Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng bệnh cực kỳ nguy hiểm, lại khó điều trị với các mẹ bầu. Không chỉ làm cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi, ngứa ngày mà còn có nguy cơ biến chứng rất cao. Hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh, chúng ta sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất.
Nổi mề đay khi mang thai là gì?
Có khoảng 0,25 cho tới 1% phụ nữ trong quá trình mang thai xuất hiện tình trạng nổi mề đay. Hiện tượng này xảy ra có thể là mề đay cấp tính hoặc cũng có thể trở thành mãn tính. Nếu như không được chữa trị đúng cách, bà bầu gặp khá nhiều nguy hiểm.
Mề đay ở bà bầu là sự xuất hiện của những nốt sần ở trên da, khi cơ thể phản ứng lại với một số tác nhân cụ thể. Hiểu một cách đơn giản, mề đay khi mang thai chính là hiện tượng dị ứng ngoài da. Thường gặp nhất là ở khu vực vùng rốn, vùng bụng hoặc những vùng lân cận. Ví dụ như lưng, đùi, mông hoặc ở tay. Thời điểm bà bầu dễ bị mề đay nhất là giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai
Như đã nói mề đay là hiện tượng cơ thể hồi đáp lại với khi những tác nhân gây dị ứng. Phụ nữ mang thai đối diện với nguy cơ nổi mề đay từ những nguyên nhân như sau:
Sự thay đổi nội tiết tố lúc mang bầu
Đầu tiên là sự thay đổi về nội tiết tố thời kỳ có bầu. Đây là giai đoạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi liên tục, nồng độ bộ Progesterone và Estrogen không ổn định, lúc tăng lúc giảm. Đó là nguyên nhân tăng kích thích đối với những tế bào hắc tố cùng với Proopiomelanocortin. Làm cho các nốt mẩn đỏ xuất hiện trên da, đầu tiên là ở vùng bụng.
Thực tế, đối với phụ nữ, sự thay đổi nội tiết tố này có thể kiểm soát được ở thời con gái. Nhưng trong giai đoạn thai kỳ thì điều đó rất khó.
Mề đay khi mang thai do vùng bụng giãn ra
Tiếp đến là nguyên do khi vùng bụng bị giãn ra nhiều. Mang bầu vùng bụng phụ nữ sẽ to dần lên theo thời gian. Ba tháng đầu tiên, bào thai bắt đầu phát triển. Da bụng của phụ nữ nữ dần dần thay đổi, giãn ra để em bé có thể lớn. Sự thay đổi đột ngột này cũng là tác nhân khiến cho mề đay xuất hiện.

Ba tháng cuối cùng của thai kỳ là lúc em bé phát triển nhanh nhất. Tốc độ giãn của da bụng mạnh hơn bất cứ lúc nào. Đây là lý do vì sao mà nổi mề đay ở bà bầu thường xuất hiện ở vùng bụng trước tiên. Sau đó mới lan rộng ra những vùng lân cận.
Mề đay khi mang thai do thời tiết thay đổi
Đối với một người bình thường thời tiết thay đổi đột ngột cũng đủ để gây dị ứng. Chẳng hạn như trời đang nắng nóng bỗng nhiên se lạnh vì mưa. Hiện tượng nổi mề đay do dị ứng thời tiết xuất hiện. Tất nhiên, không ngoại trừ bà bầu.
Nếu như mang thai trong thời điểm giao mùa, nguy cơ bị dị ứng da khó tránh khỏi. Mặc dù chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp như giữ ấm cho cơ thể, ở trong môi trường có thể điều chỉnh nhiệt độ. Dù vậy không phải lúc nào bà bầu cũng đảm bảo được sự duy trì này.
Tác dụng phụ của thuốc làm nổi mề đay khi mang thai
Đôi khi nổi mề đay ở bà bầu là do tác dụng phụ của thuốc. Hầu hết phụ nữ mang thai đều không sử dụng các loại thuốc chữa bệnh. Đặc biệt là kháng sinh hay những loại có cơ chế tác động mạnh. Việc làm này tránh ảnh hưởng tới sự phát triển, hoàn thiện bộ phận chức năng của bào thai.
Thế nhưng, thay vào đó bà bầu lại sử dụng khá nhiều thuốc bổ như là canxi, sắt hoặc tiêm vacxin. Tất cả những điều này cũng trở thành tác nhân khiến bà bầu nổi mề đay bất thường.
Mề đay khi mang thai do dị ứng với động vật
Động vật có khả năng gây dị ứng cho con người rất cao. Nếu như tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng này chúng ta sẽ bị nổi mề đay. Dĩ nhiên không loại trừ bà bầu. Lúc mang thai sức khỏe bị ảnh hưởng khá nhiều, nên khả năng đề kháng cũng giảm theo. Chỉ cần tiếp xúc với lông động vật, khói bụi, phấn hoa, hóa chất mà cơ thể dị ứng. Ngay lập tức trên da xuất hiện vết mẩn đỏ, ngứa, nóng rát. Đây là triệu chứng của bệnh nổi mề đay.
Nổi mề đay khi mang bầu do dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm không còn là điều xa lạ. Hầu hết những người bị dị ứng thực phẩm đều có biểu hiện ngứa, phát ban, nổi mề đay. Phụ nữ mang thai dùng thực phẩm không phù hợp sẽ gây dị ứng chỉ sau vài giờ đồng hồ.

Nhóm thực phẩm nhiều người bị dị ứng nhất bao gồm: Hạnh nhân, các loại tôm, cua, mực, bạch tuộc, sứa, đậu phộng… Vì thế, khi ăn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, xem bản thân mình có bị dị ứng với nhóm thực phẩm đó hay không.
Một số nguyên nhân khác bao gồm: Côn trùng đốt, sức khỏe kém, mỹ phẩm kém chất lượng, môi trường sống, chức năng gan bị suy giảm… cũng trở thành lý do gây ra hiện tượng nổi mề đay khi mang thai.
Nổi mề đay lúc mang thai có nguy hiểm không?
Nhiều người đặt ra câu hỏi nổi mề đay có tự hết không? Phụ nữ mang thai nổi mề đay có nguy hiểm? Thực tế, đối với mề đay cấp tính, hoàn toàn có thể tự khỏi sau vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày. Cùng điều kiện người bị bệnh phải có sức khỏe tốt, biết cách chăm sóc bản thân. Đồng thời tránh được nguyên nhân gây ra bệnh.
Ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai
Còn đối với phụ nữ đang mang bầu, không nên liều lĩnh để triệu chứng mề đay tự mất đi. Thay vào đó, nên áp dụng những biện pháp điều trị thích hợp. Hệ quả của việc chủ quan với bệnh mề đay lúc mang thai khá nghiêm trọng.
- Bị nổi mề đay, cơ thể, ngứa ngáy, đau rát làm cho mẹ bầu mất ngủ, suy nhược cơ thể. Tinh thần kém minh mẫn, dẫn đến stress, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Da bị tổn thương gây nên hiện tượng vàng da hoặc bị nhiễm trùng da. Nếu như có vi khuẩn tấn công và vùng bị bệnh.
- Mề đay cấp tính hoặc mề đay mãn tính đều có khả năng gây ra hiện trạng phù mạch. Làm suy hệ hô hấp, nguy hiểm tới tính mạng.
- Phụ nữ mang thai bị nổi mề đay còn phải đối diện với nguy cơ sinh non. Mặc dù tỷ lệ hệ quả này xảy ra rất thấp, nhưng cũng đáng để chúng ta đề phòng.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Đối với thai nhi trong bụng mẹ cũng bị những ảnh hưởng ảnh tiêu cực. Chẳng hạn như: Mắc những bệnh về mắt, đục thủy tinh thể, hở hàm ếch. Một số trẻ sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh, thiếu máu não, dị dạng huyết quản. Phổ biến hơn nữa là tình trạng trẻ bị bệnh mề đay bẩm sinh.

Như vậy, bị mề đay khi mang thai không chỉ nguy hiểm cho mẹ. Bệnh còn ảnh hưởng rất xấu tới bào thai. Chị em phụ nữ bị nổi mề đay trong giai đoạn này cần phải có giải pháp chữa trị hiệu quả cho mình.
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai hiệu quả, an toàn
Mề đay mẩn ngứa khi mang thai có thể tự chữa trị ở nhà bằng phương pháp dân gian. Hoặc cẩn thận hơn, người bệnh nên tìm tới bác sĩ. Dưới đây là một số cách trị mề đay mà mẹ bầu có thể áp dụng:
Phương pháp Tây y cho phụ nữ có thai bị mề đay
Với phụ nữ mang thai thì cách bác sĩ kê đơn thuốc tây y cũng cần cẩn trọng. Các loại sản phẩm thuốc kháng Histamin phải dành riêng cho bà bầu. Sử dụng thuốc đúng cách, đủ liều lượng không gây nguy hiểm cho bé. Đồng thời, giúp tình trạng bệnh thuyên giảm một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, mề đay khi mang thai còn có thể điều trị bằng một số kem bôi, thuốc mỡ ngoài da. Dĩ nhiên là vẫn phải theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ trực tiếp thăm khám cho người bệnh. Bệnh nhân có triệu chứng nặng, diễn biến xấu thì phải dùng Steroid bằng đường uống.
Chữa mề đay khi mang thai bằng Đông y
Những bài thuốc Đông y được truyền trong dân gian khá nhiều. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, cần phải chọn lọc sao cho thích hợp nhất. Hầu hết những bài thuốc dùng cho đường uống không nên sử dụng. Thay vào đó, bệnh nhân dùng những bài thuốc tác động ngoài da sẽ an toàn hơn.
Trị mề đay bằng lá kinh giới
Cách chữa mề đay bằng lá kinh giới được nhiều người áp dụng và cho kết quả tốt. Bằng cách dùng lá kinh giới vò dập. Sau đó, dùng phần lá này chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay. Vị cay, tính ấm và khả năng tán hàn của lá kinh giới khiến các nốt mẩn đỏ dần dần biến mất. Người bệnh cần kiên trì thực hiện đến khi nào hết hẳn bệnh thì thôi.

Nếu không, người bệnh dùng lá kinh giới đun với một nồi nước sạch, thêm vài hạt muối. Đun cho thật sôi rồi xông cùng hơi nước bốc lên.
Tắm lá khế chữa mề đay khi mang thai
Thêm một phương pháp chữa nổi mề đay khi mang thai nữa đó là dùng lá khế chua. Hái một nắm lá lớn, đun cùng nước đến khi sôi kỹ. Bắc nồi nước xuống bếp, đổ ra chậu cho nguội bớt. Kiểm tra nhiệt độ xem vừa tắm hay chưa, bà bầu chỉ cần tắm nước lá khế vài ngày dấu hiệu bệnh dần biến mất. Tình trạng ngứa ngáy cũng giảm đi rõ rệt ngay từ lần tắm đầu tiên.
Người bệnh cũng có thể thay thế lá khế bằng các loại thảo dược khác. Chẳng hạn như lá trà xanh, lá trầu không, lá mướp đắng,…
Chườm muối để trị mề đay khi mang thai
Sử dụng khoảng 300g muối hột sạch, đem rang thật nóng trên lửa nhỏ. Bọc muối vào trong một miếng vải dày để giữ nhiệt cũng như tránh làm bỏng da. Dùng túi muối này chườm lên vùng da đang nổi mề đay. Lưu ý không chà xát hoặc rắc hạt muối trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Sức nóng cũng như thành phần có trong muối làm cho mề đay bớt ngứa, ngăn chặn lan rộng ra các vùng khác.
Chữa mề đay khi mang thai cần phải kịp lúc, đúng cách mới ngăn chặn được hệ quả đáng tiếc. Ngoài việc sử dụng một số bài thuốc an toàn thì bổ sung thực phẩm lành mạnh cũng rất cần thiết. Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng dị ứng ngoài da, cần tránh xa tác nhân gây dị ứng thì mới khỏi được bệnh.
Xem thêm: