Viêm phế quản là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ về bệnh này và có cách điều trị hiệu quả.
Viêm phế quản là căn bệnh không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại, bụi bẩn, sức đề kháng yếu,… Viêm phế quản có thể xuất hiện ở người lớn tuổi, thanh niên và cả trẻ nhỏ. Người mắc bệnh này nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị hợp lý. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến bệnh này để có cách phòng tránh và điều trị tốt nhất.
Viêm phế quản là gì
Trong xã hội hiện nay người mắc bệnh này càng lúc càng gia tăng. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi, những người có sức đề kháng rất yếu dễ bị bệnh do những thay đổi từ yếu tố môi trường, cuộc sống. Một bộ phận khác cũng dễ bị mắc bệnh này bởi đặc thù nghề nghiệp, tiếp xúc nhiều với chất gây hại, bụi bẩn, hoá chất độc hại,…

Bệnh viêm phế quản là tình trạng ống phế quản bị viêm lớp niêm mạc bên ngoài, do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến lớp này bị nhiễm trùng. Người bệnh mắc viêm phế sẽ ho ra nhiều đờm hay còn gọi là chất nhày, lớp chất nhày có thể đổi màu thay vì màu trắng như bình thường, có thể là vàng đậm, xanh,… Màu sắc càng biến đổi thì chứng tỏ tình trạng bệnh của bạn đã ngày một nặng và cần có phương pháp điều trị tốt nhất.
Bệnh chia làm hai loại là cấp tính và mãn tính. Với người mới bị cấp tính, tức là giai đoạn đầu, nhiễm trùng còn ngắn, hô hấp khó và phổi bị sưng lên do dịch nhày chèn ép. Người bệnh có thể bọ ho liên tục với mức độ cao, khó thở. Nếu giai đoạn này, bạn chữa trị kịp thời thì cơn ho và viêm phế sẽ dứt điểm từ 7 – 10 ngày.
Còn với người bước vào giai đoạn mãn tính, viêm phế sẽ chinh là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Căn bệnh này khá nguy hiểm, kéo dài dai dẳng nhiều tháng, nhiều năm và khó điều trị hơn rất nhiều. Người bị viêm phế mãn tính mỗi khi thay đổi thời tiết, môi trường thay đổi sẽ cảm thấy đường hô hấp, phổi cực kì khó chịu, khó thở, tình trạng rất nguy hiểm.
Triệu chứng viêm phế quản
Người mắc bệnh sẽ thấy rất nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, người bình thường sẽ thấy đó chỉ là biểu hiện của khi bị cảm cúm thông thường nên rất khó phát hiện. Đến khi đi khám bệnh thì tình trạng đã nặng hơn rất nhiều. Triệu chứng của từng loại viêm phế quản cũng khác nhau, bạn có thể căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mình để có thể khám bệnh và điều trị tốt nhất.
Viêm phế quản cấp
Người bị viêm phế quản cấp có những triệu chứng khá rõ ràng. Bạn chỉ cần quan sát trong thời gian vài ngày là có thể dễ dàng nhận ra:
- Cổ họng có nhiều đờm, dịch nhày màu trắng trong, đục, vàng lẫn xanh.
- Thỉnh thoảng khi ho có cảm giác khó thở hoặc khi vừa ngồi lên đứng xuống, hoạt động nhẹ cũng khó thở.
- Trong giấc ngủ thở có tiếng khò khè.
- Ốm, mệt mỏi, đau nhức cơ thể.
- Sốt cao, nhiều ngày, cảm giác ớn lạnh ở vùng ngực
- Đau tức ngực.
Tuy nhiên các triệu chứng này đều không rõ ràng vì đờm có thể khi bị viêm họng, hay do tiếp xúc với không khí, môi trường không sạch, đau tức ngực còn có thể do thiếu máu lên não,… Tuy nhiên những người mắc những dấu hiệu này, hay thường xuyên có đờm và ho dai dẳng liên tục thì vẫn nên cơ sở y tế khám chữa bệnh để sớm phát hiện tình hình.
Viêm phế quản phổi

Viêm phế quản phổi ở người lớn và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Phế quản của người bao gồm nhiều nhánh khác nhau kết nối với nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Trong đó có một ống dẫn để đưa khí vào phổi, đóng vai trò quan trọng với phổi. Viêm phế quản phổi chính là tình trạng ống dẫn khí này bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, có vi khuẩn gây bệnh, nhanh chóng lan tỏa ra các phế nang của phổi, các mô kẽ và cuối cùng là toàn bộ lá phổi.
Bệnh viêm phế ở phổi thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa đông, khí hậu lạnh, hanh khô, người lớn và trẻ nhỏ khó thích nghi với điều kiện thời tiết. Bệnh này nghiêm trọng hơn những bệnh khác rất nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Bệnh chia thành hai giai đoạn và có triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn khởi phát: Đây là thời kì ủ bệnh với những triệu chứng không rõ ràng, có thể tự khỏi khiến người bệnh khá chủ quan. Ban đầu bạn chỉ bị sốt nhẹ, ho khan, ngạt mũi, hắt hơi thường xuyên, đau đầu,…. Ngay sau đó một thời gian bạn sẽ cảm thấy bệnh bắt đầu phát tác nặng hơn: chán ăn, khó thở liên tuc khi đi lại, hoạt động nhẹ nhàng,…
Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh và gây nhiều biến chứng và các căn bệnh khác sau này. Người bệnh sốt cao hơn 39 -– 40 độ, ho dữ dội, với trẻ nhỏ có thể bị mê sảng, hôn mê, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…
Viêm phế quản co thắt
Căn bệnh này còn được nhiều người biết đến là viêm phế quản dạng hen. Đây là tình trạng lòng phế quản bị hẹp lại do các cơn co thắt của nang phế quản. Cùng với đó các ống phế quản bị viêm do nhiễm vi khuẩn, viruss. Chất nhày xuất hiện dày đặc cảm trở không khí lưu thông ở phế quản và phổi. Hậu quả của tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy ho khò khè, khó thở, thở rít,….
Viêm phế quản co thắt xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi hoặc một số ít là người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng của bệnh gần giống với hen phế quản khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Dấu hiệu phổ biến như sau:
- Khó thở, ho dai dẳng, ho kéo dài lâu ngày, nhiều tháng.
- Sốt nhẹ, ngứa rát họng, nước mũi chảy.
- Thở, ho khò khè, rên rít,…
- Lồng ngực căng tức, khó thở,…
- Nôn trước, sau khi ăn.
- Rối loạn đường tiêu hóa.
Viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị bệnh vì sức đề kháng yếu, không chịu được những sự thay đổi lớn từ môi trường, cuộc sống, khí hậu,…Viêm phế quản ở trẻ em rất khó phát hiện những triệu chứng cụ thể chủ yếu là ho sốt, có đờm, nên gia đình không phân biệt được là bệnh hay chỉ là cảm cúm thông thường.
Chính vì thế các mẹ khi thấy con mình có những dấu hiệu trên nên đưa đi khám bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt viêm phế quản ở trẻ sơ sinh càng nguy hiểm hơn, khi nặng hơn sẽ vào phổi và có nhiều biến chứng sau này.
Các mẹ nên nhớ với bé bị ốm, sốt kéo dài rừ 2 – 3 tuần không hạ, trẻ bị ho, đua rát cổ họng rất có thể bị nhiễm viêm phế quản cấp. Đồng thời bé còn ra nhiều đờm, khó chịu, quấy khóc, không ăn, một số triệu chứng còn rõ ràng hơn trong các giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: Ho, sốt nhẹ, quấy khóc, sổ mũi,..
- Giai đoạn phát bệnh: Sốt nặng hơn, thở bằng miệng, hơi thở khò khè, da bé xanh xao, thiếu sức sống,..
- Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ sốt cao nhiều giờ, ngày không hạ, mệt mỏi, không ăn, rối loạn tiêu hóa, da xanh xao, vàng vọt, nhiều bé còn bị co giật, hôn mê,…
Viêm phế quản mạn
Đây chính là thời kì bệnh nặng nhất và rất khó để điều trị. Bệnh bước vào giai đoạn nặng, những triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn và sẽ thấy sự thay đổi ấy mỗi ngày.
- Ho nhiều đờm, đờm chuyển màu liên tục, vàng, xanh đục, đôi khi còn lẫn máu.
- Khó thở ngay khi di chuyển nhẹ nhàng.
- Sốt cao trên 38 độ liên tục, không hạ.
- Khó chịu, tức ngực, ớn lạnh ở ngực.
- Hơi thở nặng nề, khò khè khi ngủ,…

Viêm phế quản dạng hen
Như đã nói ở trên viêm phế quản dạng hen là một tên gọi khác của người bị viêm phế quản co thắt. Các triệu chứng giống nhau và có thể thấy được, tuy nhiên cần phải thăm khám và kiểm tra để có phương án điều trị tốt nhất.
Chuẩn đoán viêm phế quản
Để có thể chuẩn đoán đúng tình trạng bệnh của mình, những người có những triệu chứng trên, kéo dài dai dẳng không có dấu hiệu suy giảm mà ngày càng nặng nên đi thăm khám. Bạn có thể đến những bệnh viên chuyên khoa về vấn đề tai mũi hỏng. Tại đây bác sĩ sẽ có nhiều cách thức để chuẩn đoán bệnh tình cho bạn một cách chính xác nhất:
- Nghe âm thanh, tiếng thở của người bệnh thông qua ống nghe để biết tình hình của phổi có tiếng lạ hay không.
- Chụp X-Quang lá phổi của người bệnh
- Đo phế dung: Đây là cách mà bác sĩ sẽ đo được lượng khí phổi giữ được một khoảng thời gian và tốc độ lượng khí được đẩy ra ngoài. Phương pháp này không chỉ khám bệnh viêm phế quản mà còn danh cho những người mắc bệnh hen suyễn hoặc những bệnh về đường hô hấp khác nữa.
- Xét nghiệm đờm để thấy vi khuẩn, viruss trong dịch nhầy hay không.
Nguyên nhân viêm phế quản

Viêm phế quản có bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là từ thói quen sinh hoạt, chất lượng sống, môi trường sống, sức khỏe của bản thân,…
Nguyên nhân đầu tiên là do phế quản của cơ thể người bị nhiễm viruss, một số loại vi khuẩn gây viêm nhiễm. Những loại này có rất nhiều trong môi trường sống đặc biệt là những nơi ô nhiễm, chất lượng không khí không tốt, nhiều bụi bẩn, độc hại,.. Bị nhiễm viêm phế quản có thể do bội nhiễm vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…
Ngoài ra viêm phế quản còn do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh của cơ thể người. Người hút nhiều thuốc lá cũng có thể mắc viêm phế quản mãn tính khó chữa nếu không cai thuốc. Người thường xuyên làm việc ở những môi trường nhiều bụi bẩn, khói bụi, chất độc hại, ô nhiễm cũng có thể mắc bệnh hoặc làm tăng nguy cơ bệnh trầm trọng thêm. Những công nhân mỏ thân, xây dựng, nhà máy may, nhà giáo,… cũng thường xuyên mắc bệnh về phế quản.
Người có sức đề kháng kém, dễ bị cảm lạnh, sốt ho, cảm cúm cũng sẽ dễ mắc bệnh hơn. Hệ thống miễn dịch không chống lại được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, viruss,..
Người bị bệnh da dày, trào ngược dịch mật dạ dày cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp. Những cơn ợ nóng, trào ngược làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn người bình thường khác.
Viêm phế quản có lây không
Viêm phế quản có lây không là câu hỏi của nhiều người quan tâm đặt ra. Và câu trả lời là có thậm chí bệnh rất dễ lây lan nhanh giữa người với người, nếu không có biện pháp phòng tránh. Bệnh lây qua hai con đường chính:
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đặc biệt những ai bị mãn tính thì khả năng nhiễm bệnh càng cao. Khi tiếp xúc viruss gây bênh phát tán ra ngoài do hắt hơi, ho, nước bọt bắn vào người khỏe mạnh, bắt tay,..
Tiếp xúc, sử dụng chung các loại vật dụng cá nhân cũng là nguyên nhân gây bệnh cho người. Những viruss này có thể sống và duy trì nhiều giờ ở bên ngoài không ở trong cơ thể người. Cho nên nếu bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
Viêm phế quản có nguy hiểm không

Đây là căn bệnh khá nguy hiểm đã được các chuyên gia chuẩn đoán trên nhiều nghiên cứu quốc tế. Nhiều người thường nhầm lẫn dấu hiệu bệnh với cảm cúm, sốt thông thường nên ít khi phát hiện khi còn ở giai đoạn đầu. Thường đến khi bệnh tình trở nặng mới bắt đầu điều trị và đã lây lan cho nhiều người khác. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng khác và nguy hiểm tính mạng của người bệnh nếu không được chữa kịp thời.
Suy hô hấp: Với người bị viêm phế quản phổi không điều trị sớm rất có khả năng sẽ bị suy hô hấp. Các dịch nhày càng nhiều chèn ép ống phế quản không cho không khí lưu thông, khiến phổi thiếu oxi, thở gấp, khó thở, tức ngực. Nhiều trường hợp không có cách giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Ung thư phổi: Viêm phế quản chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư phổi. Lúc này tình trạng bệnh của bạn đã nặng hơn rất nhiều, không chỉ dừng lại ở, sốt, đau tức ngực, ho ra đờm mà còn có thể ho lẫn máu, rối loạn tiêu hóa, phổi bị ăn mòn càng dẫn đến khó thở hơn. Mà hiện nay ung thư phổi chưa có cách giải quyết tốt nhất, mới chỉ dùng phương pháp xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư và kéo dài sự sống cho con người.
Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn gây bệnh không chỉ đi vào phổi mà còn có khả năng ăn vào máu. Với người lớn tình trạng này bạn sẽ thấy một vài triệu chứng như tim đập nhanh, đau dạ dày, nôn ói,….
Tràn dịch màng phổi: Đây là biên chứng của viêm phỗi mãn tính gây ra cho người bệnh. Tiết dịch nhày nhiều không thoát được ra ngoài sẽ tràn vào khoang phổi khiến người bệnh khó thở dữ dội, bạch cầu cao, gây nhiều căn bệnh khác cho cơ thể người. Đặc biệt những người bị bệnh về tràn dịch màng phổi còn gây hiện tượng kháng thuốc kháng sinh rất khó để điều trị dứt điểm.
Viêm màng não: Người bệnh viêm phế quản phổi gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vi khuẩn nhanh chóng tấn công vào các cơ quan chủ chốt như não, tim mạch, các cơ quan, hệ thần kinh,…và cả tính mạng cũng bị đe dọa.
Viêm phế quản bao lâu thì khỏi
Những người mới mắc viêm phế quản giai đoạn đầu nhưng đã phát hiện ra và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi từ 7 – 10 ngày sử dụng kháng sinh, chế độ ăn uống hợp lý. Còn với những người bệnh nặng hơn, giai đoạn sau, thời gian có thể lâu hơn, do bị kháng thuốc, vi khuẩn tiết dịch nhiều tràn vào màng phổi. Lúc này bạn sẽ sử dụng kháng sinh và một số phương pháp riêng biệt khác phù hợp với từng đối tương người lớn hay là trẻ nhỏ để điều trị.
Nhìn chung thì những người bị viêm phế quản mãn tính không phải chỉ chữa bệnh này. Mà còn chữa những biến chứng mà viruss gây ra. Cho nên thời gian điều trị sẽ kéo dài từ 1 – 3 tháng tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Điều trị viêm phế quản
Có nhiều cách chữa trị bệnh viêm phế quản khác nhau ứng cho đối tượng phù hợp trẻ nhỏ hay là người lớn. Với trẻ nhỏ thì sẽ có phác đồ điều trị riêng tại bệnh viện, trạm y tế. Với người lớn thường sẽ sử dụng thuốc tại nhà.

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Với bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ thì không có thuốc chữa cụ thể mà chữa từng triệu chứng của bệnh, chủ yếu là cung cấp đủ nước, oxi và các chất điện giải cho cơ thể bé.
Với trẻ nhỏ được phép điều trị ngoại trú khi bệnh nhẹ sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc. Đầu tiên bé sẽ được uống Paracetamol để hạ sốt có liều lượng cụ thể theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bạn chỉ sử dụng các loại thuốc dạng siro chữa ho làm tử thảo dược cho bé mà không sử dụng thêm bất cứ loại thuốc kháng sinh, long đờm nào khác.
Vệ sinh mũi bé sạch sẽ mỗi ngày bằng cách sử dụng nước muối sinh lý. Cho bé uống nhiều nước và tái khám sau 2 – 3 ngày dù còn hay đã giảm cũng nên đi khám lại để xem xét tình hình.
Với bé phải điều trị nội trú: Đó là những bé có tình trạng bệnh nặng cần phải được hỗ trợ máy thở ô xi, sử dụng thuốc giãn phế quản Salbutamol khi dùng Những thao tác sẽ do cán bộ nhân viên y tế thực hiện. Còn phụ huynh nên chăm sóc bé cho uống nhiều nước, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chía các bữa ăn thành nhiều lần liên tục. Sẽ có phương pháp thay thế bé không ăn được hoặc bị ói ra khi ăn.
Với nhiều trường hợp sẽ phải chụp X-quang phổi, sử dụng thuốc hạ sốt liều cao, xét nghiệm máu và bạch cầu khi bé liên tục không hạ sốt. Thời gian điều trị có thể từ 7 – 10 ngày nằm viện.
Viêm phế quản uống thuốc gì
Với người người lớn thường sẽ được bác sĩ kê đơn để uống thuốc tại nhà. Bạn lưu ý nên sử dụng hết liều lượng được yêu cầu tránh bị nhờn thuốc sau này.
- Thuốc kháng viêm không Sferoid chứa thành phần Aspirin hoặc Ibuprofen để hỗ trợ làm giảm các cơn đau, cơn ho kéo dài.
- Uống các loại thuốc xoa dịu cổ họng để tiêu đờm, giảm dịch nhầy tiết ra. Sử dụng có thành phần Benzocanine để giảm cơn đau rát họng.
- Một số loại kháng sinh đã được chỉ đinh của bác sĩ như: Trimethoprim-sulfamethoxazole, Amoxicillin, Amoxicillin, Doxycycline, Clavulanate, Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin, Tetracycline, Cefditoren, Levofloxacin,…
- Sử dụng thuốc trị ho Dextromethorphan/guaifenesin với người bị viêm phế quản ở mức độ nhẹ. Thuốc giãn phế quản như Albuterol, Metaproterenol, Theophylline, Ipratropium giúp dễ thở, giảm tiết dịch nhày, lưu thông không khí.
- Thuốc loại bỏ viruss khi bạn bị viêm phế quản do chuẩn đoán là vi khuẩn, viruss gây ra. Bạn có thể sử dụng một số loại dưới đây theo sự chỉ định của bác sĩ: Zanamivir (Relenza), Rimantadine (Flumadine), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapiacta),… Những loại thuốc này giúp ức chế vi khuẩn không cho chúng
Điều trị viêm phế quản bằng đông y
Từ xa xưa y học cổ truyền sử dụng rất nhiều các loại thuốc, vị thuốc trong tự nhiên để điều trị bệnh. Trong đó có các bệnh liên quan đến đường hô hấp: Viêm phế quản, viêm họng, ho…. Những bài thuốc từ đông y được đánh giá là an toàn, điều trị sâu từ gốc bệnh mang lại hiệu quả tốt và đặc biệt không gây những tác dụng phụ như tây y. Vậy điều trị viêm phế quản bằng đông y có thực sự tốt?

Theo đông y, người bị viêm phế quản nguyên nhân chính là do chứng phong nhiệt, phong hàn. Vì vậy để điều trị viêm phế quản cần tập chung vào tỳ, phế, can thận. Tuy nhiên việc điều trị bằng đông y sẽ đem lại hiệu quả chậm hơn, nhưng về lâu dai thì đây là một lựa chọn đem lại hiệu quả tốt bởi tính an toàn và điều trị từ trong gốc bệnh.
Ưu điểm:
- Sử dụng các nguyên liệu, vị thuốc trong tự nhiên nên hoàn toàn an toàn với cơ thể
- Cách thực hiện đơn giản, dễ sử dụng
- Điều trị bằng đông y thường điều trị bệnh kèm tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Lưu ý:
Hiện nay có rất nhiều những loại thuốc gắn mác đông y bán tràn lan trên thị trường không được kiểm chứng. Người bệnh không nên tự ý mua những loại thuốc này để sử dụng. Nên lựa chọn những nhà thuốc, trung tâm đông y uy tín, được cấp phép hoạt động để khám và điều trị.
Việc điều trị bằng đông y nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Cần tuân thủ liệu trình điều trị, kiêng khem và có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để điều trị viêm phế quản nhanh và hiệu quả.
Viêm phế quản nên ăn gì
Bên cạnh những loại thuốc kháng sinh, thuốc ho cần sử dụng để điều trị bệnh thì chế độ dinh dưỡng ăn uống hằng ngày cũng rất quan trọng. Chúng sẽ hỗ trợ làm giảm bệnh tình và cân bằng sức khỏe, không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng khi sử dụng thuốc.

Sử dụng nhiều rau xanh hơn trong bữa ăn hằng ngày: Trong rau xanh có nhiều chất xơ và các vitamin bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Đồng thời chúng giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, đào thải độ tố và vi khuẩn gây bệnh ra bên ngoài cơ thể.
Thực giàu năng lượng và protein: Thành phần này có nhiều trong các hạt, tinh bột, thịt, cá,…Bạn ăn một lượng vừa đủ mỗi ngày, cũng không sử dụng quá nhiều tránh gây nên những căn bệnh khác.
Bạn nên sử dụng những thực phẩm làm từ sữa như bơ, bánh, sữa chua,… Chúng sẽ giúp điều trị bệnh tốt hơn. Ngoài ra sử dụng nước thường xuyên và đầy đủ mỗi ngày cũng rất tốt cho cơ thể.
Viêm phế quản kiêng ăn gì
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe người bị viêm phế quản thì bạn cũng nên tránh một số thực phẩm, đồ uống nhất định. Những loại này không tốt cho cơ thể mà còn khiến bệnh tình bạn nặng hơn, khó điều trị.
- Những thực phẩm có nhiều đường. Dù là người khỏe mạnh cũng nên hạn chế sử dụng chứ không chỉ người bị viêm phế quản.
- Thức ăn nhanh, đồ trong tủ lạnh,….những thực phẩm này nhiều muối, nhiều giàu mỡ không tốt cho cơ thể. Bạn nên hạn chế hoặc không nên sử dụng để điều trị bệnh tốt nhất.
- Thức ăn có tính nóng, chua chát, cay,..những thực phẩm này sẽ kích thích niêm mạc bị viêm và sưng lên nặng nề hơn, gây đau rát.
- Đồ uống có gas, có cồn là những loại nước uống hạn chế sử dụng với người đang mắc bệnh hoặc điều trị bệnh. Nước uống này sẽ dễ khiến cơ thể sinh ra thành phần kháng thuốc kháng sinh rất không tốt.
Phòng bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh nguy hiểm, có nhiều biến chứng, dễ lây lan giữa nhiều người, điều trị dai dẳng tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh căn bệnh này. Bạn chỉ cần tuân theo một số yêu cầu và chăm sóc chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình thật hợp lý:
- Bạn nên có chế độ sinh hoạt thật hợp lý, ngủ đủ giấc, không ngủ quá muộn để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Không sử dụng chung các loại đồ dùng sinh hoạt với người lạ để tránh lây nhiễm như: díp đánh răng, khăn mặt,…
- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông khi tiếp xúc với vật bẩn. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh đưa vi khuẩn vào cơ thể.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đủ thực phẩm rau xanh, thịt cá, đầy đủ, bổ sung viatmin và dưỡng chất,…
Cần có chế độ sinh hoạt khoa học
- Bạn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và phòng tránh mọi loại bệnh tật.
- Không sử dụng nhiều thuốc lá, shisha, các chất kích thích,…
- Khám bệnh định kì 6 tháng một lần để phát hiện bệnh sớm nhất và điều trị dứt điểm.
- Chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt. Thường xuyên vận động, thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp liên quan đến bệnh viêm phế quản. Hi vọng qua đây có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như có cách chăm sóc bản thân mình thật tốt để có thể học tập và vui chơi, làm việc tốt nhất.