Viêm phế quản cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản cấp là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Những thông tin này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản cấp là một trong những căn bệnh không hiếm gặp khi thời tiết giao mùa: từ đông sang xuân. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm phế quản cấp có nguy hiểm hay không? Phác đồ điều trị cho viêm phổi như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết sau đây.

Viêm phế quản cấp là gì?

Hình ảnh viêm phế quản cấp
Hình ảnh viêm phế quản cấp

Khi ống phế quản phổi bị sưng và viêm nhiễm dẫn đến những cơn ho kéo dài thì đó gọi là viêm phế quản cấp (Viêm phế quản cấp j20). Ngoài ra dân gian thường gọi viêm phế quản là cơn cảm lạnh ngực. Viêm phế quản có thể gây ra những cơn ho kéo dài, gây nhiều bất tiện cho người bệnh. Viêm phế quản cấp tính: những cơn ho sẽ suy giảm trong một đến vài ngày nếu được điều trị đúng cách.

Triệu chứng của viêm phế quản cấp

Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp việc điều trị có hiệu quả hơn. Khi gặp bất kỳ những triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp sau đây thì bạn trẻ em và người lớn nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Viêm phế quản cấp ở trẻ em

Với trẻ bị viêm phế quản cấp thường khó chẩn đoán và dễ để lại những di chứng không mong muốn. Vì vậy cha mẹ nên hết sức lưu ý đến mọi dấu hiệu sức khỏe của trẻ. Mỗi bé bị viêm phế quản cấp có triệu chứng không giống nhau, tuy nhiên có thể nhận biết thông qua những bất thường về sức khỏe sau đâu:

  • Sốt nhẹ
  • Hắt xì hơi liên tục.
  • Chảy nước mũi nhiều.
  • Ho khan kéo dài, có thể kèm theo đờm.
  • Khó thở hoặc thở khò khè do cổ họng chứa nhiều dịch nhầy.
  • Hoặc có thể bé sẽ xuất hiện triệu chứng chán ăn, bỏ bú, quấy khóc, nôn trớ khi ăn…
  • Nghiêm trọng hơn trẻ nhỏ có thể sốt hơn 40 độ C khi không được điều trị viêm phế quản kịp thời. Dẫn đến cơ thể mất nước, suy nhược trầm trọng.
  • Mắt trở nên kém linh động, lờ mờ, da nhợt nhạt.
  • Một dấu hiệu nữa để nhận biết bệnh đã trở nặng: mũi chảy ra dịch vàng và xanh, kết hợp với dịch đờm đặc. Đôi khi một số trường hợp còn hôn mê và co giật.
  • Khi trẻ xuất hiện co giật và sốt cao li bì sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng như: bại liệt, tổn thương phổi, tổn thương mắt.
Viêm phế quản cấp ở trẻ có thể gây ho sốt
Viêm phế quản cấp ở trẻ có thể gây ho sốt

Viêm phế quản cấp ở người lớn

Triệu chứng của viêm phế quản cấp rất dễ để nhận biết và phòng tránh. Khi gặp những bất thường về sức khỏe sau đây thì rất có thể đó là biểu hiện của viêm phổi cấp:

  • Ban đầu cơ thể có thể sốt cao lên đến 39 độ C kèm theo các triệu chứng: đau đầu, sổ mũi, đau mỏi người, chảy nước mũi, hắt hơi. Những triệu chứng ban đầu khi bị bệnh rất dễ bị lầm tưởng là cơn cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.
  • Sau khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn có thể bị ho. Những cơn ho sẽ kéo dài từ 10 ngày đến 3 tuần hoặc lâu hơn nữa. Ban đầu ho có thể là ho khan, sau đó sẽ xuất hiện thêm đờm.
  • Nhìn vào màu sắc của đờm sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng bệnh hiện tại. Dịch nhầy sẽ chuyển từ màu trắng, tiếp đến là vàng và cuối cùng là xanh, báo hiệu viêm phổi của bạn đang ở mức báo động.
  • Viêm phế quản cấp có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe con người. Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Chán ăn, người mệt mỏi.
  • Da dẻ xanh xao vàng vọt.
  • Tức ngực.
  • Khó thở khi phải vận động mạnh.
  • Cơ thể bị ớn lạnh.
  • Ho ra máu
  • Sốt cao từ 38 độ C trở lên.
  • Ho kéo dài hơn 10 ngày không thuyên giảm.

Nguyên nhân viêm phế quản cấp

Thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên có 3 nguyên nhân phổ biến nhất được các nhà khoa học ghi nhận:

Nguyên nhân viêm phế quản cấp
Nguyên nhân viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp do virus

Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản do virus chiếm 50 – 90 % các ca bệnh. Trên thế giới đã ghi nhận hơn 180 loại virus có thể gây ra viêm phổi cấp ở con người. Trong lịch sử thế giới đã xuất hiện rất nhiều đại dịch gây ra bệnh phổi, viêm phế quản. Có thể kể đến một số virus thường gặp nhất gây viêm phế quản cấp như:

  • Virus rhinovirus, virus coronavirus (gây dịch SARS).
  • Virus COVID (một chủng mới của virus corona).
  • Vi rút cúm gia cầm (H5N1) đã từng gây ra đại dịch lớn ở Việt Nam.
  • Virus đại thực bào đường hô hấp (respiratory syncytial virus)
  • Virus adenovirus và một số chủng herpes virus (cytomegalovirus, varicellae).

Những loại virus nào gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng phổi và khả năng tử vong cao. Nếu được chữa khỏi bệnh thì chức năng phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt đối với người già, người mắc các bệnh mãn tính. Nếu mắc các loại virus trên thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn rất nhiều người trẻ tuổi và người khỏe mạnh.

Biểu hiện lâm sàng của người nhiễm virus thường không rõ ràng. Thêm vào đó thời gian ủ bệnh khá dài từ 10 – 14 ngày. Như vậy khả năng lây nhiễm ra cộng đồng là rất lớn.

Viêm phế quản cấp do nhiễm vi khuẩn

Trường hợp này thường hiếm gặp hơn so với nhiễm virus. Những nhóm vi khuẩn gây ra bệnh viêm phế quản cấp ở con người: Mycoplasma, Chlamydiae, vi khuẩn gây mủ…

Nhiễm khuẩn phế quản do Mycoplasma pneumoniae chỉ chiếm 25% các trường hợp ca bệnh. Tương tự Chlamydiae pneumoniae cũng chỉ chiếm 25% các trường hợp mắc viêm phế quản. Để xác định được viêm phế quản cấp do nhiễm khuẩn thường rất khó xác định. Bởi những thí nghiệm và nghiên cứu đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao.

Viêm phế quản do Hemophillus influenzae thường gặp ở trẻ em, hiếm gặp ở người lớn. Triệu chứng viêm phế quản thường gặp khi nhiễm khuẩn Hemophillus influenzae: sốt cao, khó thở. Xét nghiệm nhiễm khuẩn chỉ dương tính với những trường hợp bị nặng, khi dùng cách điều trị thông thường nhưng không khỏi. Có đến 80 – 95% xét nghiệm âm tính viêm phế quản cấp do vi khuẩn.

Viêm phế quản cấp do hít phải khí độc

Không khí ô nhiễm là một trong những nguyên nhân ô viêm phế quản cấp
Không khí ô nhiễm là một trong những nguyên nhân ô viêm phế quản cấp

Với những người làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên phải tiếp xúc với các khí: CO2, Clo, Amoniac, Axit, các chất hóa học công nghiệp, khói… có nguy cơ bị viêm phế quản cao. Đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn tính do hít phải khí độc lâu ngày.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm viêm phế quản

Ngoài 3 nguyên nhân chính, viêm phế quản có thể xảy ra nếu bạn thường gặp phải những yếu tố sau:

  • Khói thuốc lá: Hút thuốc hoặc ngửi khói thuốc lá sau một thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi, đặc biệt là viêm phế quản cấp tính, mãn tính.
  • Sức đề kháng yếu: Người bệnh có sức đề kháng thấp dễ bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi. Từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường phế quản.

Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không

Nếu nhận biết sớm và điều trị kịp thời thì viêm phế quản cấp có thể khỏi sau 1 – 2 tuần điều trị. Mỗi người có một cơ địa khác nhau chính vì vậy quá trình hồi phục cũng sẽ khác nhau. Đối với người già và trẻ nhỏ thì thời gian hồi phục sẽ chậm hơn đối tượng là thanh niên khỏe mạnh.

Người hút thuốc lá thường xuyên, có sức đề kháng kém cần hết sức cẩn trọng khi mắc bệnh này. Tình trạng bệnh có thể chuyển biến xấu hơn và để lại nhiều di chứng. Bệnh viêm phế quản có thể chuyển sang viêm phế quản mãn tính, rất khó để trị khỏi hoàn toàn. Và đương nhiên bạn sẽ phải sống chung với căn bệnh này cả đời.

Ngoài ra có nhiều trường hợp bệnh xuất hiện biến chứng xấu: suy hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp. Ngay khi gặp những dấu hiệu của bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, kịp thời. Bạn không nên tự chữa trị tại nhà để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt là viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm phế quản cấp có lây không

viêm phế quản cấp có lây không?
viêm phế quản cấp có lây không?

Viêm phế quản nếu không được phát hiện kịp thời thì rất để lại di chứng và lây lan ra cộng đồng. Viêm phế quản được gây nên bởi những dịch nhầy, đờm tràn vào phổi gây nên sưng viêm niêm mạc phế quản. Viêm phế quản do vi khuẩn hoặc virus gây nên, do đó khả năng lây lan là khá cao. Viêm phế quản có 4 giai đoạn bệnh, trong bất cứ giai đoạn nào thì bạn cũng có khả năng lây nhiễm bệnh:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài 1 – 3 ngày, người bệnh không có bất cứ triệu chứng nào biểu hiện ra bên ngoài. Lúc nào khi bạn tiếp xúc gần với người bệnh, vi khuẩn có thể lây lan thông qua những giọt bắn từ nước bọt, hắt xì hơi. Nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản là khá cao cho người xung quanh.
  • Giai đoạn viêm hô hấp: Lúc này cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: ho, sốt, sổ mũi, đau họng, đau mỏi cơ… Ở giai đoạn này vi khuẩn sẽ được phán toán ra môi trường rất nhiều thông qua dịch thể từ mũi, đờm, nước bọt của người bệnh. Bạn nên đeo khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ nếu phải tiếp xúc gần với người bệnh.
  • Giai đoạn viêm phế quản cấp: Người bệnh sẽ bắt đầu ho khan, sau đó là ho có đờm. Đờm thường có màu màu vàng, xanh. bạn nên tránh tiếp xúc khi người bệnh ho để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản.
  • Giai đoạn phục hồi: Mất khoảng 7 – 10 ngày để người bệnh khỏi hoàn toàn. Trong giai đoạn bệnh thuyên giảm thì khả năng lây nhiễm của viêm phế quản ra cộng đồng vẫn còn. Viêm phế quản nếu không được ngăn ngừa và phòng chống kịp thời thì rất dễ tạo thành ổ dịch lớn, gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của cả xã hội.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp

Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế bạn sẽ được tiến hành chẩn đoán theo quy trình khoa học:

Chẩn đoán xác định

Trước tiên bạn sẽ được chẩn đoán lâm sàng với những câu hỏi về triệu chứng của bệnh:

  • Có xuất hiện triệu chứng viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang hay không?
  • Đo nhiệt độ cơ thể để xác định bạn đang ở trạng thái không sốt, sốt nhẹ hay sốt cao.
  • Xác định tình trạng của cơn ho: ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng.
  • Hỏi thăm tình trạng đờm: đờm trắng, đờm có màu vàng hay màu xanh.
  • Tiếp đến bạn sẽ được làm X – Quang viêm phế quản phổi để thấy được tình trạng phế quản hiện tại.
  • Làm xét nghiệm máu: Để xác định nguyên nhân nhiễm viêm phế quản do virus hoặc vi khuẩn.  Người bị viêm phế quản cấp sẽ có lượng bạch cầu và tốc độ máu tăng.

Chẩn đoán nguyên nhân

Thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt để xác định nguyên nhân gây viêm phế quản. Từ đó đưa ra những phương hướng điều trị phù hợp, hiệu quả: xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch thể họng, nuôi cấy tế bào, chẩn đoán qua miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh…

Điều trị viêm phế quản cấp

Việc điều trị viêm phế quản cấp cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Việc điều trị viêm phế quản cấp cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Viêm phế quản là căn bệnh không quá nguy hiểm cho con  người nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Hiện nay phác đồ điều trị viêm phổi cấp được Bộ Y tế công bố chính thức. Đây là tin vui cho những bệnh nhân mắc và có nguy cơ nhiễm viêm phổi cấp:

Điều trị viêm phế quản cấp ở người lớn

Với người lớn có sức đề kháng tốt, viêm phế quản cấp tính hoàn toàn có thể khỏi mà không đẻ lại di chứng. Phương pháp điều trị cụ thể như sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bỏ thuốc lá,
  • Giữ ấm cơ thể
  • Sử dụng các loại thuốc kê theo đơn thuốc của bác sĩ như: thuốc trị viêm phế quản cấp Terpin codein và Dextromethorphan.
  • Nếu ho có đờm thì kết hợp thêm dược phẩm có tác dụng long đờm: acetylcystein 200mg x 3 gói trong 24 giờ.
  • Trong trường hợp co thắt phế quản: Sử dụng thuốc giãn phế quản salbutamol, terbutryl. Với liều lượng 4mg x 2 – 4 viên trong 24 giờ.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Lưu ý: Không nên dùng kháng sinh cho những trường hợp viêm phế quản bình thường. Chỉ dùng kháng sinh khi ho kéo dài từ 7 ngày trở nên đồng thời ho có đờm mủ.

Điều trị viêm phế quảncấp cho trẻ

Bạn nên cho bé đến thăm khám tại viện nhi, các cơ sở y tế chuyên điều trị cho trẻ em, trẻ sơ sinh. Bé sẽ được xét nghiệm để xác định nguyên nhân viêm phế quản: virut hay vi khuẩn.

Trong trường hợp do vi khuẩn: bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh phù hợp với cơ địa và tình trạng của bé. Bệnh sẽ thuyên giảm sau 7 -10 ngày điều trị.

Trường hợp do virus thì thuốc kháng sinh không có nhiều tác dụng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ và gia đinh một số biện pháp để trẻ mau lành bệnh: Bổ sung nước, hoa quả, chất xơ, vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý.

Nếu bé sốt quá cao có thể dùng thuốc Acetaminophen hoặc Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ em, trẻ sơ sinh. Ngoài ra cũng có thể dùng mật ong, chanh để điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em rất hiệu quả.

Trường hợp bệnh nhân viêm phế quản cấp mắc các bệnh mãn tính, suy tim và ung thư

Trong trường hợp này cần hết sức thận trọng khi dùng phác đồ điều trị. Bệnh nhân cần được các bác sĩ chuyên khoa hội chẩn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, an toàn nhất. Sau đây là phác đồ điều trị của Bộ y tế:

  • Chọn kháng sinh tùy thuộc vào tình trạng bệnh:  Ampicillin, amoxicillin liều 3g/24 giờ hoặc Amoxicillin – acid clavulanic; Ampicillin – sulbactam: liều 3 g/24 giờ. Có thể sử dụng Cephalosporin thế hệ 1: Cephalexin 2-3g/24 giờ, Cefuroxim 1,5 g/24 giờ cho bệnh nhân viêm phế quản cấp.
  • Nhóm thuốc kháng sinh Macrolid: Erythromycin  1,5g ngày x 7 ngày, Azithromycin 500 mg x 1 lần/ngày x 3 ngày không nên dùng chung với thuốc giãn phế quản Xanthin và thuốc nhóm IMAO.

Viêm phế quản cấp kiêng ăn gì

Viêm phế quản cấp cần kiêng những đồ ăn cay nóng
Viêm phế quản cấp cần kiêng những đồ ăn cay nóng

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt và nhanh chóng hồi phục sau khi bị viêm phế quản. Trong quá trình điều trị bệnh nhân nên kiêng một số loại thực phẩm sau để bệnh nhanh chóng thuyên giảm và đạt kết quả điều trị tốt.  Vậy viêm phế quản cấp không nên ăn gì?

  • Đồ chiên rán: Chất béo có trong đồ chiên rán sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó ổ viêm tại phế quản sẽ khó lành, thậm chí trầm trọng. Hãy hạn chế thức ăn nhanh: khoai tây rán, gà chiên, đồ xào nhiều dầu mỡ cho đến khi bạn khỏe hơn.
  • Đồ uống có ga: Chất phụ gia, chất bão hòa có trong đồ uống có ga rất có hại cho sức khỏe con người. Chứa chất kích thích, nước có ga sẽ làm tăng nhịp thở, rối loạn nhịp thở và nghiêm trọng hơn có thể gây ngừng hô hấp ở bệnh nhân viêm phế quản. Để tránh xảy ra những hậu quả không đáng có, hãy loại bỏ hoàn toàn chất có ga ra khỏi thực đơn hàng ngày của bạn.
  • Đồ cay nóng: Thức ăn cay (chứa tỏi, ớt,tiêu…) sẽ gây tổn thương đến cổ họng, hệ hô hấp. Niêm mạc cổ họng của bạn bị sưng sẽ kích thích những cơn ho nặng và kéo dài hơn. Những loại gia vị đồ ăn cay nóng sử dụng ở mức độ hợp lý sẽ có tác dụng kháng viêm tốt. Vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn hợp lý nhất.
  • Thức ăn nhiều muối: Muối kích thích lượng nước trong mô phổi tăng lên, từ đó tạo điều kiện cho dịch nhầy, đờm làm tắc đường thở. Khiến bệnh nhân khó hô hấp, thở khò khè. Trong thời gian điều trị viêm phế quản cấp nên tránh ăn mặn, đồ đông lạnh, thức ăn chế biến sẵn để có kết quả điều trị tốt.
  • Thức ăn chứa nhiều đường: Đường có trong bánh kẹo, socola, ngũ cốc, nước ngọt cần được hạn chế khi bạn đang điều trị viêm phế quản cấp. Lượng đường lớn có thể làm giảm tác dụng của thuốc, tăng triệu chứng khó thở, thở khò khè, tức ngực ở người bệnh. Sau khi khỏi bệnh bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, ít đường để tăng cường sức khỏe.

Viêm phế quản cấp nên ăn gì?

Bên cạnh việc ăn kiêng bệnh nhân nên có một chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể, hỗ trợ chứng bệnh. Sau đây là một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày:

Viêm họng cấp nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin
Viêm họng cấp nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin

Rau xanh và trái cây: Trong rau xanh, trái cây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết: vitamin E, C, A… giúp tăng cường sức đề kháng, để chống chọi với mọi bệnh tật. Đặc biệt vitamin A, C hỗ trợ tăng cường chức năng phổi, giúp ổ viêm mau lành. Đặc biệt Beta Caroten có trong cà rốt, cà chua làm niêm mạc phế quản, niêm mạc phổi mau lành, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm.

Thực phẩm giàu chất đạm: Chất đạm giúp con người có năng lượng để học tập và làm việc. Đặc biệt khi cơ thể bị bệnh, phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh thì việc bổ sung chất dinh dưỡng là điều cần thiết.

Bạn nên thêm các protein: thịt lợn, cá, trứng, sữa vào thực đơn hàng ngày của mình. Trong thịt bò có chứa hàm lượng vitamin A, E và beta carotene, axit folic rất tốt cho cơ thể, tăng sức đề kháng. Nếu đã quá quá nhàm chán với các món thịt bò, bạn có thể đổi bữa với món gà thơm ngon giàu dinh dưỡng. Trong gà có Cystein chống oxy hóa, giúp cơ thể sản sinh ra gốc oxy có lợi, nâng cao sức khỏe.

Bổ sung đủ nước: Nước hỗ trợ đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động bình thường. Đồng thời uống nước đầy đủ rất tốt cho bệnh nhân viêm phế quản cấp. Niêm mạc phế quản nhờ có nước làm trơn sẽ giảm bớt cơn ho cho bệnh nhân. Nước cũng có công dụng làm loãng đờm, từ đó bệnh nhân sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.

Thêm lượng gia vị cay nóng vừa phải: Ăn cay nhiều không tốt cho cơ thể tuy nhiên khi sử dụng lượng phù hợp sẽ hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp hiệu quả. Bạn có thể tiêu, ớt, tỏi, tương ớt với lượng vừa phải khi chế biến thức ăn. Chất cay sẽ kích thích đường thở và cổ họng đem đến cho bệnh nhân cảm giác thông thoáng giảm bớt sự khó chịu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết về lượng chất cay bạn có thể sử dụng khi điều trị viêm phế quản cấp.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trong trong. điều trị bệnh viêm phế quản cấp nói riêng và bất kỳ bệnh tật nào nói chung. Một chế độ ăn ngon phải đạt được các yếu tố đủ dinh dưỡng và hấp dẫn người bệnh. Người nhà nên chú ý thay đổi thực đơn liên tục để người bệnh không bị nhàm chán, biếng ăn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có thực đơn ngon,  bồi bổ cho người bệnh.

Phòng bệnh viêm phế quản cấp

Người xưa đã có câu:’ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì phải đối phó với bệnh tật vậy thì tại sao bạn không tìm cách phòng tránh trước những nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính. Hãy lưu ý để những điều sau để ngăn ngừa khả năng mắc viêm phế quản:

Viêm phế quản cấp không nên hút thuốc là và các chất kích thích
Viêm phế quản cấp không nên hút thuốc là và các chất kích thích
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi và các bệnh lý về hô hấp. Hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm do khói thuốc, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công đường khí quản của bạn. Vì vậy hãy tránh xa khói thuốc, bỏ thuốc lá sớm để có một đường hô hấp khỏe mạnh.
  • Tránh khói bụi: Tránh tiếp xúc với khói bụi bằng cách: đeo khẩu trang đi ra ngoài đường, vệ sinh nhà cửa… Đây là biện pháp tối ưu giảm thiểu nguy cơ mắc viêm phế quản cấp.
  • Hạn chế tiếp xúc với dị vật gây viêm nhiễm, dị ứng: Mỗi người có cơ địa khác nhau chính vì vậy những dị vật bình thường: lông thú cưng, phấn hoa cũng có thể gây viêm nhiễm phế quản ở một số đối tượng. Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với những dị nguyên trên thì nên hạn chế tiếp xúc, hoặc đeo khẩu trang, rửa tay sạch sau khi phải tiếp xúc.
  • Bổ sung vitamin: Tăng sức đề kháng sẽ giúp bạn chống chọi với mọi bệnh tật. Hãy bổ sung nhiều hoa quả, chất xơ vào khẩu phần ăn của mình.
  • Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, tai ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, ổ viêm. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc viêm phế quản cấp. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng hàng ngày.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh: Gió lạnh có thể gây ra viêm họng, viêm phế quản và nhiều bệnh lý về phổi. Vào màu đông khi nhiệt độ hạ xuống thấp bạn nên mặc ấm, giữ ấm cổ họng, chân tay. Sau khi phải làm việc dưới thời tiết lạnh quá lâu, nên uống nước ấm, nước gừng để xua đi hàn khí. Đặc biệt là trẻ em và người già, cần hết sức lưu ý đến sức khỏe khi trời lạnh, hoặc giao mùa.
  • Không tắm quá lâu: Tuyệt đối không nên tắm vào nửa đêm và sáng sớm. Rất nhiều trường hợp bị nhiễm lạnh, đột quỵ khi tắm vào thời điểm này. Ngoài ra khi bạn mới vận động cũng nên tắm ngay. Lúc này cơ thể sẽ dễ dàng bị nhiễm lạnh, và suy giảm sức đề kháng. Bạn nên tắm với nước có độ ấm vừa phải, trong phòng kín gió để phòng tránh các bệnh về hô hấp.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý về tai mũi họng: Các ổ viêm không được điều trị khỏi hẳn có thể gây ra các biến chứng liên quan đến phế quản, phổi. Viêm phế quản cấp có thể bắt nguồn từ các bệnh lý thường gặp như: viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi…
  • Tiêm phòng vacxin cúm hàng năm. Có nhiều trường hợp viêm phế quản do virus cúm. Tiêm phòng hàng năm giúp bạn tăng cường sức đề kháng, hạn chế mức thấp nhất khả năng bị viêm phế quản cấp. Dù bạn ở độ tuổi nào thì việc tiêm phòng định kỳ là điều rất cần thiết. Nên tìm đến cơ sở y tế lớn, uy tín để tiêm phòng tránh những rủi ro không đáng có.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản cấp, phương pháp điều trị cũng như cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích đối với bạn đọc.