Viêm Phế Quản Co Thắt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Cao

Viêm phế quản co thắt ở trẻ là gì? có nguy hiểm không?… Những thông tin về bệnh này sẽ được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết dưới đây

Bệnh viêm phế quản nói chung, viêm phế quản co thắt nói riêng là căn bệnh rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là trẻ em. Vậy viêm phế quản dạng co thắt ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà hiệu quả ra sao? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Viêm phế quản co thắt là gì

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, khí hậu thất thường này cũng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người, nhất là trẻ em. Mọi người rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản.

Viêm phế quản dạng co thắt ở trẻ nhỏ
Viêm phế quản dạng co thắt ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm phế quản co thắt được hiểu một cách đơn giản nhất đó là sự thu hẹp tạm thời lòng phế quản. Sự thu hẹp này do các cơ trơn của phế quản bị viêm. Ngoài ra, sự viêm nhiễm của các tuyến phế quản hay sự gia tăng bài tiết chất nhầy làm cản trở lưu thông khí trong phổi cũng là lý do gây bệnh.

Triệu chứng phế quản co thắt ở trẻ

Khi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, người lớn cần đặc biệt lưu ý những biểu hiện lâm sàng của trẻ để kịp thời phát hiện những bệnh trẻ thường gặp phải. Đối với bệnh viêm phế quản, khi trẻ mắc bệnh thường có những biểu hiện cơ bản như sau:

Những triệu chứng viêm phế quản co thắt trẻ hay mắc phải
Những triệu chứng viêm phế quản co thắt trẻ hay mắc phải

Trẻ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho hoặc sốt nhẹ. Những biểu hiện này rất giống với những biểu hiện cảm cúm thông thường.

  • Một số trẻ sau thời gian sốt nhẹ có dấu hiệu sốt cao, khó thở, khó ngủ.
  • Trẻ có biểu hiện co rút lồng ngực, khó chịu hay co kéo ở vùng cổ họng.
  • Trẻ có biểu hiện bị nôn khan, nôn có đờm, nôn sau khi bú mẹ.
  • Trẻ quấy khóc liên tục và tỏ ra mệt mỏi, chán ăn. Có nhiều trường hợp trẻ bỏ ăn.

Nguyên nhân viêm phế quản co thắt ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản dạng co thắt ở trẻ em, trong đó có những nguyên nhân cơ bản dưới đây:

Trẻ bị nhiễm virus hợp bào

Trẻ bị nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (gọi tắt là RSV). Sau khi nhiễm virus này,trẻ thường có bội nhiễm vi khuẩn. Trong đó có một số vi khuẩn trẻ thường gặp nhất là phế cầu, tụ cầu, liên cầu,… Đây là các loại vi khuẩn thường kí sinh ở vùng mũi họng. Khi sức đề kháng của cơ thể trẻ yếu, các loại virus này hoạt động mạnh lên và tăng độc tính, gây bệnh viêm phế quản.

Nguyên nhân trẻ mắc bệnh viêm phế quản
Nguyên nhân trẻ mắc bệnh viêm phế quản

Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa phát triển

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Bởi lẽ, hệ miễn dịch ở trẻ chưa phát triển đầy đủ, nhất là trẻ sơ sinh. Khi hệ miễn dịch yếu, các vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập và gây khó khăn cho hệ hô hấp của trẻ.

Cơ địa dị ứng

Cơ địa dị ứng là nguyên nhân gây nhiều bệnh cho cơ thể người. Đối với trẻ em, làn da và các biểu bì da chưa thực sự phát triển như người lớn. Do đó trẻ em thường có bị dị ứng với các tác nhân như bụi, lông gia súc, khói thuốc, thuốc, các loại phấn hoa,… Những tác nhân dị ứng này khiến trẻ khó thở, nghẹt mũi, có cảm giác buồn nôn,…

Điều trị viêm phế quản co thắt

Bệnh viêm phế quản dạng co thắt ở trẻ nhỏ rất phổ biến. Vậy cách điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Thuốc chữa viêm phế quản co thắt

Tùy theo độ tuổi, cơ địa và tình trạng bệnh của trẻ nhỏ mà có những biện pháp chữa trị khác nhau. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng nhẹ thì chỉ cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh liều nhẹ và điều trị ngoại trú. Trong trường hợp bệnh lý nặng hơn, có thể cho trẻ nhập viện điều trị để theo dõi và chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Cách điều trị triệu chứng bệnh viêm phế quản dạng co thắt khá đơn giản:

  • Trẻ bị sốt, dùng thuốc hạ sốt.
  • Trẻ ho có đờm, dùng thuốc long đờm.
  • Trẻ khó thở, sử dụng thuốc giãn phế quản.
  • Trẻ bị mất nước, bù nước điện giải.

Cách điều trị bệnh theo các nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân gây bệnh do virus là một trong những nguyên nhân gây khó chữa trị. Bởi lẽ hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong trường hợp trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với các loại thuốc kháng sinh phù hợp với bệnh lý của trẻ.

Các loại thuốc mà chúng tôi nêu trên chỉ là cách để cha mẹ tham khảo, vì vậy để có thể điều trị một cách tốt nhất cho bé. Bạn nên đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám cũng như tư vấn cách dùng thuốc chính xác nhất.

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt

Đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ
Đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ bị viêm phế quản dạng co thắt sẽ thường mệt mỏi, khó ăn khó chơi. Việc chăm sóc trẻ trong thời gian này cũng cần hết sức chú ý:

  • Phụ huynh lưu ý giữ ấm cho trẻ.
  • Bổ sung nước cho trẻ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng tốt nhất.
  • Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên. Lưu ý vệ sinh bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Chườm ấm toàn thân cho trẻ.

Chữa viêm phế quản co thắt tại nhà

Bên cạnh việc đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị, phụ huynh có thể tham khảo một số cách chữa trị tại nhà cho trẻ ngay dưới đây:

Dùng cá ngựa chữa viêm phế quản co thắt cho bé

Từ trước đến nay cá ngựa vốn được xem là một vị thuốc quý trong Đông y. Với đặc tính ôn, không độc và có vị ngọt, đây là vị thuốc giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị hen suyễn và viêm phế quản dạng co thắt cho trẻ rất hiệu quả.

Bài thuốc từ cá ngựa trị viêm phế quản ở trẻ em như sau:

Làm sạch một đôi cá ngựa, trong đó có 1 con cá ngựa cái và 1 con cá ngựa đực. Sau khi làm sạch đem cá ngựa phơi khô, lưu ý nên để khô kiệt rồi sao vàng lên, nghiền thành bột mịn. Pha bột đã chế tác với nước nóng từ 4 – 6h/lần, sử dụng trực tiếp cho trẻ ngày 1 – 2 lần.

Chữa viêm phế quản co thắt bằng lá trầu không

Lá trầu không được xem là phương thuốc tốt trị viêm phế quản ở trẻ
Lá trầu không được xem là phương thuốc tốt trị viêm phế quản ở trẻ

Lá trầu không là nguyên liệu rất phổ biến. Những tác dụng tuyệt vời của lá trầu không đối với sức khỏe con người là không thể phủ nhận. Phụ huynh có thể sử dụng lá trầu không để trị viêm phế quản cho trẻ. Công thức cụ thể như sau:

  • Bước 1: Làm sạch 4 – 8 lá trầu không.
  • Bước 2: Giã hoặc xay nhuyễn lá trầu.
  • Bước 3: Lọc hỗn hợp lá đã giã qua tấm vải mỏng, lấy lượng nước nguyên chất nhất.
  • Bước 4: Cho trẻ uống ngày 1-2 lần, lưu ý uống sau bữa ăn.

Viêm phế quản nên kiêng gì

Bên cạnh các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách trị bệnh, câu hỏi viêm phế quản dạng co thắt nên kiêng gì cũng là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Cùng điểm qua những thực phẩm nên kiêng cho trẻ khi bị viêm phế quản dưới đây:

  • Hạn chế cho trẻ ăn những món chiên xào, những món nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những món nhiều muối.
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp.
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng.
  • Hạn chế cho trẻ ăn uống đồ có ga và các loại bánh kẹo ngọt.

Phòng bệnh viêm phế quản co thắt cho bé

Khi trẻ có các dấu hiệu viêm phế quản, việc điều trị đúng cách và nhanh chóng là rất cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, phụ huynh vẫn cần lưu ý chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Giữ vệ sinh phòng viêm phế quản ở trẻ
Giữ vệ sinh phòng viêm phế quản ở trẻ

Một số lưu ý phòng bệnh phụ huynh có thể tham khảo dưới đây:

  • Chăm sóc sức khỏe người mẹ – phụ nữ mang thai. Mẹ cần có sức khỏe tốt để đảm bảo sức khỏe thai nhi.
  • Đảm bảo sữa mẹ cho trẻ trong 6 tháng đầu. Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa là dành cho trẻ thời gian bú mẹ càng lâu càng tốt.
  • Giữ sạch môi trường sống của mẹ và bé và môi trường xung quanh khu vực sinh sống của hai mẹ con. Thường xuyên vệ sinh khoa học.
  • Không cho bé tiếp xúc với những tác nhân gây huy hại cho sức khỏe và đường hô hấp như; khói thuốc lá, các chất khói độc hại, người mắc bệnh lây nhiễm virus.

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em. Bài viết hy vọng đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp phòng bệnh và điều trị bệnh tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.