… đều dễ bị nổi mề đay.
  • Tác nhân hóa học: Da của nhiều người không thể thích ứng với thành phần hóa học trong mỹ phẩm, chất tẩy rửa, chất phụ gia,… nên rất dễ sinh ra nốt đỏ, sần và ngứa.
  • Di truyền: Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu một người có người thân cùng huyết thống như ông bà, bố mẹ, anh chị em,… mắc bệnh viêm da cơ địa, hen phế quản, lupus ban đỏ, dị ứng sẽ là người có khả năng mắc bệnh mề đay cao.
  • Thuốc: Trong các loại thuốc kháng sinh, an thần hay thuốc giảm đau có chứa nhiều thành phần kháng nguyên. Khi đưa vào cơ thể, không ít người bệnh không thể hấp thu được và tiến hành bài xích nó. Khi đó, trên vùng da cổ dễ xuất hiện các nốt đỏ gây ngứa.
  • Suy giảm chức năng gan: Trong cơ thể người, gan đóng vai trò nhà máy thải độc. Do đó, khi một người bị mắc các chứng bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,… sẽ làm cho chức năng hoạt động của bộ phận này suy giảm. Từ đó, họ là nhóm người có nguy cơ bị bệnh mề đay.
  • Tác nhân khác: Thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp bác sĩ chưa thể tìm ra nhân tố gây nên chứng nổi mề đay trên da cổ của bệnh nhân. Cụ thể, người bệnh không liên quan đến các nhân tố nêu trên. Tuy nhiên, bệnh lý về da này tái phát rồi tự biến mất, không cần đến thuốc điều trị. Các chuyên gia gọi đây là mề đay vô căn.

Cách chữa trị triệt để chứng nổi mề đay ở cổ

Hầu hết mọi bệnh nhân đều mong muốn chứng nổi mề đay ở cổ mau chóng kết thúc để mọi sinh hoạt không bị xáo trộn. Vì thế, để điều trị triệt để tình trạng này, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Cách chữa trị triệt để mề đay ở cổ
Cách chữa trị triệt để mề đay ở cổ

Chữa trị mề đay ở cổ theo phương pháp tây y

  • Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng histamin dạng bôi trên da và dạng uống như Fexofenadin, loratadin,… để cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da và ngăn chặn quá trình hình thành histamin.
  • Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu kháng thuốc và tình trạng nổi mề đay nặng, người bệnh có thể dùng thuốc Hydrocortisone, Flucinar, Triamcinolone, prednisone, cortisol để hỗ trợ điều trị. Nếu ở trong tình trạng này, bệnh nhân cần được sự đồng ý của bác sĩ. Vì các loại thuốc thuộc nhóm corticoid này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
  • Đối với bệnh nhân bị sốc phản vệ gây khó thở, tụt huyết áp, trụy tim,… Người bệnh cần được tiêm một mũi thuốc chứa ephedrin để ổn định tình trạng hiện tại.

Khi bị nổi mề đay ở cổ bất kể tình trạng nặng hay nhẹ, nếu muốn dùng thuốc, bệnh nhân và thân nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Chữa trị mề đay ở cổ theo đông y

  • Sự hình thành của histamin gây ra chứng nổi mề đay trên vùng da cổ gây ngứa. Vì thế, mỗi khi bị bệnh, người bệnh cần uống thật nhiều nước. Vì nước là tính trung hòa sẽ làm giảm quá trình hình thành histamin.
  • Chườm đá lạnh là liệu pháp hay giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy mà không cần dùng tay chà xát.
  • Áp dụng các bài thuốc điều trị đông y trị mề đay được lưu truyền trong dân gian như: nấu nước lá khế lá tía tô uống hoặc tắm hàng ngày, dùng lá tía tô bôi lên da,… để giảm sưng đỏ và giảm ngứa.

Vài lời khuyên trong điều trị mề đay ở cổ

  • Ngoại trừ bệnh nhân nổi mề đay vô căn, tất cả bệnh nhân bị chứng bệnh ngoài da này đều biết rõ nhân tố nào gây ra các nốt sần đỏ, ngứa ngáy. Vì thế, việc đầu tiên người bệnh cần làm là hạn chế tiếp xúc với chúng. Hành động này không những góp phần làm bệnh thuyên giảm mà còn tránh tình trạng tái phát bệnh.
  • Nhìn chung, chứng nổi mề đay chủ yếu là do sức đề kháng của người bệnh yếu, nên không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì thế, mỗi ngày, mọi người cần tập thể dục để đủ sức chống lại bệnh tật.
Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao thể trạng và phòng tránh bệnh tật hiệu quả
Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao thể trạng và phòng tránh bệnh tật hiệu quả
  • Khi bị nổi mề đay, mọi bệnh nhân đều suy nhược, mệt mỏi như không còn sức lực. Vậy nên, bệnh nhân cần dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều, không được căng thẳng.
  • Trong các trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc bôi lên da. Thế nhưng, người bệnh phải tuyệt đối tránh xa những loại thuốc mỡ kháng histamin và thuốc mỡ corticoides. Bởi khi bôi chúng lên da sẽ không những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến tình trạng viêm da nghiêm trọng hơn.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì khi da bị nổi mề đay sẽ mỏng và dễ tổn thương khi tiếp xúc với luồng ánh sáng mạnh.
  • Tuyệt đối không dùng tay chà xát lên vùng da bị nổi mề đay. Vì móng tay là vị trí tiếp xúc nhiều với đồ vật nên khi dùng tay gãi sẽ khiến vi khuẩn trên tay gây hại cho da. Bên cạnh đó, việc dùng tay chà xát trên da cổ sẽ khiến mề đay lây lan sang vùng da khác.

Thông thường, khi mắc chứng bệnh nổi mề đay ở cổ, gần như mọi bệnh nhân đều hoang mang. Vì thế, mọi người cần có kiến thức cơ bản về tình trạng bệnh lý này để lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

Xem thêm: