Bệnh mề đay và phù mạch: Tìm hiểu rõ để phân biệt

Bệnh mề đay và phù mạch thường có nhiều biểu hiện tương đồng. Phân biệt rõ được hai bệnh này sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Bệnh mề đay và phù mạch khá phổ biến, nhưng trong nhiều trường hợp dễ dàng gây nhầm lẫn. Người bị thậm chí không nhận biết được mình đang bị bệnh nào. Vậy làm sao để xác định được hai bệnh này? Dưới đây là những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị để người bệnh phân biệt được. Từ đó hạn chế được tối đa nguy cơ và biến chứng bệnh.

Bệnh mề đay và phù mạch là gì?

Đầu tiên, người bệnh nên hiểu rõ các khải niệm về bệnh mề đay và bênh phù mạch. Từ đó sẽ hiểu vì sao 2 bệnh này dễ gây nhầm lẫn đến vậy:

Cần tìm hiểu để phân biệt mề đay và phù mạch
Cần tìm hiểu để phân biệt mề đay và phù mạch

Bệnh mề đay là gì?

Mề đay là bệnh lý về da. Biểu hiện là trên da xuất hiện những nốt phát ban đỏ, luôn có cảm giác châm chích, ngứa ngáy và đau rát. Tình trạng này có thể xảy ra tại một khu vực nhất định hoặc lan toàn cơ thể, gồm cả mắt, mặt, môi, tai, cổ họng.

Mề đay có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Nhiều chị em cũng dễ bị nổi mề đay khi mang thai và sau sinh.

Mề đay có 2 thể là mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột rồi biến mất sau một thời gian; và mề đay mãn tính khiến người bệnh nổi mề đay liên tục, dai dẳng đến hơn 6 tháng. Mề đay mãn tính hay tái phát theo chu kỳ nên khó điều trị hơn so với mề đay cấp tính.

Phù mạch là gì?

Phù mạch hay còn có tên gọi khác là phù quincke. Mề đay và phù mạch có nhiều biểu hiện giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Biểu hiện của phù mạch chính là niêm mạc và mô cơ dưới da (không phải trên bề mặt) bị sưng lên, viêm da bị sâu hơn so với mề đay. Phù mạch thường xuất hiện cả ở mắt, môi, tay, chân, nhiều khi cả ở bộ phận sinh dục. Thông thường, bệnh biến mất sau 24 giờ, hiếm khi ảnh hưởng đến phổi, lưỡi, và cổ họng. Nhưng nếu điều này xảy ra, người bệnh nên đi khám ngay tránh nguy hiểm tính mạng.

Triệu chứng của bệnh mề đay và phù mạch

Mặc dù triệu chứng mề đay và phù mạch khá giống nhau và rất dễ lẫn lộn. Tuy nhiên, người bệnh dễ dàng phân biệt được bệnh hơn thông qua các dấu hiệu nhận biết sau:

Triệu chứng cơ bản của bệnh mề đay

  • Nổi các mẩn, sần trên da có hình bầu dục hoặc như con sâu màu đỏ hoặc hơi hồng.
  • Luôn có cảm giác ngứa hoặc rất ngứa.
  • Kích thước các nốt sần này thường nhỏ hơn một inch hoặc vài inch.
  • Mề đay thông thường sẽ biến mất sau 24 giờ, còn mề đay mãn tính có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Triệu chứng cơ bản của bệnh phù mạch

  • Phù mạch gây ra nhiều phản ứng giống mề đay nhưng tình trạng da ảnh hưởng ở lớp sâu hơn. Triệu chứng mề đay và phù mạch có thể xuất hiện riêng biệt hoặc cùng lúc. Có thể phân biệt qua một số đặc điểm sau:
  • Mẩn đỏ xuất hiện trên khu vực lớn và dày.
  • Các vùng bị ảnh hưởng sẽ sưng phồng lên, có màu đỏ nhạt gây đau hoặc cảm giác nóng.
  • Có thể gây ngứa hoặc không.
  • Nếu bệnh ở mức nghiêm trọng, tình trạng phù mạch có thể lan sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể gây quặn thắt bụng, sưng họng, khó thở và khàn giọng. Hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra vì khó thở chính là dấu hiệu bệnh khá nguy kịch.

Nguyên nhân gây mề đay và phù mạch

Nguyên nhân gây mề đay và phù mạch chủ yếu do cơ thể bị gặp phải một dị ứng nào đó. Điều này dẫn đến việc cơ thể tiết ra chất Histamin gây giãn mạch máu, làm rò rỉ chất lỏng dẫn đến tình trạng phù mạch.

Các tác nhân gây mề đay và phù mạch phổ biến nhất là:

Dị ứng thức ăn gây mề đay và phù mạch
Dị ứng thức ăn gây mề đay và phù mạch
  • Thực phẩm: Những thực phẩm dễ gây dị ứng nổi sần, mẩn ngứa với người nhạy cảm như trứng; sữa; chế phẩm từ sữa; động vật có vỏ như tôm, cua…
  • Thuốc: Phần lớn các loại thuốc dễ gây mề đay và phù mạch bao gồm thuốc huyết áp; Penicillin, Aspirin; Naproxen (Aleve)…
  • Các chất dị ứng phổ biến như: Phấn hoa, vẩy, da động vật, nhựa cao su hoặc vết côn trùng đốt.
  • Thời tiết: Nổi mề đay do dị ứng thời tiết như trời trở nóng, lạnh bất thường gây áp lực lên da.
  • Thần kinh: Do bị căng thẳng hoặc luyện tập thể thao quá mức.
  • Tính di truyền: Bị mề đay và phù mạch do một số hoạt động bất thường của protein trong máu.
  • Do bệnh lý khác: Bệnh có thể phát triển do một số bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe khác của cơ thể.

Ngoài các tác nhân trên, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tiền sự bị phát ban và phù mạch trước đó.
  • Dị ứng với nhiều tác nhân khác nhau.
  • Gặp phải các triệu chứng rối loạn liên quan đến mề đay và phù mạch như bệnh Lupus ban đỏ, u Lympho hoặc bệnh về tuyến giáp.
  • Trong nhà có người thân mắc bệnh phát ban, phù mạch hoặc phù mạch di truyền.

Điều trị bệnh mề đay và phù mạch hợp lý

Có nhiều phương pháp điều trị mề đay và phù mạch để giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh như dùng thuốc Tây, Đông y hoặc áp dụng một số cách đơn giản ngay tại nhà như sau:

Trị mề đay và phù mạch tại nhà

  • Dùng đá lạnh để chườm ướt các vùng da bị sưng đỏ, giúp làm dịu và hạn chế trầy xước da.
  • Nên chọn các chất liệu đồ mặc sao cho thoáng khí, rộng rãi để tránh cọ xát nhiều gây kích ứng da.
  • Sử dụng mẹo trị mề đay bằng lá khế: Lấy một nắm lá khế rửa sạch, cho vào nồi đun sôi lên rồi pha với nước tắm.
  • Mẹo trị mề đay bằng lá kinh giới: Rửa sạch lá kinh giới, vò nát rồi  chà xát lên vùng da bị mề đay. Để nguyên như vậy 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Trị mề đay bằng lá tía tô để làm giảm các triệu chứng bệnh rất hiệu quả.

Điều trị mề đay và phù mạch bằng Tây y

Theo Tây y, bị mề đay và phù mạch hay được điều trị bằng thuốc kháng histamin, menthol 1% giúp giảm ngứa ngáy. Nếu người bệnh có biểu hiện sốc phản vệ, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để cấp cứu.

Những loại thuốc bôi hoặc kem dưỡng da không hữu dụng vì chúng không thấm sâu khi thoa lên da.

Các loại thuốc trị dị ứng cũng mang lại hiệu quả lớn nếu người bị dùng đúng liều và thường xuyên, nếu không, bệnh sẽ tái phát. Cần lưu ý là thuốc trị dị ứng có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt hoặc khô miệng.

Một số loại thuốc mạnh như Prednisone và Steroid cũng có thể có tác dụng nếu thuốc trị dị ứng không thể kiểm soát được bệnh phù mạch.

Lưu ý: Các loại thuốc Tây chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua và sử dụng gây các tác dụng phụ nguy hiểm và tình trạng kháng thuốc, làm bệnh bị nặng hơn.

Điều trị mề đay và phù mạch bằng Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây mề đay và phù mạch là do hệ miễn dịch bị suy yếu, do phong hàn, phong nhiệt…Do đó, phương pháp trị mề đay bằng Đông y thường là các bài thuốc có thành phần 100% thảo dược an toàn, giúp tập trung loại bỏ các căn nguyên gây bệnh. Căn nguyên bị loại bỏ, bệnh tự khắc biến mất.

Trị mề đay và phù mạch bằng Đông y
Trị mề đay và phù mạch bằng Đông y

Làm gì để phòng tránh bệnh mề đay và phù mạch?

  • Hãy tránh xa những loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng như hạt điều, trứng cá, tôm, cua,…
  • Lưu ý khi dùng các loại thuốc kháng sinh hay giảm đau có chứa các chất gây dị ứng làm xuất hiện mề đay.
  • Cẩn thận với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, phấn hoa, lông chó mèo, chất tẩy rửa hóa học…
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, quần áo luôn thoáng sạch, môi trường sống sạch sẽ.
  • Khám sức khỏe định kỳ để tránh cơ thể mắc phải các căn bệnh gây suy yếu. Từ đó, dễ mắc các bệnh về da.

Trên đây là một số các kiến thức hữu ích và cơ bản giúp người bệnh phân biệt được dễ hơn mề đay và phù mạch. Nếu bệnh ở thể nhẹ, hãy áp dụng các mẹo trị bệnh tại nhà bằng đá lạnh hay các bài thuốc dân gian. Nếu bị nặng hơn, hoặc bản thân chưa đủ tự tin để chẩn đoán bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế khám và kiểm tra, từ đó sử dụng các phương pháp chữa trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.