Nổi mề đay khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát người. Đặc biệt là đối với những người bị nổi mề đay quanh năm cần lưu ý rất nhiều vấn đề để giảm thiêu tình trạng bệnh tái phát.
Bệnh nhân bị nổi mề đay quanh năm gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Hiểu được bệnh, biết được những loại thực phẩm cần kiêng cữ, những điều nên làm và không nên làm sẽ giúp cho bệnh nhanh khỏi và tránh bị tái phát. Dưới đây là những điều mà người bị cần lưu ý để bám sát thực hiện để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Thế nào là tình trạng nổi mề đay quanh năm?
Phần lớn người bệnh bị chỉ nổi mề đay trong thời gian ngắn, tình trạng bệnh chỉ xuất hiện một vài giờ là hết. Tuy nhiên, một số ít trường hợp lại bị mề đay quanh năm, bất kỳ lúc nào họ cũng có thể bị nổi mề đay.

Việc da dẻ hay bị sần ngứa, rát bỏng, mẩn đỏ quanh năm quả thật là nỗi ám ảnh. Chính vì thế, người bị luôn muốn tìm kiếm những biện pháp, cách chữa trị giúp giải quyết dứt điểm được bệnh này.
Người bị nổi mề đay quanh năm cần lưu ý những gì?
Một số lưu ý dành cho những người bị nổi mề đay quanh năm sau đây sẽ giúp người bệnh giảm thiểu những tác nhân gây bệnh, hay làm bùng phát bệnh ở mức độ nặng hơn. Hãy tìm hiểu để biết bị mề đay nên kiêng ăn gì và làm gì cho mau khỏi:
Những loại thực phẩm cần kiêng
Có rất nhiều loại thực phẩm gây kích ứng cao mà người bệnh cần tuyệt đối kiêng không ăn. Bởi những loại thực phẩm này khiến bệnh bùng phát dữ dội hơn gây viêm kéo dài; ngứa ngáy; sưng tấy. Nếu không xử lý kịp thời và phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống:
Thực phẩm giàu protein
Nổi mề đay quanh năm sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của cơ thể. Miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ bị mẫn cảm cao hơn. Những thực phẩm giàu đạm khi ăn vào sẽ khiến cơ thể tiết ra chất bảo vệ, cũng là chất gây nên tình trạng nổi mề đay. Thực phẩm giàu protein là thịt gà, thịt bò, hải sản như cá biển, tôm, cua, ghẹ…
Thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt
Thực phẩm quá mặn sẽ có nhiều muối, còn quá ngọt thì nhiều đường. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều muối và đường sẽ làm tăng khả năng gia tăng phản ứng quá mẫn. Cơ thể sẽ bị ngứa ngáy, mẩn đỏ lan ra khắp người. Chính vì thế, các món ăn cần nêm nếm gia vị vừa phải, hạn chế ăn nhiều đường và muối mỗi ngày.
Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích
Những loại thực phẩm cay nóng như ớt, tương ớt, các món lẩu…; nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào; và cả những chất kích thích như rượu, bia, cà phê sẽ khiến tình trạng nổi mề đay dễ xuất hiện, hoặc thêm nặng hơn.
Tránh lạm dụng thuốc
Người bị dị ứng, nổi mề đay quanh năm khiến da sưng, tấy đỏ gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt người bệnh thường có thói quen ra ngoài tiệm thuốc để tự mua thuốc chữa. Hiệu thuốc thường có rất nhiều loại thuốc uống, hoặc bôi ngoài da để trị ngứa hoặc dị ứng.
Việc tự ý mua các loại thuốc uống hoặc bôi, không theo bất cứ chỉ định nào của bác sĩ da liễu có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Cụ thể như làm suy giảm chức năng thận, gan, tích tụ nhiều độc tố hơn trong cơ thể. Lạm dụng thuốc sẽ khiến mề đay thường xuyên tái phát, tình trạng dị ứng những lần sau còn nặng hơn lần trước rất nguy hiểm.

Không nên dùng các loại thuốc mỡ kháng histamin và corticoid sẽ gây viêm da dị ứng và có nhiều tác dụng phụ.
Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày
Việc tạo cho mình thói quen mỗi ngày 30 phút đến 1 tiếng luyện tập thể dục thể thao sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Luyện tập mỗi ngày còn giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao sức khỏe, đặc biệt là tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Từ đó, làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh về da, trong đó có mề đay.
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học rất cần thiết đối với người bị nổi mề đay quanh năm. Vừa giúp điều trị bệnh hiệu quả, lại ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh mề đay, dị ứng. Dưới đây là những việc nên và không nên làm đối với người bệnh:
- Nên thường xuyên tắm rửa, giữ cho cơ thể sạch sẽ nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh và bụi bẩn bám trên da. Khi tắm, không nên dùng sữa tắm có thành phần hóa học hay chất tạo mùi. Nước tắm cũng là nước mát, tránh dùng nước nóng sẽ làm ngứa rát và mỏng da.
- Không được để móng tay dài hay gãi, chà xát mạnh lên các vùng da nhạy cảm như cổ, eo, sau đùi…
- Làm mát các vùng da hay bị nổi mề đay bằng khăn ẩm, vòi sen, nên ngồi quạt và ngồi điều hòa ở nhiệt độ vừa phải.
- Nên mặc các loại quần áo thấm hút mồ hôi tốt, rộng rãi, thoáng mát. Tránh mặc đồ bó sát vào cơ thể, gầy chà xát trên da.
- Nếu nghi ngờ về tác nhân gây bệnh mề đay thì tuyệt đối tránh xa cho đến khi xác định được nguyên nhân chính xác.
- Khi ra đường cần mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang đầy đủ để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi, phấn hoa, ô nhiễm môi trường.
- Giữ tinh thần luôn luôn thoải mái, ăn uống ngủ nghỉ hợp lý để cơ thể không bị quá sức, mệt mỏi.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chỗ làm, môi trường sống xung quanh sao cho luôn thoáng sạch, thơm tho.
- Luôn ngủ đủ giấc để cơ thể sảng khoái.
Bổ sung các loại thực phẩm giúp hạ nhiệt cơ thể
Những loại thực phẩm hạ nhiệt cho cơ thể sẽ hỗ trợ loại bỏ độc tố, tăng cường đề kháng và miễn dịch để giảm nguy cơ dị ứng, nổi mề đay quanh năm. Những loại thực phẩm đó chính là đậu phụ, bí đao, củ cải, mướp đắng…
Uống các loại nước ép để giải độc mỗi ngày cũng là điều nên làm. Các loại nước ép được khuyên dùng là nước ép cam, trà xanh, nước ép bí đao, nước ép cà rốt, nước ép bưởi, mật ong,… Những loại nước ép này sẽ vừa cải thiện tình trạng mề đay, dị ứng và còn làm đẹp da, giúp nhanh chóng làm lành những tổn thương trên da.
Đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh
Để có phương pháp điều trị tốt nhất đối với bệnh nổi mề đay quanh năm, người bị cần đi khám, tiến hành xét nghiệm để xác định được nguyên nhân chính gây bệnh. Từ đó, loại bỏ được tận gốc nguyên nhân và áp dụng những phương pháp giúp cải thiện triệu chứng.

Cả Đông y chữa trị mề đay và Tây y đều có thể hướng tới việc điều trị hiệu quả cho bệnh nổi mề đay quanh năm khi tập trung vào giải độc; tăng cường hệ miễn dịch; và đề kháng của cơ thể. Hiện nay, tại các bệnh viện Da liễu đã có các phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay như: Điều trị các triệu chứng trên da như viêm, ngứa, mẩn đỏ…; tìm và loại bỏ được các nguyên nhân gây mề đay; tăng cường chức năng của gan và thận; tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Trên đây là một số lưu ý dành cho những người bị nổi mề đay quanh năm. Người bệnh thường thuộc nhóm nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như thời tiết, hóa chất, thức ăn, bụi bẩn…Chính vì thế, việc tự bảo vệ mình khỏi những tác nhân này, xây dựng những thói quen sinh hoạt tốt và một chế độ luyện tập bài bản mỗi ngày sẽ góp phần đẩy lùi bệnh tật, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Khi bị mề đay, tốt nhất không nên chủ quan, người bệnh cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân chính xác và cách điều trị tốt nhất.